Tủ điện 1 Pha Là Gì? Hướng Dẫn Lắp đặt Tủ điện đúng Cách - IEEC
Có thể bạn quan tâm
Chắc hẳn, sản phẩm tủ điện 1 pha đã quá quen thuộc với rất nhiều người bởi mức độ phổ biến của chúng. Bạn có thế thấy tủ điện công nghiệp 1 pha ở mọi nơi như: Các công trình xây dựng, tòa cao ốc, các nhà máy – xí nghiệp. Vậy, tủ điện công nghiệp 1 pha có đặc điểm nổi trội gì? Cách lắp đặt tủ điện 1 pha đúng kỹ thuật? Hãy cùng IEEC Việt Nam tìm hiểu về chúng nhé!
Nội dung chính
- 1 Tủ điện 1 pha là gì?
- 2 Vai trò của tủ điện 1 pha
- 3 Hướng dẫn lắp đặt tủ điện 1 pha đúng kỹ thuật
- 3.1 1. Lựa chọn các thiết bị có thông số kỹ thuật phù hợp cho tủ điện
- 3.2 2. Cách thức hoạt động của tủ điện 1 pha như thế nào?
- 3.3 3. Gia công, lắp đặt phần vỏ tủ điện
- 3.4 4. Sắp xếp vị trí các thiết bị bên trong tủ.
- 3.5 5. Đấu/nối dây dẫn điện.
- 3.6 6. Cấp nguồn, chạy không tải.
Tủ điện 1 pha là gì?
Tủ điện 1 pha cũng có vai trò chính như những loại tủ điện công nghiệp khác. Tủ là nơi dùng để chứa/đựng và bảo vệ các thiết bị điện như: Công tắc, Aptomat, biến thế, biến áp…ở các công trình, căn hộ gia đình, nhà máy… Tủ thường được thiết kế có hình vuông hoặc hình chữ nhật, tùy theo vị trí và mục đích và nhu cầu sử dụng của người dùng.
Tủ điện 1 pha được dùng trong các thiết bị điện như: Tủ điện, thiết bị điện chiếu sáng, thiết bị đóng/ngắt, thiết bị hạ áp hay cao áp…
Xem thêm >>>>> Tủ điện điều khiển là gì? Vai trò của tủ điện PLC ( Program Logic Control ) trong hệ thống xử lý nước thải
Vai trò của tủ điện 1 pha
Tủ điện công nghiệp 1 pha được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại cùng với chất liệu cao cấp. Giúp cho tủ có khả năng cách điện tối đa, chống chịu nhiệt hiệu quả. Tủ không những có vai trò bảo vệ các thiết bị điện bên trong mà còn bảo vệ con người trong quá trình sử dụng hệ thống điện.
Ngoài ra, vỏ của tủ được phỉ lớp sơm với ứng dụng công nghệ hiện đại. Giúp cho tủ luôn giữ được độ sáng bóng. Chống lại bụi bẩn từ môi trường bên ngoài hiệu quả và dễ dàng vệ sinh. Tủ thường được sản xuất có màu ghi xám, màu sắc phù hợp với mọi không gian. Sử dụng tủ điện 1 pha còn giúp cho hệ thống điện trở nên gọn hàng hơn. Giúp cho không gian sử dụng điện trở nên đẹp, sang trọng hơn rất nhiều.
Hướng dẫn lắp đặt tủ điện 1 pha đúng kỹ thuật
Xem thêm >>>>> Tủ điện biến tần là gì? Nên lựa chọn biến tần hãng nào tốt
1. Lựa chọn các thiết bị có thông số kỹ thuật phù hợp cho tủ điện
Đầu tiên bạn cần xác định số lượng phụ tải và số nhánh cần phân phối để có thể tính toán được giá trị của aptomat, dây dẫn … Cần phải cân đối các giá trị này sao cho phù hợp giữa bài toán kỹ thuật và kinh tế. Khuyên bạn, không nên lựa chọn những thiết bị có giá trị quá cao so với nhu cầu cần thiết. Bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành của sản phẩm.
