Từ điển Chiêm Tinh Học | Zodiac Sign

http://www.facebook.com/plugins/like.php?href=http%3A%2F%2Fquybaba.blogspot.com%2F2014%2F01%2Ftu-ien-chiem-tinh-hoc.html&width&layout=standard&action=like&show_faces=true&share=true&height=80 Lịch thiên văn: Là một dạng bảng biểu gồm các cột liệt kê tọa độ của các hành tinh trên 12 cung Hoàng đạo theo thời gian. Tra cứu lịch thiên văn là 1 kỹ năng quan trọng nếu muốn thực sự học và hiểu sâu về Chiêm Tinh

Cung:

Cung Hoàng Đạo: (Zodiac sign) Là một khái niệm lịch pháp, được tính toán bằng cách lấy điểm Xuân Phân làm 0 độ cung Bạch Dương, sau đó theo chiều ngược kim đồng hồ chia vòng tròn Hoàng Đạo thành 12 phần bằng nhau, mỗi phần chiếm 30 độ. Không liên quan tới các chòm sao trên bầu trời. Tên tiếng anh của nó Zodiac sign không diễn là 1 cung, dù là theo nghĩa dây cung, cánh cung hay ngôi nhà của tinh quân (theo cách hiểu của tử vi đẩu số) mà có nghĩa là dấu hiệu (để nhận dạng một số tính chất nào đó)

Vòng tròn Hoàng Đạo: (the zodiac) Hoàng đạo nghĩa là đường đi của mặt trời. Đây là khái niệm thiên văn miêu tả quỹ tích mà mặt trời vẽ ra trên bầu trời, là một đường tròn lấy trái đất làm tâm chạy từ Đông sang Tây. Nhìn từ trái đất, các hành tinh và mặt trời, mặt trăng đều chuyển động dọc theo đường tròn này theo chiều từ Đông sang Tây, trên lá số, chiều đi này được quy ước là chiều ngược kim đồng hồ.

Cung địa bàn: (house) Các trang khác cung cấp bài vở về Chiêm Tinh bằng tiếng Việt gọi là nhà. Là môi trường, bối cảnh chuyên biệt, nơi diễn ra 1 nhóm các hoạt động cụ thể mà mỗi cung địa bàn quy ước.

Cung đêm: Là các cung địa bàn từ 1 đến 6, khi mặt trời trú vào các cung này tương ứng với thời gian đêm tối nên chúng còn có tên chung là các cung đêm.

Cung ngày: Là các cung địa bàn từ 7 đến 12, khi mặt trời trú vào các cung này tương ứng với thời gian ban ngày nên chúng còn có tên chung là các cung ngày.

Bán cầu Đông: Là các cung địa bàn từ 1 đến 3 và từ 10 đến 12, là các cung nơi mặt trời mọc dần lên cao

Bán cầu Tây: Là các cung địa bàn từ 4 đến 9, là các cung nơi mặt trời lặn dần xuống thấp.

Hành tinh và nguồn sáng:

Sao: Khái niệm tôi dùng khi gọi chung cả nguồn sáng (luminary) tức mặt trời, mặt trăng lẫnhành tinh (planet)

Hành tinh cá nhân: (personal planets) Bao gồm mặt trời, mặt trăng, sao thủy, sao kim, sao hỏa. Đại diện cho các chức năng, hoạt động có ý thức của một cá nhân.

Hành tinh xã hội: (social planets) Bao gồm sao Mộc và sao Thổ. Đại diện cho ý thức xã hội của 1 cá nhân.

Hành tinh thế hệ: (trans saturn planets) Bao gồm sao Thiên Vương, Hải Vương, Diêm Vương. Đại diện cho sinh hoạt hạ ý thức của một cá nhân. Vì các hành tinh này chuyển động rất chậm trên đường Hoàng Đạo nên cung Hoàng đạo chứa nó trở thành đặc trưng chung trên các lá số của rất nhiều người sinh vào khoảng 7-15 năm liên tiếp nhau, tức là tương ứng với cả 1 thế hệ.

