TỤ ĐIỆN DÙNG TRONG PHÂN TẦN LOA - Audible Hertz Shop
Có thể bạn quan tâm
Có 2 loại tụ thông thường được dùng trong các mạch phân tần loa, đều là không phân cực (không phân cực tức là không phân ra cực nào dương cực nào âm mà hàn đầu nào vào cũng được), đó là tụ hóa (tụ điện phân) và tụ điện môi dạng rắn (lớp điện môi giữa 2 bản cực của tụ điện ở thể rắn) và được phân loại dựa trên 2 tiêu chí chính: Hệ số tổn hao và chi phí.
Các loại tụ điện môi dạng rắn bao gồm tụ giấy, sứ, mica, kính, phim nhựa, Mylar, Polypropylene (PP), Polyester…Tụ Mylar/Polyester hay Polypropylene (PP) thì sẽ ổn định hơn và thuần dung kháng hơn khi hoạt động ở tần số cao so với tụ hóa thông thường và tất nhiên là đắt tiền hơn.
Tụ Polypropylene (còn gọi tắt là PP), dòng Cross Cap của Jantzen
Tụ hóa (electrolytic) dùng trong phân tần là dòng tụ không phân cực thường dùng cho mạch DC và chủ yếu hoạt động ở tần số thấp. Chúng có kích thước nhỏ, chi phí thấp nhất nhưng ít ổn định và tuổi thọ thấp nhất trong số các loại tụ. Tụ hóa thường được sử dụng trong các mạch phân tần loa bass và ở nhiều trường hợp, để cải thiện chất lượng, chúng được mắc song song với một con tụ bypass trị số rất nhỏ (tụ điện môi dạng rắn loại tốt) tầm 0.1uF hay 0.01uF để chơi trong các mạch phân tần cho loa tép nơi mà tụ điện môi dạng rắn hay được sử dụng. Tụ hóa thì hãng sản xuất tụ nào cũng có như Solen, ERSE, Mundorf...với thiết kế rất dễ nhận biết như hình dưới đây.
Tụ hóa (Electrolyptic) của hãng Jantzen.
Một số hãng còn sản xuất ra một số loại tụ hóa nhưng chất lượng cao kiểu như Jantzen Audio với dòng Premium Elko, dòng này đặc biệt phù hợp chơi trong các mạch phân tần cho loa trung và loa bass.
Tất cả các tụ đều có cảm kháng và điện kháng ký sinh cùng với điện dung của chúng vì thế mà chúng hình thành lên một mạch cộng hưởng RLC ký sinh khi hoạt động ở một vài tần số cao. Nói túm lại là tần số càng thấp thì tụ sẽ có xu hướng càng hoạt động chuẩn hơn.
Một cách nữa để “chơi” đó là thay vì sử dụng một con tụ có trị số lớn thì thay vào đó sử dụng nhiều con tụ có trị số nhỏ hơn. Ví dụ một con tụ 22uF thì thay bằng 11 con tụ 2uF mắc song song với nhau. Với việc chia nhỏ như này thì các hiệu ứng cảm kháng, trở kháng của từng tụ nhỏ đơn lẻ sẽ nhỏ hơn so với khi chơi một tụ lớn.
Tụ Polypropylene gọi tắt là PP, dòng Standard Z-cap của Jantzen.
Điện áp chịu đựng, nếu loa của anh em ví dụ là 8 Ohm và công suất chỉ tầm 150W đổ lại thì 50V là thoải mái, còn trên công suất đó thì mới phải dùng 100V hoặc 250V, 400V, hay 630V.
Tụ Polypropylene, dòng Superior Z-cap của Jantzen, dòng tụ cho loa tép.
