Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Pax – Perpetual Adoration

Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Pax – Perpetual Adoration Nguyễn Trọng Đa 20/Oct/2009 PaxPax, bình an, chúc bình an. Nghĩa đen là “hòa bình.” Trong phụng vụ duyệt lại, là lời chúc bình an mà linh mục chủ tế trong thánh lễ trao cho các thừa tác viên tại bàn thờ, và loan báo với cộng đòan bằng lời “Chúng ta hãy chúc bình an cho nhau.” Lúc ấy các tín hữu trao cho nhau một dấu hiệu bình an thích hợp, như được Hội đồng giám mục quốc gia (hay miền) chấp thuận. Thời xưa, lời chúc bình an diễn ra sớm hơn trong Thánh lễ. Trong nhiều thế kỷ và cho đến Công đồng chung Vatican II, lời chúc bình an chỉ dành cho linh mục chủ tế với các vị đứng gần bàn thờ trong Thánh lễ hát trọng thể.Pax RomanaPhong trào Pax Romana, Phong trào “Hòa bình Roma.” Là phong trào quốc tế của sinh viên Công giáo, được thành lập tại Thụy Sĩ năm 1921. Mục đích của phong trào là gây ý thức trách nhiệm cho các thành viên hãy tạo ảnh hưởng Kitô giáo trong môi trường đại học của mình, tìm kiếm các giải pháp Kitô giáo cho các vấn đề của thế giới hiện đại, và nói chung tự chuẩn bị mình để đem Chúa Kitô và sứ điệp của Chúa cho những ai mà họ sẽ có ảnh hưởng đến cuộc đời. Các mục tiêu này được thực hiện qua các kỳ hội nghị quốc gia và quốc tế, và qua các cuộc họp với các tổ chức sinh viên khác. Một tổ chức khác, là Pax Romana—Phong trào Công giáo quốc tế cho các vấn đề tri thức và văn hóa, qui tụ các người Công giáo đã tốt nghiệp đại học để giúp họ thực thi trách nhiệm của mình với Giáo hội và xã hội dân sự. Phong trào Pax Romana có qui chế tham vấn với Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp Quốc (ECOSOC), và có đại biểu thường trực tại Liên Hiệp Quốc ở New York, Geneva và với UNESCO.P.D.P.D., Pontificalis Domus—Văn phòng quản gia Điện Giáo hòang.PeaceHòa bình, thái bình. Là sự bình lặng của trật tự. Trước tiên hòa bình là vắng bóng xung đột. Nhưng cũng là sự thanh thản được cảm nghiệm do không có xung đột. Đó là sự thanh bình đi kèm thỏa thuận của các ý muốn con người, và là nền tảng của mọi xã hội nào có trật tự tốt.Peace Of GodHòa bình của Chúa, Pax Dei. Là miễn khỏi sự thù địch có vũ trang theo luật qui định cho Giáo hội vào thời đầu Trung Cổ. Hòa bình này ra vạ tuyệt thông bất cứ ai tấn công người không chiến đấu hoặc xâm phạm các đền đài. Pax Dei đặt ra hình phạt cho những ai cướp bóc các giáo sĩ, thương gia, nông dân, phụ nữ hoặc trẻ em. Và Pax Dei được củng cố bởi các tổ chức được lập ra cho mục đích này.Peace Plate hoặc TabletThẻ bình an, còn gọi là osculatorium (Thẻ hôn.) Là một tấm thẻ làm bằng gỗ, kim lọai hay ngà, được trang trí bằng các hình và chữ vẽ, và có tay cầm. Nó chuyển nụ hôn bình an từ chủ tế đến các tín hữu, một người hôn rồi chuyển tiếp cho người khác. Thời Trung Cổ, trong lễ Hôn phối, lời chúc bình an được chuyển bằng cách này cho chú rể, chú rể hôn và sau đó chuyển qua cho cô dâu.PeacockCon công trống. Là một biểu tượng của sự bất tử, cũng là biểu tượng của kiêu hãnh và tự cao tự đại nơi con người. Con công trống của Juno là chim thánh của Roma ngọai đạo, thường được vẽ trên các mộ của người nổi tiếng. Khi được sử dụng lần đầu như là biểu tượng trong Kitô giáo, con công trống thường được vẽ kèm với chén thánh, uống từ chén thánh để có sự sống đời đời. Thánh Liborius, giám mục giáo phận Le Mans (Pháp) trong thế kỷ thứ tư, và là bạn thân của thánh Martin thành Tours, có biểu tượng là con công trống.PeccatophobiaSợ có tội, sợ tội