Hành tinh trội: (dominant planet) Là hành tinh trên bản đồ sao có 1 chữ dom nhỏ đứng cạnh. Theo định nghĩa, hành tinh trội là hành tinh có hoạt động mạnh nhất trên lá số. Nếu bạn đọc tài liệu chiêm tinh bằng tiếng Anh, có thể bạn sẽ thấy những cụm từ như mẫu người Hỏa tinh (martian), mẫu người Kim tinh (venusian), mẫu người Hải Vương Tinh (neptunian)… Đấy là khi tài liệu ấy mô tả một dạng tính cách theo hành tinh trội thay vì cung Hoàng đạo có chứa AC, mặt trời hay mặt trăng. Có nhiều cách khác nhau để tính toán hoạt động xem hành tinh nào trội nhất trên lá số. Chúng thường dựa vào số góc chiếu, loại góc chiếu, vị trí hành tinh trên các cung Hoàng đạo và cung địa bàn, mức độ hoạt động của cung hoàng đạo và cung địa bàn mà hành tinh ấy làm chủ tinh trên lá số…

Tinh vận: (progressed planets) Là tọa độ sau khi xê dịch của các sao so với vị trí trên lá số gốc theo nguyên tắc quy đổi 1 ngày bằng 1 năm. Tức là tọa độ của tinh đẩu sau 1 ngày so với tọa độ gốc, sẽ biểu hiện trạng thái tâm sinh lý biến hóa của chủ lá số ứng với 1 năm sau khi chào đời. Thông thường ta xét Nhật Tinh Vận, Nguyệt Tinh Vận, Thủy Tinh Vận, Kim Tinh Vận và Hỏa Tinh Vận, các tinh vận khác có phạm vi sử dụng rất hạn chế.

Lưu tinh: (transit) Là tọa độ thật của các hành tinh và nguồn sáng trên bầu trời vào thời điểm ta cần xem xét. Thông thường ta xem xét lưu Mộc tinh, lưu Thổ tinh, lưu Thiên Vương, lưu Hải Vương, lưu Diêm Vương. Các sao lưu khác có tác động rất yếu và ít giá trị sử dụng.

Chủ tinh: (ruler planets) Là một khái niệm Chiêm Tinh, quy ước rằng mỗi hành tinh là chủ quản quản chiếu đại diện cho loại năng lượng đặc thù của một cung Hoàng Đạo. Chi tiết xem hình minh họa:

Chủ tinh của cung địa bàn có 2 cách tính. Cách 1: lấy chủ tinh của cung Hoàng đạo nằm ở nóc cung địa bàn tương ứng làm chủ, khi đó hành tinh là đại diện cho năng lượng Hoàng Đạo, tức là dùng để xem xét cá tính. Cách 2, tính chủ tinh theo hình vẽ trên, lấy vị trí của Bạch Dương làm cung số 1, theo chiều ngược kim đồng hồ đánh số đến 12, khi đó hành tinh chỉ đại diện cho cung địa bàn, dùng để xem xét hành vi và sinh hoạt cụ thể.
Nghịch hành: (retrograde) Là hiện tượng các hành tinh chạy giật lùi theo chiều kim đồng hồ trên đường Hoàng đạo khi quan sát từ trái đất. Hiện tượng này xảy ra là do tương quan vận tốc giữa trái đất và các hành tinh khi cùng quay quanh mặt trời. Mặt trời và mặt trăng không bao giờ nghịch hành. Moon node luôn luôn nghịch hành. Kí hiệu trên lá số dành cho hành tinh đang nghịch hành là một chữ “r” nhỏ bên cạnh biểu tượng hành tinh. Bất động (Station) Là hiện tượng xuất hiện ở đầu và cuối mỗi giai đoạn nghịch hành, trước khi từ thuận hành chuyển thành nghịch hành (R: retrograde), và khi từ nghịch hành trở lại thuận hành (D: direction) sẽ có 1 khoảng thời gian hành tinh trông như đang đứng yên trên bầu trời. Khi một hành tinh bất động, trên lá số sẽ có chữ “s” nhỏ bên cạnh biểu tượng của nó. Hồi vị: (planet return) Hiện tượng transit của một hành tinh đi qua vị trí của chính nó trên lá số gốc. Vượng (Exaltation) Vị trí Hoàng đạo cung cấp loại năng lượng thuận lợi nhất để một hành tinh biểu hiện các chức năng của mình. Tướng (Ruler) Vị trí Hoàng đạo của loại năng lượng mà hành tinh làm chủ, khá thuận lợi để hành tinh biểu hiện các chức năng của mình. Tù (Detriment) Vị trí Hoàng đạo đối nghịch với vị trí đắc trên vòng trong Hoàng đạo, là loại năng lượng có tác dụng ức chế hoạt động của hành tinh mạnh nhất. Tử (Fall) Vị trí Hoàng đạo đối nghịch với vị trí vượng trên vòng tròn Hoàng đạo, là loại năng lượng tệ nhất mà hành tinh có thể dùng để biểu hiện các chức năng của mình. Các điểm toán học trên lá số Là các vị trí có ý nghĩa giải đoán nhưng không phải hành tinh có thật trên bầu trời mà chỉ xuất hiện theo các tính toán thuần túy North Node (La Hầu) hiện nay có 1 số nguồn dịch là Long Thủ thường được xem và luận như mặt trời, nhưng yếu hơn. Nó chỉ ra loại năng lượng mà cá nhân muốn học cách sử dụng nhất, luôn hướng tới việc sử dụng nó 1 cách có ý thức. South Node (Kế Đô) Vị trí đối xứng với La Hầu, 1 số nguồn dịch là Long Vĩ, thường được xem và luận như mặt trăng, nhưng yếu hơn. Nó chỉ ra loại năng lượng mà cá nhân quen thuộc nhất và hay sử dụng nó một cách tự nhiên vô ý thức, những Chiêm Tinh Gia tin vào Nghiệp cho rằng điểm này diễn tả thói quen từ kiếp trước của 1 cá nhân. Các Chiêm Tinh gia theo trường phái tâm lý học của Carl Jung rất coi trọng 2 điểm này. Part of Fortune Nó chỉ ra loại năng lượng đem lại cảm giác hài lòng sâu sắc nhất cho cá nhân khi sử dụng Mean Lilith và True Lilith (h13) Mean là tọa độ lý tưởng, còn true là tọa độ thực tế. Lilith trong trường hợp này là 1 điểm được tính toán ra (khác với Dark moon Lilith và thiên thạch Lilith là 2 vật thể) Cụ thể, do mặt trăng chuyển động quanh trái đất trên một quỹ đạo elip có 2 tiêu cự, trong đó một tiêu cự là trái đất, tiêu cự thứ 2 chính là 1 tọa độ trong không gian đặt tên là Lilith. Lilith không có ý nghĩa gì đặc biệt khi xét đoán trên lá số gốc nhưng có ảnh hưởng rất mạnh trong vận hạn (progressed) Key word để hiểu nó là, trước khi ông trời mở cho bạn 1 cánh cửa mới, sẽ đóng sầm cánh cửa mà bạn đang hý hửng muốn đi qua nhất 1 cách cực kì thô bạo trước mũi bạn. Lưu ý: Lilith trong lịch thiên văn ephemeris cho sẵn là mean Lilith. Cách giải đoán giống true Lilith, nhưng cá nhân tôi thấy nó không phũ bằng, chỉ dai hoi hơn thôi. Một số cấu trúc Chiêm Tinh: Nối mỗi hành tinh với tâm lá số, góc giữa 2 hành tinh tạo ra ở tâm lá số gọi là góc chiếu(aspect), có 1 số trị số góc đặc biệt sẽ tạo ra các cấu trúc giữa các hành tinh. Góc chiếu này cho phép có 1 sai số nhất định gọi là độ lệch góc (orb) Muốn tìm hiểu kỹ, tìm đọc Bil_Tierney_-_Dynamics_Of_Aspect_Analysis Tam hợp (trine) Góc chiếu 120 độ, độ lệch góc cho phép có thể lên đến 5 hay 7 độ. Có ý nghĩa tương hỗ năng lượng. Lục hợp (sextile) Góc chiếu 60 độ, độ lệch góc cho phép lên đến 3 hay 5 độ. Có ý nghĩa tương hỗ năng lượng nhưng hơi yếu. Bán lục hợp (semisextile) Góc chiếu 30 độ, độ lệch góc cho phép lên đến 1 hay 3 độ. Theo chiều ngược kim đồng hồ, bổ trợ cho năng lượng theo sau và hạn chế năng lượng ở trước. Xung (opposite) Góc chiếu 180 độ, độ lệch góc cho phép lên đến 5 hay 7 độ. Có ý nghĩa bù khuyết, nhưng đồng thời cũng là đối kháng. Đồng vị (conjunc) Góc 0 độ, độ lệch góc cho phép lên đến 5 hay 10 độ. Có ý nghĩa tương hỗ hoặc khắc chế tùy thuộc hành tinh tham gia góc chiếu, tạo ra ảnh hưởng cùng lúc không thể tách rời nhau.   Bất đồng vị (inconjunc) Góc 150 độ, độ lệch góc cho phép lên đến 3 hay 5 độ. Ý nghĩa là chả liên quan, hoạt động ở vị trí này khiến vị trí kia trở thành ngoài luồng. Vuông góc (square) Góc 90 độ, độ lệch góc cho phép lên đến 5 hay 7 độ. Có ý nghĩa khắc chế, cần thời gian và nỗ lực để 2 bên tìm tiếng nói chung và tương hỗ cho nhau Bán phương (semisquare) Góc 45 độ, độ lệch góc cho phép lên đến 2 hay 5 độ. Có ý nghĩa xung khắc yếu. Tam bán phương (SesquiQuadrate) Góc 135 độ, độ lệch góc cho phép lên đến 2 hay 5 độ. Có ý nghĩa xung khắc yếu. Góc Q (quintile) Góc Q đúp (biquintile/bQ) Góc 72 độ và 144 độ, có ý nghĩa là thiên phú bẩm sinh trong việc cho 2 năng lượng làm việc chung với nhau.