2. Cách thức hoạt động của tủ điện 1 pha như thế nào?
Tủ điện 1 pha cần phải được thiết kế đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết. Nhưng cũng phải được tối ưu trong thiết kế nhằm mục đích giảm vật tư và giá thành cấu thành sản phẩm. Khi thiết kế, bạn cần phải lưu ý tới quá trình mở rộng, hoặc sự thay đổi của hệ thống thiết bị điện trong tương lai.
Khi thiết kế cần phải được chú trọng và kiểm tra thật kỹ lưỡng. Nhằm tránh xảy ra những sự cố sai sót sau khi đã hoàn thiện các công đoạn sau. Điều này ảnh hưởng rấ lớn đến chất lượng của tủ điện, có thể dẫn tới việc phải làm lại quá trình lắp đặt tủ điện từ đầu.
3. Gia công, lắp đặt phần vỏ tủ điện
Sau khi tính toán và lựa chọn các thiết bị điện cần thiết cho tủ điện 1 pha. Bạn cần tìm và lựa chọn vỏ tủ điện để chứa các thiết bị điện. Trên mặt tủ, nên gia công đột các lỗ để lắp các thiết bị như: Đồng hồ, đèn báo, nút nhấn …Bạn có thể được thực hiện đột dập bằng máy CNC để gia công các lỗ khoan đối với những tủ điện yêu chính xác cao, mức độ phức tạp và tính thẩm mỹ. Hoặc bạn có thể khoan khoét thủ công bằng tay.
Khi lắp đặt thiết bị điện vào bên trong tủ điện 1 pha, bạn cần tuân theo 3 nguyên tắc sau:
- Các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ chỉ thị, đồng hồ đo dòng điện, điện áp thì nên đặt ở phía trên cao của tủ.
- Các thiết bị điều khiển như: Công tắc, nút nhấn thì nên được đặt ở phía dưới của tủ
- Cần phân bố các công tắc, nút nhấn cùng điều khiển 1 thiết bị trên cùng 1 hàng ngang hoặc dọc để thuận tiện cho quá trình vận hành.
Lưu ý: Vỏ của tủ điện 1 pha thường có những vị trí bị khoan với bên ngoài như: Vị trí đấu dây vào/ ra, vị trí quạt thông gió tủ điện cần phải có lưới che chắn hoặc được chèn đất sét chuyên dụng nhằm tránh côn trùng hoặc chuột chui vào làm hỏng các thiết bị điện.
4. Sắp xếp vị trí các thiết bị bên trong tủ.
Việc thiết kế bố trí vị trí của các thiết bị điện trên tủ điện hợp lý và đúng cách sẽ giúp cho tủ điện giảm thiểu ảnh hưởng độ nhiễu giữa các thiết bị điện, giúp tiết kiệm tối đa dây dẫn điện, giúp tăng tính thẩm mỹ, tăng tuổi thọ cho các thiết bị điện và giúp hệ thống điện vận hành ổn định hơn.. Các thiết bị điện thường được phân thành các nhóm như sau:
- Nhóm thiết bị điều khiển thường được đặt cùng nhau ở góc phía trên như: Các rơ le bảo vệ, bộ điều khiển, rơ le trung gian, cảm biến.
- Nhóm khí cụ điện có vai trò đóng/cắt nguồn điện được đặt cùng 1 hàng ở phía dưới của tủ điện như: Aptomat, khởi động từ, contactor.
- Aptomat tổng có vai trò cấp nguồn cho hệ thống được đặt ở trung tâm tủ điện (hoặc ở góc cao bên trái của tủ). Sao cho thuận tiện trong quá trình sử dụng và vận hành
- Cầu đấu được đặt ở phía dưới cùng của tủ điện để giúp cho quá trình đấu dây vào / ra tủ điện trở nên thuận tiện hơn
5. Đấu/nối dây dẫn điện.