ác tưởng tượng, bối rối sợ có tội. Là việc sợ phạm tội hoặc phạm một tội ác, một cách phi lý. (Từ nguyên Latinh peccatum, lỗi, tội + từ ngữ Hi Lạp phobi_, sợ.)Pectoral CrossThánh giá ngực. Là một thánh gía thường bằng vàng và trang trí đá quý, đeo vào dây chuyền vàng hay dây lụa chung quanh cổ. Nó có thể sử dụng như một hòm đựng thánh tích nhỏ hay một chút xíu của Thánh Giá thật của Chúa. Mặc dầu nó là huy hiệu của một Giám mục, các giám chức khác cũng có thể đeo trong việc phụng tự công khai. (Từ nguyên Latinh pectoralis, của ngực.)PeculiumTài sản tư hữu. Là một số tiền trợ cấp mà bề trên trao cho một tu sĩ có lời khấn nghèo khó. Số tiền này có thể được chi tiêu theo phán đóan khôn ngoan của tu sĩ. Nếu tài sản tư hữu được sở hữu và sử dụng với sự hiểu biết và đồng ý của bề trên, nó là tương thích với lời khấn nghèo khó. Các lạm dụng trong chi tiêu không được Tòa thánh cổ vũ, và tài sản tư hữu này tự nó là nghịch với lý tưởng của lời khấn nghèo khó Phúc âm. (Từ nguyên Latinh peculium, tài sản riêng.)PederneiraĐền thánh Pederneira. Là đền thánh dâng kính Đức Mẹ ở Bồ Đào Nha, nơi đó có tượng Đức Mẹ Maria được tôn kính với tước hiệu “Đức Bà Nazareth." Ảnh tượng này được tin là do một tu sĩ ở Nazareth mang về từ Đông phương hồi thế kỷ thứ tám, và đặt ở một tu viện tại Lerida, nhưng sớm bị mất. Ảnh tượng được một hiệp sĩ phát hiện lại vào năm 1182 trong một cái hang bỏ hoang. Truyền thuyết kể rằng vào một dịp lễ Suy tôn Thánh Giá, hiệp sĩ này, đi săn bắn như thường lệ, đã đuổi theo một con nai đực lớn. Trong sự phấn khích, ông không để ý đến dốc đá thẳng đứng mà con nai đang dẫn ông tới. Con nai phóng nhào lên dốc đá đứng, và lúc ấy hiệp sĩ nhận biết đó là một con quỷ. Nhận thấy sự nguy hiểm gần kề, ông cầu nguyện xin Đức Mẹ Maria và Con Mẹ thương giúp ông. Ngày nay dấu chân con ngựa vẫn còn rõ ràng, vì chúng để lại dấu sâu trên tảng đá trong khi con ngựa cố gắng dừng lại. Để tạ ơn, hiệp sĩ xây dựng cho ảnh tượng quý mến của ông một đền thánh nhỏ, sau đó có một nhà nguyện thay thế. Mười bảy làng chung quanh khu vực cùng tôn kính ảnh tượng nhỏ, khi họ mừng lễ Đức Mẹ Maria trong hai ngày, nhưng trong trường hợp này tình hình đã đảo ngược –tượng Đức Mẹ Maria đi vòng quanh năm, trong khi dân làng cứ ở nhà mình chào đón tượng đến nhà.PelagianismLạc thuyết Pêlagiô (Pelagius.) Là lời dạy lạc giáo về ân sủng của Pelagius (355-425), tu sĩ Anh hay Ireland, người đầu tiên phổ biến các quan điểm của ông tại Roma thời Đức Giáo hòang Anastasius (trị vì từ năm 399 đến năm 401). Ông bị vấp phạm với lời dạy của thánh Âu Tinh về nhu cầu cần có ân sủng để giữ khiết tịnh, ông lập luận rằng việc này là nhờ con người sử dụng ý chí tự do của mình. Ông Pelagius viết và phát biểu rất nhiều, và nhiều lần bị các Công đồng chung lên án khi ông còn sống, nhất là các Công đồng Carthage và Mileve năm 416, và được Đức Giáo hòang Innocent I khẳng định lại vào năm sau đó. Ông Pelagius lừa gạt Đức Giáo hòang Zozimus kế tiếp, lúc đầu ngài tha tội cho ông, nhưng rồi ngài sớm rút lại quyết định, năm 418. Lạc thuyết Pêlagiô là một chuỗi sai lầm tín lý, trong đó vài sai lầm đã làm hại cho Giáo hội mãi mãi. Các điểm chính yếu của lạc thuyết này là: 1. Adam (A-đam) vẫn chết nếu không phạm tội; 2. sa ngã của Adam chỉ ảnh hưởng cho ông mà thôi, và ảnh hưởng hậu thế bằng cách làm gương xấu cho họ; 3. trẻ mới sinh ra cũng có các điều kiện như Adam trước khi sa ngã; 4. loài người sẽ không chết do tội của Adam hoặc sống lại ngày Tận thế do sự cứu chuộc của Chúa Kitô; 