Các tổ hợp thường gặp:

Tam giác lớn (grand trine) Là một tam giác đều lớn tạo ra khi nối vị trí của 3 hành tinh trên lá số, tạo ra do 3 góc tam hợp. Là dấu hiệu mạnh về sự hợp tác thuận lợi giữa 1 nhóm tối thiểu là 3/10 hành tinh.
Con diều (kite) Gồm 1 tam giác lớn và 1 tam giác cân đối đỉnh tạo từ 2 góc lục hợp. Đỉnh đối của 2 tam giác này tạo thành góc xung. Tổng thể nhìn như 1 con diều. Là dấu hiệu mạnh về sự hợp tác thuận lợi của nhóm tối thiểu là 4/10 hành tinh.
Chữ T (T square) Gồm 2 góc vuông và 1 góc xung, nhìn trên lá số giống như 1 tam giác vuông cân. Là dấu hiệu mạnh về sự xung khắc lẫn nhau giữa 1 nhóm ít nhất 3/10 hành tinh
Đại thập tự– Chữ thập lớn (grand cross) Gồm 4 góc vuông và 2 góc xung, nhìn trên lá số giống như 1 hình vuông màu đỏ có 2 đường chéo. Là dấu hiệu mạnh về sự xung khắc lẫn nhau giữa 1 nhóm ít nhất có 4/10 hành tinh.
Ngón tay định mệnh (finger of fate, Yod) Gồm 2 góc 150 độ và 1 góc 60 độ, nhìn trên lá số là 1 tam giác cân có cạnh đáy rất hẹp, hơi giống 1 ngón tay. Khi đẩy mạnh hoạt động của góc 60 độ tức hai đỉnh kể cạnh đáy thì cấu trúc này sinh ra hoạt động bất ngờ ở đỉnh đối diện cạnh đáy. Vì nó có tính chất biến hóa bất ngờ nên gọi là ngón tay của định mệnh.

Từ khóa » Bản đồ Sao Tiếng Anh