Từ điển Chất Liệu Vải May áo Khoác Dành Cho Dân Mộ điệu Thời Trang
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin Tức
- Radio
- Kiến thức
- Podcast
- Video
- Sự kiện
- Phân loại chất liệu vải may áo khoác
- Chất liệu vải áo khoác tốt nhất dành cho mùa mưa
- Polyester
- Polyurethane
- Nylon
- Chất liệu vải áo khoác tốt nhất dành cho mùa nóng
- Linen
- Cotton
- Chất liệu vải áo khoác tốt nhất dành cho mùa lạnh
- Lông cừu
- Mohair
- Tweed
- Lông thú và lông giả
- Chất liệu vải áo khoác phù hợp với tất cả các mùa trong năm
- Len và len pha
- Cashmere
- Denim hoặc chambray
- Da và giả da
Dù bạn mua một chiếc áo khoác có sẵn hay chọn áo khoác may đo thì việc hiểu rõ về chất liệu vải đều thực sự cần thiết. Nguyên nhân là bởi chúng sẽ quyết định đến độ bền, độ ấm, cách sử dụng, cách bảo quản cũng như giá thành của món đồ. Nói cách khác, biết và đánh giá được ưu nhược điểm của các loại vải may áo khoác phổ biến chính là cách giúp chúng ta sở hữu những item vừa thời trang vừa chất lượng, phù hợp với nhu cầu của bản thân lại có tuổi thọ lâu dài.
1. Phân loại chất liệu vải may áo khoác
Về cơ bản, chất liệu làm áo khoác có thể được chia thành 3 nhóm chính:
- Chất liệu vải có trọng lượng nhẹ: phù hợp với thời tiết mát mẻ, dễ chịu như mùa Xuân, mùa Hè hay sử dụng trong những dịp đặc biệt. Chúng bao gồm vải jacquard, vải tweed, vải boucle, vải len mỏng, vải nhung…
- Chất liệu vải có trọng lượng trung bình: thường dành cho các thời điểm hoặc các mùa có nhiệt độ vừa phải như mùa Thu mát mẻ hay đầu Xuân. Chúng bao gồm vải len dày hơn, vải jacquard, cashmere, len pha… và thường được lót (có thêm lớp vải lót) hoặc chần bông.
- Chất liệu vải có trọng lượng nặng: các loại áo khoác làm từ nhóm chất liệu này dày, siêu bền, siêu ấm và thường dành cho mùa lạnh. Loại vải được sử dụng phổ biến nhất là len 100%, len pha, lông thú và vải bông có đệm.
2. Chất liệu vải áo khoác tốt nhất dành cho mùa mưa
2.1 Polyester
Chất liệu vải polyester được mô tả như một dạng nhựa rất mềm, khá linh hoạt, thường được sử dụng để làm vỏ áo khoác, trong các lớp lót và chất liệu đệm hay thậm chí là một chiếc áo khoác hoàn chỉnh 100% polyester (áo gió, áo khoác chống nắng). Sở hữu đặc tính chống nước nên chúng đặc biệt phù hợp với thời tiết ẩm ướt và mưa. Polyester cũng nhẹ, thoải mái, có khả năng cản gió trung bình và hoạt động tốt với hầu hết các loại thuốc nhuộm nên áo khoác sử dụng chất liệu này sẽ có lựa chọn khá đa dạng về màu sắc.
2.2 Polyurethane
Polyurethane là một loại polymer hoặc sợi nhựa được sử dụng trong hầu hết các loại áo mưa hay áo khoác có lớp vỏ chống nước. Áo khoác làm từ chất liệu này nhẹ, có thể chắn mưa và gió nhẹ - trung bình, thường được lót bằng acrylic hoặc polyester để tạo thêm sự thoải mái.
Xem thêm: Muốn diện trench coat ‘chuẩn bài’, bạn chỉ cần ‘nằm lòng’ 3 công thức mặc đẹp sau
2.3 Nylon
Nylon là vật liệu nhựa mềm, dẻo, thường được sử dụng làm vỏ và lớp lót áo khoác. So với polyester, chúng mềm hơn, bền hơn nhưng lại không khô nhanh và giữ nếp tốt bằng.