5. luật của Israel cũ không kém hơn Tin Mừng, và cung cấp cơ hội bằng nhau để đạt tới thiên đàng. Vì lạc thuyết Pêlagiô phát triển sau các lạc thuyết khác, nó hoàn toàn phủ nhận trật tự siêu nhiên và sự cần thiết của ơn Chúa để được cứu độ.PelicanCon bồ nông. Là con vật tượng trưng cho sự hy sinh, vị tha và độ lượng. Là biểu tượng của Chúa Kitô Thánh Thể, vì máu Chúa làm cho linh hồn sống động, như con bồ nông mái được nghĩ là nuôi sống đàn con của nó với máu ở ngực nó. Trong thánh ca Adore Te (Con thờ lạy Chúa), thánh Tôma Aquinas thưa với Chúa Cứu Thế: “Như chim bồ nông thương con, Ôi Giêsu Chúa chúng con, Xin lấy máu của Ngài mà rửa con cho sạch tội lỗi.” Là dấu hiệu của việc Chúa quan phòng và quan tâm chăm sóc, loài chim biển này thường được mô tả trong các văn bản Giáo hội, ảnh vẽ, ảnh trên tường và kính màu.Penal SterilizationTriệt sản bắt buộc, triệt sản trừng phạt. Là làm cho một người mất khả năng sinh sản, và đây là một thủ tục được cho phép theo pháp lý, hoặc để trừng phạt một số tội ác, hoặc răn đe một người không phạm thêm tội ác nữa. Thái độ của Giáo hội đối với thủ tục này là một trong các thái độ dè dặt lớn. Một đàng trong trường hợp các phạm nhân có tội ác nặng, Nhà nước có quyền khách quan đưa ra cách trừng phạt này. Đàng khác, sự triệt sản bắt buộc không được xem như là một hình phạt thực sự hoặc một sự ngăn ngừa thật sự. Nó không tước đi một cách hữu hiệu điều gì quý giá trong con mắt người bị triệt sản, trong khi xu hướng tình dục vẫn an toàn. Nó không hề làm gì cho người phạm tội để răn đe người ấy không phạm các tội ác tình dục; thật ra điều kiện triệt sản lại có thể khuyến khích sự chung chạ tình dục bừa bãi.PenaltiesHình phạt. Là việc giáo quyền tước đi một số điều lành tinh thần hoặc vật chất, như một trừng phạt sửa chữa cho một kẻ phạm tội hay phạm pháp. Tình trạng nặng của hình phạt không chỉ tùy thuộc vào tính hiểm độc của hành vi, nhưng còn vào hoàn cảnh và hệ quả của điều xấu đã làm. Giáo luật nói rằng Giáo hội do Chúa Kitô thành lập có quyền và bổn phận đưa ra hình phạt nhằm sửa chữa các hành động phạm pháp, nhưng khuyến cáo chỉ đưa ra biện pháp trừng phạt khi tuyệt đối cần thiết, và sử dụng hình phạt một cách tiết độ. Những ai lệ thuộc luật Giáo hội cũng có thể lệ thuộc các hình phạt của Giáo hội, và cấp giáo quyền nào có thể miễn chuẩn một luật cho một người, thì cũng có thể miễn cho người ấy khỏi hình phạt gắn với sự vi phạm luật ấy.Penalties, EcclesiasticalHình phạt của Giáo hội. Là việc giáo quyền hợp pháp tước đi một số điều lành tinh thần hoặc vật chất để sửa lỗi người phạm tội và trừng phạt việc sai trái. Hình phạt có thể là sửa chữa, trừng phạt hay đền tội.Penalty, PenitentialHình phạt đền tội. Là việc đền tội do luật Giáo hội hay bề trên đưa ra để sửa lỗi sai lầm, như là một sự thay thế cho toàn bộ hình phạt xứng đáng. Hình phạt này có thể là lời khuyên răn theo luật hoặc đọc một số kinh, và làm việc đền tội vốn được sự khoan dung của Chúa tác động.Penalty, PunitiveHình phạt trừng trị. Cũng gọi là hình phạt trả thù, là một giáo trừng nhằm trừng trị người phạm lỗi và đền bù thiệt hại đã gây ra.Penalty RemedialHình phạt sửa chữa. Là một giáo trừng với mục đích chính là cải tạo người có lỗi. Cũng còn gọi là hình phạt chữa trị (medicinal).PenanceSám hối, hối tội, đền tội. Là một nhân đức hoặc sự chuẩn bị của tâm hồn, nhờ đó một người ăn năn tội lỗi của mình và trở về với Chúa. Cũng là một sự trừng phạt qua đó một người chuộc lỗi tội đã phạm, hoặc nhờ chính bản thân hay nhờ người khác. Và