Từ điển Tiếng Việt "dàn Nhạc Giao Hưởng" - Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
dàn nhạc giao hưởng
loại hình dàn nhạc phong phú, hoàn chỉnh nhất, phổ cập trong hoạt động biểu diễn âm nhạc bác học hiện nay trên thế giới. DNGH hình thành nhờ kết quả phát triển lịch sử lâu dài của các loại dàn nhạc và hoàn thiện vào nửa sau thế kỉ 19 trong nghệ thuật. Hayđơn (J. Haydn) là người đầu tiên khẳng định cơ cấu thành phần DNGH cổ điển (DNGH cỡ nhỏ). Trong DNGH có bộ ngũ tấu đàn dây (các nhóm viôlông I, viôlông II, viôlông antô, viôlôngxen, côngtơrơbat) và bộ kèn hơi được sắp xếp theo từng đôi (thường gọi là nhóm hai quản):2 fluyt, 2 ôboa, 2 clarinet (đôi khi không có), 2 fagôt, 2 co,2 tơrompet, các trống timpani. DNGH kiểu này đã được dùng để viết cho các bản giao hưởng của Hayđơn, Môza (W. A. Mozart), phần lớn các bản giao hưởng của Bêthôven (L. van Beethoven), một số tiểu phẩm giao hưởng của Glinka (M. I. Glinka), vv. DNGH cổ điển (cỡ nhỏ) về sau được bổ sung thêm 2 co, 2 hoặc 3 tơrombôn (trombone) và 1 tuba (tuba) gọi là DNGH cỡ lớn. Hàng loạt tác phẩm của Traikôpxki (P. I. Chajkovskij), Rimxki Koocxakôp (N. A. Rimskij Korsakov), Bôrôđin (A. P. Borodin), Xanh Xăng (C. Saint - Saens)... đã được viết cho loại dàn nhạc này. Thế kỉ 19 - 20, các nhà soạn nhạc đã bổ sung thêm nhạc cụ mới có khả năng đặc biệt về kĩ thuật và âm sắc, làm cho các tác phẩm khí nhạc thêm phong phú, độc đáo. Trong số đó có các loại fluyt to nhỏ, co ănglê, clarinet nhỏ và clarinet bat, các loại xăcxôphôn, côngtrơfagôt, các loại kèn đồng khác, đàn hacpơ, các nhạc cụ truyền thống dân tộc, các nhạc cụ gõ, vv. Các nhà soạn nhạc lớn như Becliôzơ (L. H. Berlioz), Xtơraoxơ (R. Strauss), Xkơriabin (A. N. Skrjabin), Vacnơ (R. Wagner) và Rimxki Koocxakôp... đã có công mở rộng thành phần của DNGH. Bộ kèn hơi của các DNGH cỡ lớn từ lâu đã sử dụng theo các kiểu nhóm tuỳ theo yêu cầu của các bản tổng phổ dàn nhạc: nhóm đôi (2 quản), nhóm ba (3 quản), nhóm bốn (4 quản), vv. Ở Việt Nam, DNGH được thành lập năm 1959, từ khi xuất hiện hát giao hưởng hợp xướng, nhạc vũ kịch Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có một số DNGH của Nhà hát Giao hưởng Quốc gia, Nhà hát Nhạc vũ kịch, Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam, Nhạc viện Hà Nội, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, vv. Các dàn nhạc trên đã góp phần giới thiệu di sản âm nhạc giao hưởng thế giới, thúc đẩy sự phát triển âm nhạc bác học ở Việt Nam trong hơn 30 năm qua.
nd. Dàn nhạc quy mô lớn, sử dụng xen kẽ nhiều nhạc khí. Tra câu | Đọc báo tiếng AnhTừ khóa » Dàn Nhạc Giao Hưởng Là Gì
-
Dàn Nhạc Giao Hưởng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giao Hưởng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhạc Giao Hưởng Là Gì? Nguồn Gốc Và Các Bộ Nhạc Cụ Phải Có
-
CÁC LOẠI NHẠC CỤ TRONG DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG
-
Tìm Hiểu Về Dàn Nhạc Giao Hưởng để Thấy Vẻ đẹp Tuyệt Mỹ Của âm ...
-
Giao Hưởng Là Gì (Phần 1)
-
Dàn Nhạc Giao Hưởng In English | Glosbe - Glosbe Dictionary
-
Nhạc Giao Hưởng Là Gì? Nhạc Giao Hưởng Chơi Bởi Những Loại Nhạc ...
-
Sự Khác Biệt Giữa Ban Nhạc Hòa Nhạc Và Ban Nhạc Giao Hưởng
-
Các Nhạc Cụ Trong Dàn Nhạc Giao Hưởng - ADAM Muzic
-
Tổng Quan Về Các Nhạc Cụ Trong Dàn Nhạc Giao Hưởng
-
'dàn Nhạc Giao Hưởng' Là Gì?, Tiếng Việt - Tiếng Anh
-
Sự Sắp đặt Hoàn Chỉnh Trong Cấu Trúc Dàn Nhạc Giao Hưởng - Intro Art