Tụ điện Là Gì | Tác Dụng Của Tụ điện - Vật Tư Cơ Điện Hải Dương

Tụ điện là gì?

Tụ điện – tên tiếng anh được gọi là Capacitor được ký hiệu là C trong mạch điện. Đây là một loại linh kiện điện tử thụ động. Chúng được tạo thành từ hai bề mặt dẫn điện ngăn cách bởi điện môi. Khi có sự chênh lệch về điện thế tại hai bề mặt. Sẽ xuất hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu nhau.

Đây là một loại linh kiện được đánh giá là khá quan trọng trong số 5 linh kiện của thiết bị điện tử. Và là một loại linh kiện không thể thiếu trong các mạch lọc, mạch tạo dao động và mạch truyền tín hiệu xoay chiều.

Cấu tạo của tụ điện

Trên cơ bản cấu tạo của chúng bao gồm hai bản cực kim loại đặt song song. Và có tính chất cách điện một chiều. Nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua nhờ nguyên lí phóng nạp.

Giữa hai bản tụ có một môi trường được gọi là điện môi hay môi trường không dẫn điện. Ở đây điện môi có thể được tạo từ giấy, không khí, gốm, thủy tinh hay cao su,… Thường thì người ta sẽ tùy thuộc vào nguyên liệu cấu tạo điện môi để gọi tên tụ điện tương ứng.

Nguyên lí làm việc

Trong mạch điện, tụ C sẽ thường được nối với từ hai dây dẫn điện trở lên (có thể là dạng tấm kim loại hoặc bề mặt được cách nhau bằng một môi trường điện môi).

Trong đó, một dây dẫn điện có thể là dạng một lá mỏng hay màng mỏng hoặc chất điện phân. Vì chất điện môi trong tụ không có khả năng dẫn điện. Nên sẽ làm tăng khả năng tích điện. Khi tụ điện được gắn trên pin, điện môi sẽ tạo ra một điện trường có điện tích dương và điện tích âm tích tụ trên bề mặt.

Đặc điểm

Khả năng tích trữ năng lượng dưới dạng năng lượng điện trường của tụ được hình thành bằng cách tích tụ điện tích trên hai bề mặt.

Khi trên hai bề mặt là dòng điện xoay chiều xảy ra sự chênh lệch điện thế. Sự tích lũy điện tích bị chậm pha so với điện áp. Và tạo nên trở kháng của tụ điện trong mạch điện xoay chiều.

Trong một tụ C bình thường thì chúng có khả năng phóng điện từ cực dương sang cực âm.

Các tham số chính của tụ điện

  • Điện dung của tụ

Điện dung của tụ được sử dụng để đánh giá khả năng tích điện của vật thể. Trong một tụ thì điện dung C sẽ bị phụ thuộc vào điện tích bản cực. Vật liệu làm chất điện môi và khoảng cách giữa 2 bản cực. Điện dung càng lớn thì thời gian tích điện của tụ càng lâu và ngược lại.

Đơn vị đo Fara (F). Tuy nhiên có một số trường hợp 1 Fara có trị số rất lớn và trong thực tế người ta thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như: pico fara, nano fara, micro fara

  • Điện áp

Trong tụ C điện áp cao nhất trong khả năng làm việc sẽ được ghi trên thân tụ, đặc trưng cho khả năng chịu đựng của nó.

Giá trị điện áp tức thời có thể sẽ cao hơn so với giá trị điện áp làm việc của tụ. Nhưng nếu xảy ra trường hợp có giá trị quá cao thì lớp điện môi có thể bị đánh thủng và gây chập tụ.

Trong thực tế cuộc sống thì khi lựa chọn tụ điện cho mạch cần chọn loại tụ có điện áp làm việc cao hơn điện áp mạch trên khoảng 30%.

  • Nhiệt độ làm việc

Đây là nhiệt độ ở khu vực đặt tụ điện khi mạch điện hoạt động. Cần chọn nhiệt độ làm việc cao nhất của tụ điện và phải cao hơn so với nhiệt độ tại vùng đặt chúng.

Nhiệt độ sẽ được tạo ra do điện năng của mạch biến đổi thành nhiệt và nhiệt độ biến đổi thành nhiệt trong tụ làm cho nhiệt độ bên trong chúng cao hơn xung quanh, gây ra một số hư hỏng hoặc có thể gây nổ.

Phân loại:

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại tụ điện khác nhau nhưng trên cơ bản thì chúng sẽ được chia thành 2 loại chính. Bao gồm: tụ điện phân cực với các cực được xác định và loại không phân cực vì không xác định cực cụ thể. Ta có thể tham khảo thêm một số loại tụ được sử dụng phổ biến hiện nay:

Tụ hóa:

Tụ hóa là loại tụ C có phân cực tiêu biểu. Khi sử dụng loại chúng cần chú ý cắm đúng chân của tụ với điện áp tương ứng. Trên thân chúng thường sẽ có sẵn các chỉ dẫn cho người sử dụng bằng các ký hiệu + hoặc – tương ứng với chân tụ.

Tụ hóa có 2 dạng tụ phổ biến là: tụ hóa có 2 chân cùng 1 đầu và tụ hóa có 2 chân khác đầu.