Dây dẫn giữa các thiết bị điện cần được kết nối một cách hợp lý và khoa học
Đầu cốt phải được phân màu rõ ràng: Đỏ, xanh, vàng, đen,… Và phải được đánh số thứ tự để dễ dàng kiểm soát, bảo trì , bảo dưỡng và sửa chữa sau này.
Dây mạch lực và dây tín hiệu nên được đi trong các ống ghen riêng biệt, càng cách xa nhau càng tốt.
Với dây tín hiệu có độ nhạy cao ( dây truyền thông, dây dẫn encoder, …) thì phải được bọc vỏ bọc chống nhiễu.
Dây phần mạch động lực phải được đấu trước sau đó mới tới dây phần điều khiển và phải được đi vuông góc với nhau.
Xem thêm >>>>> Tủ ACB là gì ? Những loại tủ điện ACB phổ biến trên thị trường hiện nay
6. Cấp nguồn, chạy không tải.
Sau khi đã hoàn tất các công đoạn trước, bạn cần phải kiểm tra thật kỹ lại hệ thống điện trước khi cấp nguồn điện cho tủ điện 1 pha. Khi cấp nguồn điện, để cho tủ điện làm việc không tải nhằm phát hiện ra các sai sót trước khi tiến hành đấu tải vào tủ điện.
Trên đây là bài viết chia sẻ của IEEC Việt Nam về sản phẩm tủ điện công nghiệp 1 pha. Hi vọng, giúp cho bạn đọc có thêm kiến thức về sản phẩm tủ điện công nghiệp để đưa ra những quyết định đúng đắn khi quyết định lựa chọn mua sản phẩm tủ điện nhé! Chúc các bạn thành công
Hãy liên hệ ngay tới Hotline: 098 434 8386 của chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ và nhận báo giá nhanh nhất nhé!
Công Ty Cổ Phần IEEC Việt Nam Địa chỉ: Số 14B, phố Phan Đình Giót, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội Điện thoại: 024 6686 1838 / 098 434 8386 Email: tgd.ieec.vn@gmail.com Page FB: Công Ty Cổ Phần IEEC Việt Nam Website: www.ieec.com.vn
Từ khóa » Cách đấu Tủ điện 1 Pha
-
[Hướng Dẫn] Cách đấu Tủ điện Dân Dụng Dành Cho Gia đình (2022)
-
Hướng Dẫn Cách đấu Tủ điện Công Nghiệp đúng Quy Trình Chuẩn Nhất
-
Cách Đấu Tủ Điện Bảo Vệ Hệ Thống Điện Gia Đình - YouTube
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Lắp đặt Tủ điện 1 Pha | Quan Pham - Quân Phạm
-
Hướng Dẫn Cách Đấu Tủ Điện Công Nghiệp “Chuẩn Nhất – An Toàn”
-
Cách đấu Công Tơ điện 1 Pha An Toàn, đúng Kỹ Thuật Ngay Tại Nhà
-
Cách đấu Tủ điện 3 Pha Chi Tiết - ISolution
-
Chi Tiết Cách đấu Tủ điện 3 Pha Dân Dụng đúng Kỹ Thuật
-
Sơ đồ đấu Nối Tủ điện 3 Pha - Thuận Nhật
-
Sửa Tủ Điện Công Nghiệp 3 Pha - Lắp Tủ Điện 3 Pha - 1FIX
-
Cách đấu Công Tơ điện 1 Pha Và 3 Pha - Thiết Bị Điện BamBo
-
Cách đấu Tủ điện 3 Pha Dân Dụng Chi Tiết Và Dễ Thực Hiện
-
Hướng Dẫn Cách đấu điện Tủ Cơm Công Nghiệp đúng Kỹ Thuật, An Toàn