Từ điển Tiếng Việt "chế độ Quân Chủ" - Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
chế độ quân chủ
hình thức chính thể của các nhà nước chủ nô, phong kiến và tư sản; thể hiện cách thức tổ chức, phương pháp cai trị và trình tự lập ra các cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước, cũng như quan hệ qua lại giữa các cơ quan đó. CĐQC có đặc trưng chủ yếu là quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay một người đứng đầu nhà nước, được kế thừa theo nguyên tắc cha truyền con nối. CĐQC được chia thành CĐQC tuyệt đối (hay CĐQC chuyên chế) và CĐQC hạn chế. Dưới CĐQC tuyệt đối, người đứng đầu nhà nước (vua) có quyền lực tối cao, không hạn chế, giữ quyền quyết định tối hậu trong mọi việc. Trong nhà nước quân chủ hạn chế, vua chỉ nắm một phần quyền lực tối cao bởi bên cạnh còn có cơ quan quyền lực nhà nước (vd. nghị viện trong nhà nước tư sản có hình thức chính thể quân chủ).
Trong các chế độ chiếm hữu nô lệ phương Đông, hình thức chính thể nhà nước quân chủ chuyên chế là tiêu biểu nhất (Trung Quốc cổ đại, Ai Cập, Babilon, Ba Tư...). CĐQC cộng hoà xuất hiện ở Aten thế kỉ 5 - 6 tCn., trong đó cơ quan quyền lực nhà nước đều được bầu ra và hoạt động theo nhiệm kì. CĐQC phong kiến trải qua hai giai đoạn phát triển đặc trưng với nhà nước quân chủ phân quyền cát cứ và nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Trong nhà nước quân chủ phân quyền cát cứ, các lãnh chúa đều quan hệ phụ thuộc vào nhau và có nhà nước riêng khống chế chính quyền nhà nước trung ương. Ở nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, quyền lực nhà nước trung ương được tăng cường dưới sự điều khiển của vua, nhằm phát triển kinh tế và thương mại, củng cố lợi ích của vua chúa và tầng lớp quý tộc.
"Chế độ chính trị mà ở đó tất cả quyền lực nhà nước tập trung trong tay một người lên ngôi theo thừa kế gọi là vua, hoàng đế hay quốc vương. - Quân chủ tuyệt đối, quân chủ chuyên chế: quyền lực của vua không bị bất kì một hạn chế nào. Bên cạnh vua, có các quan là tư vấn, là người thừa hành; vua quyết định tất cả và không chịu trách nhiệm về bất kì việc gì và với ai (như ở các nước phương Đông và các nước phương Tây thời kì phong kiến trung ương tập quyền). - Quân chủ đại diện đẳng cấp: bên cạnh vua có một cơ quan bao gồm đại diện các đẳng cấp (ở Pháp là quí tộc, tăng lữ, thị dân) có một số quyền hạn nhất định như ở một số nước Châu Âu (Pháp, Nga, Anh,...). Chế độ quân chủ đại diện đẳng cấp ra đời trong bước quá độ, từ phong kiến cát cứ lên phong kiến tập quyền. Cơ quan đại diện đẳng cấp vừa ủng hộ nhà vua chống lãnh chúa địa phương, vừa đấu tranh hạn chế quyền hành của vua để bảo vệ quyền lợi của họ (vd. ấn định thuế). Chế độ này chỉ tồn tại một thời gian ở một số nước Châu Âu. - Quân chủ lập hiến (quân chủ hạn chế): quyền lực của vua bị hạn chế theo hiến pháp; nhà nước có nghị viện, nội các... như chế độ đại nghị, vua giữ vai trò là nguyên thủ quốc gia như tổng thống với quyền hạn khác nhau ở mỗi nước."
Nguồn: Từ điển Luật học trang 80
Tra câu | Đọc báo tiếng AnhTừ khóa » Theo Chế độ Quân Chủ Là Gì
-
Chế độ Quân Chủ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chế độ Quân Chủ Là Gì ? Nguồn Gốc, Nội Dung Của Chế độ Quân Chủ
-
Chế độ Quân Chủ Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Chế độ Quân Chủ Là Gì? Quân Chủ Lập Hiến Và Quân Chủ Chuyên Chế?
-
Chế độ Quân Chủ Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Chế độ Quân Chủ Là Gì?
-
Chế độ Quân Chủ Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
[CHUẨN NHẤT] Chế độ Quân Chủ Là Gì? - TopLoigiai
-
Thế Nào Là Chế độ Quân Chủ ? | SGK Lịch Sử Lớp 7
-
Chế độ Quân Chủ - Thư Viện Pháp Luật
-
Sự Khác Biệt Giữa Chế độ độc Tài Và Quân Chủ - Sawakinome
-
Chế độ Quân Chủ Là Gì? Quân Chủ Lập Hiến Và Quân Chủ Chuyên Chế?
-
Chế độ Quân Chủ Là Gì? B. Thể Chế Nhà Nước Do Vua đứng đầu. Trắc ...
-
Chính Thể Quân Chủ Chuyên Chế - Tra Cứu Pháp Luật