Trên các tụ hóa cũng sẽ thường được ghi kèm giá trị điện áp cực đại mà nó có thể chịu được. Một số trường hợp có mức điện áp lớn hơn so với giá trị điện áp trên tụ thì có thể sẽ bị phồng hoặc có thể là nổ.

Trị số của tụ thường được ghi trực tiếp trên thân. Tùy thuộc từng giá trị khác nhau mà tụ sẽ được ứng dụng trong các mạch có tần số khác nhau hoặc dùng để lọc nguồn đối với tụ hóa thường.

Trên thực tế thì người ta sẽ thường sử dụng tụ hóa có giá trị điện áp lớn hơn các giá trị điện áp đi qua để đảm bảo hoạt động tốt và đảm bảo tuổi thọ của chúng.

Tụ không phân cực: tụ gốm, tụ giấy, tụ mica

Đây thường sẽ là các loại tụ nhỏ hình dẹt và không phân biệt các cực âm dương. Chúng thường có điện dung khá nhỏ dưới 0.47 µF.

Trị số của loại này thường sẽ được ký hiệu luôn trên thân tụ. Ví dụ: 103J, 223k. Trong đó 3 số đầu biểu hiện cho giá trị, chữ cuối sẽ ký hiệu cho sai số.

Loại không phân cực này thường chịu được điện áp cao 50V hay 250V. Vì thế chúng thường được sử dụng ưa chuộng ở trong các mạch điện có tần số cao hoặc mạch lọc nhiễu.

Tụ xoay- Tụ biến đổi

Đây là loại tụ thường có giá trị cực nhỏ, thường dao động từ 100 µF – 500 pF. Chúng có thể tự xoay để thay đổi giá trị điện dung. Khá được ưu tiên sử dụng trong các mạch điện điều chỉnh radio. Để thay đổi tần số công hưởng khi dò đài.

Siêu tụ điện

Siêu tụ là loại tụ có mật độ năng lượng cực cao. Chúng có phân cực và được dùng cho tích điện một chiều. Chúng có thể trữ điện năng cho vài tháng hay cấp nguồn thay cho các pin lưu dữ liệu trong các máy điện tử.

Xem thêm: Điện 3 pha là gì? Tìm hiểu về điện 3 pha

Ứng dụng thực tế.

Tụ điện có khả năng lưu trữ điện năng như một chiếc ắc quy cộng thêm tính năng nạp và xả điện rất nhanh. Chính vì thế mà không làm tiêu hao năng lượng. Hơn thế nữa nó còn có kích thước khá nhỏ thuận tiện hơn nhiều trong quá trình sử dụng.

Vì tính chất phóng nạp khá nhanh nên chúng cũng có thể dẫn điện xoay chiều.

Chúng giúp cho độ gợn song của nguồn giảm ổn định trong các nguồn điện xoay chiều. Đối với dòng điện xoay chiều nên chọn loại ngắn mạch. Còn với dòng điện một chiều thì nên chọn loại hở mạch.

Tụ C được sử dụng phổ biến và khá rộng rãi trong kỹ thuật và điện tử. Trong các thiết bị điện tử hiện nay thì chúng được sử dụng khá phổ biến. Và có vai trò qua trọng trong hoạt động của mạch.

Với chức năng chính cho điện áp xoay chiều đi qua. Cũng như khả năng ngăn điện áp một chiều lại. Giúp cho công đoạn truyền tín hiệu giữa các tầng khuếch đại có sự chênh lệch về điện áp một chiều.

Trên nguyên lí hoạt động của tụ lọc nguồn, chúng có thể lọc điện áp xoay chiều. Sau khi mà được chính lưu thành điện áp một chiều bằng phẳng.

Có chức năng dẫn điện với điện áp xoay chiều và là lọc đối với điện áp một chiều.

Địa chỉ cung cấp vật tư cơ điện uy tín

Đời sống xã hội hiện đại, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển. Thì những ứng dụng thiết bị điện được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều. Để đảm bảo mọi hoạt động của các thiết bị điện an toàn không gây nguy hiểm cho con người. Thì có các phương pháp đảm bảo chính xác nhất. Các thiết bị vật liệu phụ trợ, vật tư cơ điện được đưa vào sử dụng. Phổ biến có thể kể đến như: ống thép luồn dây điện, ống ruột gà lõi thép, thanh chống đa năng,….

Trong quá trình sử dụng cách mạch điện thì nên cân nhắc. Và lựa chọn kỹ lưỡng các linh kiện và thông tin đi kèm của chúng. Để đảm bảo sự an toàn nhất trong quá trình sử dụng cho mọi người. Trên đây là các thông tin cơ bản về tụ điện cần thiết để có thể sử dụng trong đời sống. Hi vọng bài viết đã cung cấp được cho quý khách hàng sự cần thiết và hữu ích trong thực tế.

Vật tư Hải Dương là đơn vị chuyên cung cấp nguyên vật liệu thiết bị linh kiện trong ngành công nghiệp cơ điện tại Hà Nội. Để nhận được ưu đãi và tư vấn sớm nhất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi ngay hôm nay. Hotline: 0983 687 420 hoặc website: vattuhaiduong.vn

Từ khóa » Công Dụng Của Tụ điện Lên