cuối cùng là bí tích sám hối, nhờ đó các tội lỗi đã phạm sau khi rửa tội được một linh mục nhân danh Chúa tha cho. (Từ nguyên Latinh paenitentia, ăn năn, sám hối.)PenetrabilitySự xuyên vào, sự xuyên nhập, tính có thể xuyên qua, tính có thể thâm nhập. Là khả năng của một thân thể hòa nhập với một thân thể khác, theo cách thức cả hai cùng chiếm một không gian trong cùng một thời gian. Theo tự nhiên, điều này là không thể được cho vật chất có trọng lượng, nhưng là một trong các phẩm tính của một thân thể vinh hóa, như người ta chứng kiến thân xác Chúa Kitô sau khi Ngài đã sống lại từ kẻ chết (Ga 20:19).PenitenceĂn năn, hối cải. Là tình trạng ăn năn sám hối vì đã phạm tội. Vì vậy, đó là một sự chuẩn bị của linh hồn, nổi lên từ việc nghĩ đến tội lỗi của mình và mong muốn được đền tội và các sai lầm của mình.PenitentNgười thống hối, người xưng tội, hối nhân. Trong bí tích hòa giải, đây là người xưng tội và nhận phép xá giải. Nói chung, là bất cứ ai chân thành sám hối việc sai trái của mình, quyết tâm cải thiện cuộc đời của mình, và bằng các phương tiện thích hợp cố gắng đền tội, và xin chịu trừng phạt vì đã xúc phạm đến Chúa.Penitential ActNghi thức sám hối. Là lời mời gọi của linh mục đầu Thánh lễ, sau lời chào mở đầu, để cho cộng đoàn nhìn nhận tội lỗi của mình. Kế đó là Kinh Thương Xót, tức Kinh Kyrie, trừ phi lời khẩn cầu tha thứ đã được đưa vào trong nghi thức sám hối. Thông thường mỗi lời cầu được hát (hay đọc) hai lần, nhưng có thể lặp lại nhiều lần và các đoạn văn ngắn chêm vào (câu chêm), nếu hoàn cảnh buổi lễ muốn có lời thêm như vậy.Penitential ChainDây đền tội. Là một dây kim lọai, với các đầu nhọn có thể đâm vào da, được mang chung quanh thắt lưng, cánh tay hoặc chân của một số tu sĩ, như một phương tiện đền tội hay hãm mình.Penitential PsalmsThánh vịnh thống hối. Là bảy thánh vịnh được sử dụng trong thời Giáo hội sơ khai, để tỏ lòng sầu buồn vì tội và ước mong sự tha thứ. Đó là các Thánh vịnh 6, 31 (32), 37 (38), 50 (51), 101 (102), 129 (130), và 142 (143).Penitential RiteNghi thức giải tội. Là nghi thức duyệt lại của bí tích hòa giải, được Đức Giáo hòang Phaolô VI cho phép và được Thánh Bộ Phượng tự công bố ngày 2-12-1973. Nghi thức gồm có hai phần. Phần đầu chứa một phần giáo lý, các quy chuẩn mục vụ và phụng vụ, và các nghi thức duyệt lại của nhiều hình thức cử hành bí tích khác nhau. Phần hai, nhằm trợ giúp cho các Hội đồng Giám mục và các Ủy ban phụng vụ, có tám mẫu thức tổ chức các buổi sám hối không bí tích hòa giải.PenitentsNgười đền tội. Là các thành viên của một phụng hội có quy chế rõ ràng là đền tội và làm việc thiện. Các hội này phát triển mạnh tại Ý, Pháp và Tây Ban Nha từ khỏang thế kỷ 13 đến thế kỷ 16. Các đóng góp của họ, phần lớn là về mặt xã hội, là thăm viếng bệnh nhân, tặng của hồi môn cho các thiếu nữ nghèo, hỗ trợ tù nhân và chôn cất kẻ chết.PensionTiền trợ cấp, hưu bổng. Trong luật Giáo hội, là tiền trợ cấp trao cho người đã giữ một chức vụ và phục vụ nhiều người hưởng lợi qua chức vụ ấy. Như là một luật, tiền trợ cấp ngưng lại khi người hưởng trợ cấp ấy qua đời. (Từ nguyên Latinh pensio, gánh nặng, tiền trả.)PentPent, Pentecostes--Lễ Hiện Xuống, Ngũ Tuần.PentateuchNgũ kinh, Ngũ thư. Là năm quyển sách đầu tiên của Kinh thánh, đó là sách Sáng thế (St), Xuất hành (Xh), Lê-vi (Lv), Dân số (Ds), và Đệ nhị luật (Đnl), được viết ra khỏang từ năm 1400 đến năm 1300 trước Công nguyên. Danh từ này có thể là do Origen (năm 254) đặt ra. Một quyết định của Ủy ban Thánh Kinh (ngày 27-6-1906) nói rằng