3. Chất liệu vải áo khoác tốt nhất dành cho mùa nóng
3.1 Linen
Vải linen (chất liệu vải đũi) là lựa chọn hàng đầu cho những bộ trang phục mặc trong ngày hè nóng bức vì chúng nhẹ, thoát nhiệt tốt và nhanh khô dù thường xuyên bị nhăn. Áo khoác làm từ chất liệu này cũng không quá phổ biến, chủ yếu là áo khoác mỏng hoặc áo khoác chống nắng.
3.2 Cotton
Sở hữu ưu điểm nhẹ, mềm, thoáng khí, thấm hút mồ hôi và thoát nhiệt tốt lại rẻ, nhiều kiểu dáng, màu sắc, lựa chọn nên chất liệu vải cotton sẽ là gợi ý tuyệt vời cho những chiếc áo khoác sử dụng vào mùa nóng. Nhược điểm nho nhỏ của loại vải này là vì có xu hướng hút ẩm nên chúng dễ trở nên nặng và bị ẩm hay để lại vết trên nách/ cổ áo nếu bạn đổ mồ hôi nhiều.
4. Chất liệu vải áo khoác tốt nhất dành cho mùa lạnh
4.1 Lông cừu
Áo khoác lông cừu mềm mại, giữ nhiệt và chống ẩm tốt là lựa chọn tuyệt vời cho mùa Đông mặc dù tùy vào thiết kế hay độ dày mà chúng ta có thể mặc nó trong cả thời tiết mát mẻ hay se se lạnh của mùa Thu. Vải lông cừu được làm từ polyester đan chặt với nhau sau đó chải mịn, mềm hơn rất nhiều so với polyester bình thường và thực chất chúng là chất liệu nhân tạo.
4.2 Mohair
Mohair là chất liệu vải may jacket (áo khoác có độ dài ngang thắt lưng hay áo khoác dáng ngắn) và áo khoác mùa Đông lý tưởng. Chúng được làm từ lông của dê Angora, bền, ấm và dù là loại nguyên chất hay pha trộn với len thì vẫn rất thoải mái và phù hợp với cả nam lẫn nữ.
4.3 Tweed
Vải tweed là len hoặc len pha trộn, dày, có bề mặt thô ráp, sần sùi nhưng rất chắc chắn và bền. Áo khoác vải tweed nam hay nữ còn được xem là món đồ thời trang kinh điển và không bao giờ bị lỗi mốt.
Xem thêm: 'Học lỏm' cách diện áo khoác vải tweed trẻ sang, sành điệu của gái Hàn
4.4 Lông thú và lông giả
Đây được xem là chất liệu vải lâu đời nhất được mọi người sử dụng để giữ ấm cho mùa Đông. Áo khoác lông dành cho nam hoặc nữ có thể được làm từ lông chồn, sóc, cáo, hải ly… hay là loại lông nhân tạo. Tuy nhiên, nếu có định mua áo lông thì bạn hãy lưu ý chọn loại vải có chất lượng cao (thường đắt tiền) vì chúng chống lại cái lạnh tốt hơn.
Xem thêm: 4 công thức diện áo khoác lông nữ siêu cấp sang chảnh và sành điệu
5. Chất liệu vải áo khoác phù hợp với tất cả các mùa trong năm
5.1 Len và len pha
Áo khoác làm từ vải len và len pha có ưu điểm là tự nhiên, thoáng khí, cách nhiệt tốt, mềm mại và dễ chăm sóc. Đây là chất liệu cực linh hoạt và được sử dụng cho rất nhiều kiểu áo khoác. Trong số đó, len lông cừu đủ loại (boiled wool, flannel, gabardine, felt (nỉ)…) với khả năng chống nước được xem là lựa chọn hoàn hảo cho mùa lạnh hay những nơi có thời tiết khắc nghiệt. Với mùa nóng, những chiếc áo khoác bằng len thường thoáng khí và mát mẻ hơn nhờ kiểu dệt hở/ lỏng (cardigan).
