Tủ điện 3 Pha Là Gì Và Các Bước đấu Nối Tủ điện 3 Pha đơn Giản

Tủ điện 3 pha là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống điện của các công trình công nghiệp, tòa nhà, cửa hàng… Vậy tủ điện 3 pha là gì và cách lắp đặt ra sao?

Hãy cùng chúng tôi làm rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Phụ lục nội dung

  • Tủ điện 3 pha là gì?
  • Các bước đấu nối tủ điện 3 pha đơn giản
    • Bước 1: Tính toán thông số kỹ thuật để lựa chọn các thiết bị cần thiết cho hệ thống điện
    • Bước 2: Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị điện và các sơ đồ nguyên lý hoạt động
    • Bước 3: Tiến hành gia công và lắp đặt vỏ
    • Bước 4: Đấu dây dẫn điện trong tủ
    • Bước 5: Cấp nguồn và chạy không tải

Tủ điện 3 pha là gì?

Tủ điện 3 pha là loại tủ chứa các thiết bị cung cấp nguồn điện năng lớn phục vụ cho sản xuất. Để đáp ứng công năng sử dụng, tủ điện 3 pha có kích thước lớn (cao từ 800-2200mm, rộng khoảng 500mm). Tủ có vỏ thường làm bằng kim loại (tôn đen, inox) với độ dày từ 1.2 – 3mm và được sơn tĩnh điện có khả năng chống trầy xước, đảm bảo độ bền và an toàn cho con người trong quá trình sử dụng.

hình ảnh tủ điện 3 pha

Tủ điện 3 pha được coi là “đầu não” của hệ thống điện, bởi chúng giữa vai trò điều khiển, vận hành và bảo vệ các thiết bị cung cấp, đóng cắt mạch điện.

Xem thêm: Tủ điện gia đình là gì? Có nên lắp đặt tủ điện gia đình không?

Các bước đấu nối tủ điện 3 pha đơn giản

Tùy theo công năng sử dụng cũng như yêu cầu kỹ thuật mà tủ điện sẽ được thiết kế, lắp đặt một cách phù hợp. Dưới đây là các bước đấu nối tủ điện 3 pha đơn giản và an toàn thường được nhiều người áp dụng:

Bước 1: Tính toán thông số kỹ thuật để lựa chọn các thiết bị cần thiết cho hệ thống điện

Để lựa chọn được loại tủ 3 pha phù hợp, bạn cần xác định rõ số lượng phụ tải, số nhánh cần phân phối để tính toán được số lượng aptomat và dây dẫn… Việc này không chỉ giúp bạn cân đối được tài chính mà còn có thể lựa chọn được loại tủ đáp ứng được nhu cầu sử dụng, an toàn cho hệ thống điện của công trình.

Bước 2: Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị điện và các sơ đồ nguyên lý hoạt động

Đây là một bước vô cùng quan trọng trong quy trình đấu nối tủ điện 3 pha, việc bố trí thiết bị và thiết kế được sơ đồ nguyên lý hoạt động sẽ đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết của tủ điện, đồng thời giúp cho các thiết bị điện hoạt động một cách tốt nhất, an toàn nhất.

tủ điện 3 pha 1

Sau khi bố trí thiết bị điện, bạn hãy kiểm tra kỹ lại thiết kế để tránh những sai sót không đáng có và tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.

Bước 3: Tiến hành gia công và lắp đặt vỏ

Sau khi đã lựa chọn được những thiết bị cần thiết cho tủ điện, việc tiếp theo bạn cần làm chính là lựa chọn vỏ tủ và tiếp hành gia công, lắp đặt chúng. Trong quá trình gia công, bạn đừng quên tạo các lỗ trên mặt tủ để lắp các thiết bị điện như nút nhấn, đèn báo, đồng hồ…

Khi lắp đặt thiết bị lên vỏ tủ điện, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

➤ Các thiết bị lắp phía trên: đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị.

➤ Thiết bị điều khiến được lắp ở phía dưới: nút nhấn và công tắc.

➤ Các thiết bị có cùng chức năng được lắp trên cùng một hàng ngang hay hàng dọc để thuận tiện cho quá trình vận hành.

Lưu ý: Các thiết bị bên trong tủ điện cần được sắp xếp một cách chính xác và khoa học để hạn chế ảnh hưởng độ nhiễm giữa các thiết bị điện, giúp tiết kiệm dây dẫn, tăng tính thẩm mỹ và đảm bảo cho tủ điện 3 pha vận hành một cách ổn định, an toàn.

Bước 4: Đấu dây dẫn điện trong tủ

Đây là công đoạn yêu cầu sự cẩn thận và chính xác rất cao, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hoạt động của các thiết bị trong tủ điện.

tủ điện 3 pha

Đầu cốt phải được phân màu rõ ràng và đánh số thứ tự để dễ dàng kiểm soát, sửa chữa khi xảy ra sự cố. Dây điện tín hiệu là dây có độ nhạy cao nên cần có vỏ bọc chống nhiễu và được đấu vuông góc với dây mạch lực, việc đi hai loại dây này trong các ống ghen riêng biệt cách xa nhau là vô cùng cần thiết.

Lưu ý: Nên đấu dây phần mạch động lực trước sau đó mới tới dây phần điều khiển.

Bước 5: Cấp nguồn và chạy không tải

Sau khi hoàn tất các bước đấu nối dây và thiết bị, bạn hãy kiểm tra hệ thống thật kỹ trước khi cấp nguồn điện cho tủ để chạy thử. Lưu ý, hãy để tủ điện 3 pha chạy không tải khi cấp nguồn nhằm phát hiện những sai sót trước khi đấu tải và đưa tủ vào sử dụng.

Trên đây là những thông tin cơ bản cũng như các bước đấu nối tủ điện 3 pha đúng kỹ thuật mà bạn nên lưu ý. Để lựa chọn được loại tủ phù hợp với công năng sử dụng cũng như đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, bạn hãy tham khảo ý kiến những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực điện máy.

Nếu có điều gì thắc mắc cần được tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ với Xưởng cơ khí chính xác T&T qua hotline: 0977.188.089.

Từ khóa » Sơ đồ đấu Nối Tủ điện 3 Pha