ông Moses (Mô-sê) là tác giả chính và được linh hứng của bộ Ngũ thư, và các sách này cuối cùng được công bố theo tên của ông. Nhưng năm 1948, thư ký của Ủy ban Kinh thánh Tòa thánh nhìn nhận rằng “ngày nay không ai vấn nạn về sự hiện hữu của các nguồn dùng trong việc viết ra bộ Ngũ thư, và không ai công nhận sự phát triển dần lên của các luật Moses do các điều kiện xã hội và tôn giáo của các thời kỳ sau đó”.PentecostLễ Hiện Xuống. Là lễ ghi nhớ việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các thánh Tông Đồ. Tên này phát sinh từ sự việc đã xảy ra vào khỏang 50 ngày sau lễ Phục sinh. Tên này đầu tiên được gán cho lễ Ngũ Tuần của người Do Thái, vốn rơi vào ngày thứ 50 sau lễ Vượt Qua, khi hoa quả đầu mùa của mùa thu họach nông nghiệp được dâng lên Chúa (Đnl 16:9), và sau đó việc kỷ niệm Chúa ban luật cho ông Moses được cử hành. Trong thời Giáo hội sơ khai, lễ Hiện Xuống có nghĩa là tòan bộ thời kỳ từ lễ Phục Sinh đến lễ Chủ nhật Hiện Xuống, trong thời kỳ này không được phép ăn chay, việc cầu nguyện được thực hiện trong tư thế đứng, và câu Alleluia được hát nhiều hơn. (Từ nguyên Hi Lạp h_ pent_kost_, ngày thứ 50.)PentecostalismPhong trào Thánh linh. Là một phong trào thức tỉnh lòng đạo trong Kitô giáo, có nguồn gốc nơi các cộng đòan Tin lành, nhưng kể từ Công đồng chung Vatican II, cũng có trong các đòan thể Công giáo Roma. Mục đích của phong trào Thánh Linh cũng giải thích danh từ này. Cũng như vào ngày lễ Hiện Xuống đầu tiên tại Jerusalem có việc Chúa Thánh Thần hiện xuống một cách lạ thường, thì ngày nay người ta nói là có sự ban xuống nhiều ơn Chúa Thánh Thần như vậy. Không kém hơn Chủ nhật Lễ Hiện Xuống xưa kia, ngày nay việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trở nên được nhận biết rõ rằng bằng ba cách thức: 1. trong cảm nghiệm bản thân của việc Chúa Thánh Thần hiện diện trong người đón nhận Ngài; 2. trong sự tỏ lộ bên ngòai của một đặc tính ngoại nhiên, nhất là nói tiếng lạ, ơn nói lời sứ ngôn, ơn chữa lành, và mọi đòan sủng được mô tả trong sách Công vụ Tông đồ (Cv) và các thư của thánh Phaolô; 3. trong một xung động mạnh để chuyển thông các phúc lành này cho người khác, bằng cách trở thành sứ giả của Chúa Thánh Thần trong thế giới hiện đại. Điều kiện cơ bản để đón nhận sự chảy tràn đòan sủng là cởi mở đức tin. Trở ngại duy nhất thật sự, chính là sự thiếu tin tưởng hoặc không tin rằng Chúa Thánh thần có thể ngày nay làm ra điều, mà Ngài đã làm thời các thánh Tông đồ xưa kia.People Of GodDân Thiên Chúa, Dân Chúa. Là một từ ngữ Kinh thánh được Công đồng chung Vatican II phổ biến để mô tả các thành phần của Giáo hội. Từ ngữ này nói lên sự việc rằng tất cả những ai thuộc về Giáo hội lập thành một xã hội hữu hình, họ là những người riêng biệt, được Chúa chọn cách đặc biệt, và họ là tất cả những tín hữu đã rửa tội của Chúa Kitô trên khắp thế giới. Mức độ thành viên của họ tùy thuộc vào mức độ đức tin, sự vâng phục các lệnh truyền của Giáo hội, sự thánh thiện và kết hiệp với Chúa.PerduranceTrợ giúp sống lâu, kéo dài sự tồn tại. Là sự gìn giữ một thụ tạo trong bản tính và sự hiện hữu của nó, bởi sự họat động liên lỉ của quyền năng duy trì đỡ nâng của Chúa. (Từ nguyên Latinh per, qua, nhờ + durare, kéo dài.)PeregriniPeregrini, người vãng lai. Trong luật giáo hội, là những người sống bên ngòai nơi cư trú hoặc bán cư sở của mình, nhưng không mất quyền của nơi cư trú hoặc bán cư sở ấy.PerfectHoàn hảo, hoàn toàn, hoàn thiện. Toàn bộ hoặc trọn vẹn. Cái gì hoàn hảo thì có mọi phẩm chất thực sự, vốn là