Xem thêm: Gợi ý những mẫu áo khoác len nam đẹp và cách phối đồ giúp đấng mày râu ghi điểm phong cách
5.2 Cashmere
Cashmere là chất liệu vải đắt đỏ và tốt nhất trên thế giới đồng thời là một trong những gợi ý tuyệt vời dành cho những chiếc áo khoác được diện trong dịp đặc biệt. Loại vải này nhẹ, mềm, không bị xước, dễ đàn hồi, hợp với mọi loại thời tiết, thường có màu nhã nhưng khá khó chăm sóc và bảo quản.
5.3 Denim hoặc chambray
Vải denim được làm từ sợi cotton dệt nên cũng thoáng khí, hút mồ hôi tốt và có thể sử dụng quanh năm. Tuy nhiên, nếu bạn thích những chiếc áo khoác nhẹ hơn áo khoác làm bằng chất liệu vải denim nhưng vẫn giữ được tất cả lợi ích của chúng thì có thể tham khảo chambray – một loại vải giống như denim giả.
Xem thêm: 5 công thức mix&match trendy với áo khoác denim giúp bạn ‘lên đồ cực chuẩn’
5.4 Da và giả da
Chất lượng vải da thường được xác định bởi các lớp khác nhau mà chất liệu đó có thể tạo ra. Trong đó, lớp trên cùng bền, chất lượng, chống thấm nước tốt nhất (dù chúng có thể bị ố vàng); lớp giữa thô hơn, không thoáng khí và ít chống thấm; lớp dưới cùng mềm hơn, có thể được làm bằng da lộn, len… Da giả cũng chống thấm nước tốt, nó là sự pha trộn của polyurethane và plastic polyester, thường có một số loại polyester được dệt để tăng thêm độ mềm mại. Ngoài ra, các loại áo khoác được làm từ chất liệu này cũng đòi hỏi người sử dụng phải chăm sóc và bảo quản khá cẩn thận.
Xem thêm: 'Bí kíp' chọn áo khoác da nam ghi điểm thời trang và nam tính
Trên đây là một số loại chất liệu vải may áo khoác phổ biến mà ai cũng nên biết. Qua những thông tin hữu ích này chúc bạn sẽ tìm được cho mình lựa chọn đáp ứng tốt cả hai tiêu chí là tính ứng dụng và tính thời trang để luôn mặc đẹp, mặc thoải mái và thời thượng.
Nguồn ảnh: Internet
Xem thêm:
- 9 mẫu áo vest nữ vừa đẹp vừa trẻ trung lại sành điệu ‘hết nấc’ dành cho cô nàng công sở
- Bí quyết mặc vest chuẩn như soái ca
Từ khóa » Các Loại Vải May áo Jacket
-
Các Loại Vải May đồng Phục áo Khoác - Wego Uniform
-
Các Loại Vải May áo Khoác Phổ Biến Hiện Nay - Namtrung Safety
-
Top 10 Loại Vải May Áo Khoác Tốt Nhất - Hải Triều
-
9 Loại Vải May áo Gió Phổ Biến, Bền Và đẹp Nhất Hiện Nay
-
Các Loại Vải May đồng Phục áo Khoác
-
Top 4 Loại Vải May áo Khoác Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
+6 Loại Vải May áo Gió đồng Phục Công Ty đẹp Nhất Hiện Nay
-
Thông Tin Chi Tiết Các Loại Vải May Áo Khoác Gió Đồng Phục
-
Các Loại Vải May áo Khoác Chất Lượng, Giá Rẻ Hiện Nay
-
HADAHI UNIFORM, Profile Picture - Facebook
-
Top 22 Các Loại Vải May Mặc Cao Cấp Phổ Biến Nhất
-
Cách Chọn Vải May áo Gió đồng Phục để Có Giá Tốt
-
Nguyên Tắc Chọn Vải May áo Sơ Mi đồng Phục - VẢI SỢI NGỌC TÍN