Tụ điện | Kiến Thức Wiki | Fandom
Có thể bạn quan tâm
Trong quạt điện, tivi, tủ lạnh, stăcte của đèn ống... ta thuờng thấy có tụ điện. Vậy tụ điện là gì?
Mục lục
- 1 Tụ điện
- 1.1 Tụ điện là gì ?
- 1.2 Cách tích điện cho tụ điện
- 2 Điện dung của tụ điện
- 2.1 Định nghĩa
- 2.2 Đơn vị điện dung
- 2.3 Các loại tụ điện
- 2.4 Năng lượng của điện trường trong tụ điện
Tụ điện[]
Tụ điện là gì ?[]
Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Nó dùng để chứa điện tích.
Tụ điện được dùng phổ biến là tụ điện phẳng. Cấu tạo của tụ điện phẳng gồm hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.
Trong mạch điện, tụ điện được biểu diễn bằng kí hiệu vẽ trên Hình 6.1.
Cách tích điện cho tụ điện[]
Muốn tích điện cho tụ điện, người ta nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện (Hình 6.2).
Bản nối cực dương sẽ tích điện dương, bản nối cực âm sẽ tích điện âm.
Điện dung của tụ điện[]
Định nghĩa[]
Điện tích Q mà một tụ điện nhất định tích được tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U đặt giữa hai bản của nó.
Q = CU hay (6.1)
Đại lượng C được gọi là điện dung của tụ điện. Nó đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Thật vậy, dưới một hiệu điện thế U nhất định, tụ có điện dung C sẽ tích được điện tích Q lớn. Vậy :
Điện dung của tụ điện được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản của nó.
Đơn vị điện dung[]
Trong công thức (6.1) nếu Q đo bằng đơn vị Cu-lông (C), U đo bằng đơn vị là Vôn (V) thì C đo bằng đơn vị fara (kí hiệu là F).
Fara là điện dung của một tụ điện mà nếu đặt giữa hai bản của nó hiệu điện thế 1 V thì nó tích được điện tích 1 C.
Các tụ điện thường dùng chỉ có điện dung từ 10-12 F đến 10-6 F. Vì vậy ta thường dùng các ước của fara:
- 1 micrôfara (kí hiệu là μF) = 1.10-6 F.
- 1 nanôfara (kí hiệu là nF) = 1.10-9 F.
- 1 picôfara (kí hiệu là pF) = 1.10-12 F.
Các loại tụ điện[]
Người ta lấy tên của lớp điện môi để đặt tên cho tụ điện : tụ không khí, tụ giấy, tụ mica, tụ sứ, tụ gốm,…
Người ta còn chế tạo tụ điện có điện dung thay đổi được (còn gọi là tụ xoay ).
Năng lượng của điện trường trong tụ điện[]
Người ta chứng minh được công thức tính năng lượng của điện trường trong tụ điện :
Từ khóa » đơn Vị đo Tu Dien
-
Cách đọc Giá Trị, Thông Số Tụ điện Chi Tiết Từ A-Z - Kyoritsu
-
Đổi đơn Vị Tụ điện Và Cách đọc Giá Trị Của Tụ điện Chính Xác - RITECH
-
Tụ Điện Là Gì? Phân Loại Tụ điện, Kiểm Tra Tụ điện | 3CElectric
-
Các đơn Vị đo điện - TKTECH Co., LTD
-
Các đơn Vị đo điện Là Gì?
-
Tụ điện – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tụ điện Là Gì? Cấu Tạo, Công Dụng Và Cách đo Kiểm Tra Tụ điện
-
Cách đọc Trị Số Và ý Nghĩa Tụ điện - Mạch điện Tử
-
Bảng Chuyển đổi Mã Tụ điện Sang Các đơn Vị μF Microfarad NF ...
-
Tụ điện Là Gì? Tổng Quan Về Tụ điện - Tháp Giải Nhiệt LiangChi
-
Đổi Đơn Vị Đo Tụ Điện Sang Các Đơn Vị Μf Microfarad Nf ...
-
Tụ điện Là Gì? | Cách đo Tụ điện | Tụ điện Có Tác Dụng Gì?
-
Đơn Vị đo điện áp? Vì Sao điện áp Không ổn định Và Cách Khắc Phục
-
Chuyển đổi Điện Dung