thích hợp với bản tính hay loại của nó. Chỉ có Chúa là tuyệt đối hoàn hảo, là trọn lành mà thôi. Các thụ tạo là nhiều hay ít hoàn hảo, vì chúng là nhiều hay ít đúng với chúng phải thật sự là, theo thứ bậc hoặc cấp độ hữu thể của chúng, và nơi lòai người, theo tuổi tác, địa vị hoặc bậc sống. (Từ nguyên Latinh perfectus, hoàn tất, đầy đủ, từ chữ perficere, hoàn thành.)Perfectae CaritatisSắc lệnh Perfectae Caritatis. Sắc lệnh của Công đồng chung Vatican II về canh tân thích nghi đời sống Dòng tu. Sắc lệnh này nhằm bổ sung cho chương về đời tu trong Hiến chế của Công đồng về Giáo hội. Do đó, nó là một văn kiện quy chuẩn về cách thức những người muốn đi theo đường trọn lành Kitô giáo phải tự đổi mới mình trong tinh thần, và tự thích nghi với thời đại đang thay đổi. Trong số các điều khoản luật lệ của sắc lệnh có đời sống chung dưới quyền của bề trên, cầu nguyện tập thể, san sẻ sự nghèo khó, y phục tu sĩ, và huấn luyện về tu đức và giáo lý (ngày 28-10-1965).Perfect ContritionÁi hối, ăn năn tội cách trọn. Là sự ăn năn tội nổi lên từ lòng yêu mến trọn vẹn. Trong ái hối, người phạm tội chê ghét tội hơn bất cứ sự dữ nào khác, bởi vì tội xúc phạm đến Chúa, là Đấng tốt lành vô cùng và xứng đáng với trọn tình yêu mến của con người. Động cơ của ái hối là dựa vào chính sự tốt lành vô biên của chính Chúa, chứ không chỉ là sự nhân lành của Chúa đối với người có tội hay với nhân loại mà thôi. Động cơ này, không là cường độ của hành vi và kém hơn tình cảm cảm nghiệm được, là điều gì chính yếu cấu thành ái hối. Một lòng mến đầy đủ với Chúa, vốn tác động ái hối, là không nhất thiết loại trừ sự dính bén với tội nhẹ. Tội nhẹ xung khắc với mức độ cao của lòng yêu mến Chúa trọn vẹn, nhưng không xung khắc với bản chất của tình yêu này. Hơn nữa, trong hành động ái hối, nhiều động cơ khác có thể cùng hiện hữu với tình yêu mến Chúa cách trọn vẹn. Có thể có sự sợ hãi hoặc lòng biết ơn, hoặc các động cơ kém hơn, chẳng hạn sự tự trọng hay tư lợi, đi kèm với lý do chính yếu của ái hối, đó là lòng yêu mến Chúa. Ái hối cất bỏ sự tội và sự trừng phạt đời đời do tội trọng, cả trước khi được tha tội trong tòa giải tội. Tuy nhiên, người Công giáo buộc phải xưng các tội trọng càng sớm càng tốt, và trong hoàn cảnh bình thường, không Rước lễ trước khi được một linh mục tha tội trong bí tích xá giải.Perfect HappinessHạnh phúc viên mãn. Là sở hữu sự thiện một cách trọn vẹn. Hạnh phúc này thỏa mãn đầy đủ mọi ước vọng con người. Hạnh phúc bất tòan thiếu sự trọn vẹn là do không thỏa mãn mọi khát vọng con người, hoặc nếu không phải mọi khát vọng được thỏa mãn trọn vẹn. Hạnh phúc tự nhiên, khi trọn vẹn, được gọi là mối phúc thật tự nhiên. Nó thỏa mãn mọi sự thèm muốn phát sinh từ bản tính tự nhiên của con người mà thôi. Nó là một loại hạnh phúc mà mọi người đều nhắm tới, nhưng chỉ trên bình diện thuần túy tự nhiên mà thôi. Lý trí thuần túy không thể vượt qua điểm này. Mặc khải Kitô giáo đưa thêm hạnh phúc siêu nhiên vào triển vọng này. Khi trọn vẹn trong cuộc sống mai sau, nó bao gồm phúc kiến, vốn là một ơn của Chúa ban cho, nâng con người lên trên mức tự nhiên của mình, và giúp con người chia sẻ vào hạnh phúc trọn vẹn đích thực của Chúa.PerfectionHoàn hảo, toàn vẹn, hoàn thiện. Là không gì thiếu trong hữu thể, theo bản tính của hữu thể ấy. Là điều gì hoàn hảo tuyệt đối, vốn có trong chính nó mọi sự xuất sắc và loại trừ mọi khuyết điểm. Chỉ có Chúa mới là hoàn hảo tuyệt đối. Hoàn hảo tương đối là cái gì có một bản tính hữu hạn, và có mọi lợi điểm phù hợp với bản tính