Từ điển Tiếng Việt "đại La (thành)" - Là Gì? - Vtudien

Từ điển tổng hợp online Từ điển Tiếng Việt"đại la (thành)" là gì? Anh-Việt Việt-Anh Nga-Việt Việt-Nga Lào-Việt Việt-Lào Trung-Việt Việt-Trung Pháp-Việt Việt-Pháp Hàn-Việt Nhật-Việt Italia-Việt Séc-Việt Tây Ban Nha-Việt Bồ Đào Nha-Việt Đức-Việt Na Uy-Việt Khmer-Việt Việt-Khmer Việt-Việt Tìm

đại la (thành)

thành đất bao quanh kinh thành Thăng Long xưa, để phân biệt với Hoàng thành bao quanh khu dinh thự cung điện triều đình và Cấm thành bao quanh cung điện của vua. Thời thuộc Đường (Tang), nhiều viên quan cai trị người Trung Quốc như Trương Bá Nghi (Zhang Boyi), Triệu Xương (Zhao Chang) và đặc biệt là Cao Biền (Gao Bian) đã sai đắp La Thành bao quanh Tống Bình (Hà Nội ngày nay), chu vi khoảng 6 km. Sau khi định đô tại Thăng Long, nhà Lý cho đắp Thành Đại La. Các triều đại sau này đã nhiều lần tu sửa, mở rộng thêm. Vòng thành Đại La rộng nhất do Mạc Mậu Hợp sai đắp năm 1587, là một hình tứ giác có các đỉnh là Nhật Tân (Bắc Hồ Tây), Cầu Giấy, Kim Liên và Ô Đống Mác. Thành cuối cùng còn để lại dấu tích đến ngày nay được đắp năm 1749 dưới thời Trịnh Doanh để đề phòng các cuộc khởi nghĩa nông dân. So với cũ, hẹp hơn về phía tây [hai đỉnh mới là Yên Phụ (trước là Nhật Tân) và ngã tư Giảng Võ - La Thành (trước là Cầu Giấy)], tạo thành một hệ thống đê đường ăn thông ra ngoài bằng 16 cửa ô (nay còn Ô Quan Chưởng). Lê Hữu Trác tả Thành Đại La ở cửa Vũ Quan (Ô Chợ Dừa): "nhìn thấy một dãy thành đất không cao lắm. Bên cạnh là một tường nhỏ, mặt trên là đường xe ngựa đi, mé ngoài có hàng rào tre dầy kín. Dưới có hào sâu, trong hào rải đầy chông chà, rất kiên cố. Thành có 3 lần cổng ngăn. Lần cổng nào cũng có lính gác hai bên, gươm giáo sáng loáng".

Tra câu | Đọc báo tiếng Anh

Từ khóa » đê La Thành Nghĩa Là Gì