Sai số của tụ càng nhỏ càng tốt và đương nhiên là sẽ đắt tiền hơn tụ có sai số lớn, nếu không có điều kiện (phải chơi tụ ít tiền, có sai số lớn) thì có thể chơi phân tần kiểu nối tiếp khi đó điểm làm việc (Tần số cắt mong muốn) sẽ dịch chuyển lên hoặc xuống đồng bộ so với tần số mong muốn dựa vào sai số của các linh kiện RLC. Ví dụ anh em muốn cắt ở 500Hz nhưng tần số thực tế thì có thể là 480Hz hoặc là 560Hz do sai số của linh kiện L, C. Bài viết về phân tần nối tiếp tôi có biên ở một bài khác, anh em mà quan tâm tìm đọc giúp.
Tụ Polypropylene, dòng tụ Silver Z-cap cao cấp của Jantzen, chuyên cho loa tép
Thêm một trị số quan trọng nữa của tụ phân tần đó là DF (Dissipation Factor), hệ số tiêu tán, cái này càng nhỏ càng tốt vì nó tỷ lệ nghịch với hệ số phẩm chất Q của tụ. Hệ số này ở các dòng tụ chính hãng đều được công bố đầy đủ.
Nếu anh em không tìm được tụ có trị số mong muốn của mình thì có thể mắc song song thêm các tụ khác nhau để đạt được trị số mong muốn, khi đó C tổng của các tụ sẽ bằng trị số của các tụ cộng lại với nhau. Tất nhiên là sai số, chủng loại tụ khác nhau thì C tổng nó cũng sẽ có sai số khác nhau. Còn nếu muốn tận dụng các loại tụ đang có với các trị số khác nhau, có thể mắc nối tiếp để tìm ra trị số mà anh em muốn ví dụ 2 tụ 5uF mắc nối tiếp với nhau thì điện dung tổng sẽ là 2.5uF, còn nếu mắc nối tiếp 2 tụ có trị số khác nhau thì điện dung tổng sẽ bẳng tích trên tổng của 2 trị số tụ đó. Ví dụ 1 tụ là 3uF, 1 tụ là 2uF thì C tổng sẽ bằng 2*3/(2+3) = 1.2uF.
Tụ phân cực có thể chơi trong mạch phân tần được không? Có nhưng mà không nên. Còn nếu muốn chơi thì phải ghép 2 con tụ phân cực vào với nhau, nối tiếp, cực âm con này với cực âm con kia và khi đó trị số tổng sẽ là trung bình cộng của 2 con tụ này.
Nói chung, tụ loa tép và loa trung thì nên chơi tụ điện môi dạng rắn như tụ giấy, sứ, mica, kính, phim nhựa, Mylar, Polypropylene, Polyester…còn loa trung và loa bass thì có thể chơi tụ hóa hoặc tụ dầu.
Audible Hertz Shop
Từ khóa » Tụ điện Cho Loa Treble
-
Tụ Cản Treble Scr Giá Tốt Tháng 8, 2022 | Mua Ngay | Shopee Việt Nam
-
Tụ Phân Tần 3.3uf250v Cho Loa Treble.Giá 4 Chiếc. | Shopee Việt Nam
-
Chia Sẻ Cách Sử Dụng Tụ Cản Cho Loa Treble đúng Loại Loa - YouTube
-
Tụ Cho Loa Treble Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
1.5uF 2.2uF 3.3uF 4.7uF 250V - Tụ Phân Tần Loa Cao Cấp
-
Cách Lắp Thêm Loa TREBLE Rời, đấu Tụ Cho Loa CHUẨN KỸ THUẬT
-
Tụ điện Cho Loa Treble - Phụ Kiện âm Thanh Nhãn Hiệu OEM
-
Tụ điện Cho Loa Treble - Phụ Kiện âm Thanh Thương Hiệu OEM
-
Tổng Hợp Tụ Cho Loa Bass Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 8/2022 - BeeCost
-
Tụ điện Cho Loa Treble - Phụ Kiện âm Thanh Nhà Sản Xuất OEM ...
-
TỤ PHÂN TẦN CHỐNG CHÁY CHO LOA TRÉP CÁC LOẠI - Tiki
-
Con Tụ Phân Tần Loa Treble - Websosanh