của nó. Giáo hội dạy rằng Chúa là vô biên trong mọi sự hoàn hảo. Các thụ tạo là hoàn hảo vì chúng giống Chúa, và sự trọn lành là sống trở nên giống như Chúa Kitô, là Chúa vô biên trong hình dạng con người.Perfect SocietyXã hội hoàn hảo. Là một xã hội với mục đích nhân sinh trọn vẹn, vốn không tùy thuộc một sự lành cao hơn, trong trật tự riêng của xã hội ấy. Ở mức độ này, xã hội là hoàn hảo trong cùng đích của nó. Từ một quan điểm khác, một xã hội là hoàn hảo trong sự sở hữu và kiểm soát mọi phương tiện cần có để chu toàn mục đích của nó. Ở mức độ này một xã hội là hoàn hảo trong phương tiện của nó. Giáo hội do Chúa Kitô thành lập và Nhà nước là các xã hội hoàn hảo trên cả hai mức độ.PerichoresisPerichoresis, tương tại, ở trong nhau. Là sự xâm nhập nhau và ở trong nhau của Ba Ngôi Thiên Chúa với nhau. Trong quan niệm Hi Lạp về Chúa Ba Ngôi, có sự nhấn mạnh về sự xâm nhập trong nhau của Ba Ngôi, do đó đem lại sự duy nhất của yếu tính Thiên Chúa. Trong ý niệm Latinh, gọi là sự tương tại (circumincession), tức nhấn mạnh nhiều hơn đến sự nhiệm xuất của Ba Ngôi. Tuy nhiên trong cả hai truyền thống này, nền tảng cơ bản của sự tương tại Ba Ngôi là một yếu tính của Ba Ngôi trong một Chúa. Từ ngữ cũng áp dụng cho sự kết hiệp thân thiết của hai bản tính trong Chúa Kitô. Mặc dầu sức mạnh kết hiệp hai bản tính phát sinh từ thần tính của Chúa Kitô mà thôi, kết quả là một sự hợp nhất thân mật nhất. Thiên Chúa, là Đấng không thể bị xâm nhập vào được, xâm nhập vào nhân tính, vốn được thần hóa mà vẫn không ngưng là con người trọn vẹn.PericopeĐoạn văn. Nghĩa đen từ chữ Hi Lạp là “cắt khoanh tròn,” thường áp dụng cho một đọan Kinh thánh được đọc trong Thánh lễ hay trong Thần Vụ. Cũng qui chiếu đến một bài đọc (lectio) từ Kinh thánh, các Giáo phụ, hoặc bài viết của các thánh được đọc trong Phụng vụ các giờ Kinh.PerjuryThế gian, thề dối, bội thệ. Là lời thề cho sự gian dối. Thề gian thề dối là không bao giờ được phép, mặc dầu có khi thề nói sự thật có chút xíu gian dối. Cả trong trường hợp này, tội là tội trọng, bởi vì là sự bất kính lớn đối với Chúa khi kêu mời Chúa làm chứng cho sự thật, vốn được biết là gian dối. (Từ nguyên Latinh periurium, thề dối, thề gian.)Permanent DiaconatePhó tế vĩnh viễn. Là sự cam kết suốt đời để phục vụ như một phó tế trong Giáo hội Công giáo. Việc phong chức phó tế vĩnh viễn diễn ra, sau khi tiến chức lấy quyết định chọn hình thức phó tế, hoặc phó tế chuyển tiếp hoặc phó tế vĩnh viễn. Nếu phó tế vĩnh viễn, người ấy phải chọn hoặc sống độc thân hoặc là chức phó tế có kết hôn. Sự tự tận hiến cho độc thân được cử hành trong một nghi thức đặc biệt, cũng như tu sĩ, và diễn ra trước khi được truyền chức phó tế. Sự độc thân được tuyên hứa như thế là một ngăn trở cản hôn cho việc kết hôn. Ngoài ra, một phó tế kết hôn không được phép tái hôn sau khi bạn đời từ trần.PermissionCho phép, phép. Là sự cho phép hành động, nhất là hành động theo một cách khác với luật đặc biệt cho phép, mà không cần phép đặc biệt. Trong triết học, cho phép là tiên liệu rằng điều gì sẽ xảy ra và không dự định làm, tuy nhiên không ngăn ngừa điều xảy ra mặc dầu nói một cách tuyệt đối, người ta có thể ngăn ngừa điều gì được phép. Như vậy, khi tiên liệu hậu quả xấu có thể xảy đến từ hành động ấy, người ta cho phép các hiệu quả ấy xảy ra vì lợi ích của một điều tốt lành khác, vốn là bằng hoặc lớn hơn nhiều.PermissivenessKhoan dung, dễ dãi, buông thả. Là thái độ của người có quyền hành, cho phép sự dễ dãi trong khi thi hành nhiệm vụ. Động cơ ngầm của điều này là đa dạng, nhưng một triết lý của quản trị là công ích chung phải nhường cho ưu thế của sự tự do cá nhân.PermissivismThái độ dễ dãi. Là thái độ dễ dãi kéo dài đối với hành vi luân lý sai trái. Nó có thể dựa vào nhiều động cơ, trong đó có quan điểm phổ biến rằng người ta là không hoàn toàn tự do, và do đó người ta tự chịu trách nhiệm về sự cư xử của mình, vốn là sản phẩm phối hợp của di truyền, môi trường và giáo dục.Perpetual AdorationChầu suốt, chầu Thánh Thể thường trực, chầu Mình Thánh Chúa liên tục. Là việc chầu Mình Thánh Chúa, hoặc để trong Nhà tạm hoặc trong hào quang, bởi nhiều tín hữu liên tiếp thay nhau cả ngày lẫn đêm không ngớt. Tập tục chầu Chúa liên tục bằng các thánh vịnh và lời kinh được các tu sĩ nam nữ duy trì từ thời đầu Kitô giáo, chẳng hạn các akoimetoi (tu sĩ thế kỷ thứ năm ở Byzantine, được gọi là Tu sĩ Không Ngủ vì họ thay nhau chầu Chúa liên tục) ở Đông phương, và tu viện Agaunum, được Vua Sigismund xứ Burgundy thành lập năm 522. Các tập tục tương tự được phổ biến nhiều nơi trước thế kỷ thứ chín. Chính tại Pháp việc chầu Mình Thánh Chúa liên tục được khởi xướng. Mẹ Mechtilde Thánh Thể đi tiên phong trong việc chầu này theo đề nghị của linh mục Picotte. Tu viện Biển Đức, được thành lập vì mục đích này, khánh thành ngày 25-3-1654. Kể từ đó nhiều cộng đoàn tu sĩ đã thực hiện việc chầu Thánh Thể liên tục, hoặc như yếu tố chính yếu của luật Dòng, hoặc như một phần quan trọng của đời tu. Một số phụng hội tín hữu cũng được tổ chức để thực hiện việc chầu Thánh thể liên tục, cùng với các tu sĩ, hoặc trong một số trường hợp, trong nhà thờ giáo xứ.
Bài có liên quan
13/10/2016 Tự diễn biến đến tự tan hàngPhạm Trần
29/08/2016 Từ điển Merriam-Webster và lòng thương xótVũ Văn An
11/08/2014 Từ điển Việt Bồ La giúp hiểu rõ ý nghiã một số kinhSr. Minh Thuỳ, Đa Minh Rosa Lima
06/08/2014 Từ điển Việt Bồ La giúp hiểu rõ một số kinhNữ tu Minh Thùy, Dòng Đa Minh Rosa Lima
18/06/2014 Tự điển Việt -Bồ - La giúp hiểu rõ kinh Cảm Tạ Niệm TừSr. Minh Thùy
26/05/2014 Từ điển Việt Bồ La giúp hiểu rõ ý nghiã Kinh Cầu Trái Tim Chúa GiêsuSr. Minh Thùy
11/05/2014 Từ điển Việt Bồ La giúp hiểu rõ ý nghiã một số kinh cầuSr. Minh Thùy
20/04/2014 Từ điển Việt - Bồ - La giúp hiểu rõ ý nghĩa một số kinh đọc Chúa Nhật và lễ trọngSr.Minh Thùy
09/04/2014 Từ điển Việt Bồ La giúp hiểu rõ ý nghiã một số kinh đọc thường ngàySr.Minh Thùy
30/03/2014 Từ điển Việt Bồ La giúp hiểu rõ ý nghiã một số kinh đọc thường ngàySr. Minh Thuỳ
18/03/2014 Từ điển Việt-Bồ-La giúp hiểu rõ ý nghiã một số kinh đọc thường ngàySr Minh Thùy
18/04/2013 Cuốn “Từ Điển” giúp các nữ tu thế kỷ XIV dịch Kinh Thánh xuất hiện lần đầu tiênJos. Tú Nạc, NMS
18/09/2011 Lễ ra mắt quyển Từ Điển Công GiáoLM Giuse Nguyễn Tuấn Hải
29/08/2011 Giới thiệu sách mới: Từ Điển Công Giáo - 500 mục từHĐGMVN - Tiểu Ban Từ Vựng
15/01/2010 Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Vessels, Sacred – VulgateNguyễn Trọng Đa
10/01/2010 Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: V., Ven., Vv. – Vessel of HonorNguyễn Trọng Đa
05/01/2010 Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Ult – UxNguyễn Trọng Đa
02/01/2010 Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Theocracy – TrespassNguyễn Trọng Đa
31/12/2009 Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Tabernacle - TheocentricityNguyễn Trọng Đa
30/12/2009 Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Supernatural Theology – Systems Of ProbabilityNguyễn Trọng Đa

Từ khóa » Công Giáo Nghĩa Là Gì