Từ điển Tiếng Việt "đỗ Phủ" - Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
đỗ phủ
(Du Fu; tự: Tử Mỹ; hiệu: Thiếu Lăng; 712 - 770), nhà thơ Trung Quốc. Quê: huyện Củng (Gongxian), tỉnh Hà Nam (Henan) (Trung Quốc). Xuất thân gia đình phong kiến, có truyền thống sáng tác thơ ca, giữ một chức quan nhỏ, quản lí kho quân giới ở Kinh Triệu (Jingzhao), sống nghèo khổ. Gặp thời loạn An Lộc Sơn (An Lushan), mang vợ con theo đám nạn dân, trải qua mọi cực khổ của người dân chạy loạn nên có điều kiện gần gũi và thấu hiểu cuộc sống cực nhục của nhân dân, cuối cùng lưu lạc đến vùng tây nam [Tứ Xuyên (Sichuan)] rồi chết ở Lỗi Dương (Leiyang) trên một chiếc thuyền con ở bến sông Tương (Xiangjiang). Thơ Đỗ Phủ phản ánh chân thực các cảnh tượng xã hội đời Đường (Tang) trong quá trình chuyển biến từ cực thịnh đến suy vong, những sự phân hoá, thối nát ngay trong hàng ngũ quý tộc. Thơ Đỗ Phủ được mệnh danh là "thi sử", phản ánh được những bước chuyển biến trong tư tưởng từ chỗ hi vọng vào giới nho sĩ với giấc mộng "mũ dài đai rộng" đến chỗ chán nản, thất vọng trước cảnh xâu xé lẫn nhau trong triều đình, thảm hoạ của bao năm chinh chiến đẩy dân đen vào cảnh lưu li, chết chóc. Tâm trạng bi quan chán nản trộn lẫn với sự đồng cảm sâu sắc với vận mệnh đau khổ của quần chúng. Tính phức tạp trong thơ đã làm cho Đỗ Phủ trở thành "tập đại thành của thi ca hiện thực" đương thời. Có "Đỗ Lăng tập" khoảng 1.400 bài. Những bài thơ được truyền tụng nhất là "Tam lại" ("Tân An lại", "Đồng Quan lại", "Thạch Hào lại"), "Tam biệt" ("Tân hôn biệt", "Thuỳ lão biệt", "Vô gia biệt"), "Binh xa hành"... Ngoài những bài thơ lấy xã hội làm đề tài, Đỗ Phủ còn làm nhiều bài tả các mặt khác của cuộc sống (cảm hoài, vịnh vật, đề hoạ, hoài cổ) với nghệ thuật tinh xảo, mang phong cách độc đáo, không gò bó theo một hình thức nào. Đỗ Phủ cũng dày công lao động sáng tác, khổ tâm tìm tòi về nghệ thuật thơ ca. Ảnh hưởng của Đỗ Phủ vô cùng sâu sắc. Tinh thần hiện thực vì nhân dân mà sáng tác thơ ca của Đỗ Phủ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển thơ ca đời Đường và các đời sau.
Đỗ Phủ
Tầm nguyên Từ điểnĐỗ PhủTự Tử Mỹ, hiệu Đỗ Lăng, quê ở Đương Dương. Thuở nhỏ nhà nghèo, thi tiến sĩ không đỗ, làm quan đến đời Vua Huyền Tông. Lúc An Lạc Sơn nổi loạn, Đỗ ở Lộc Châu. Khi nghe tin Vua Túc Tông lên ngôi vua ở quận Linh Vu, Đỗ định tìm đến nhưng giữa đường bị giặc bắt. Hai năm sau (758) trốn ra được. Vào yết kiến Vua Túc Tông, Đỗ được phong chức Hữu Thập Di, sau bỏ quan về nhà. Đỗ lại theo Nghiên Vu sang đất Thục làm chức Viện Ngoại Bộ Công, đến năm Đại lịch say rượu mà mất, thọ 59 tuổi (770). Đỗ Phủ học thức uyên bác, thi ca rộng rãi mênh mông, tiếng tăm lừng lẫy, ít ai sánh kịp.
Vào phe Lý Đỗ, nức danh Tôn Tào. Bích Câu Kỳ Ngộ Tra câu | Đọc báo tiếng AnhTừ khóa » đỗ Phủ Là Ai
-
Đỗ Phủ: Ánh Trăng Sáng Muôn Thuở Của Thơ Ca Trung Hoa - Revelogue
-
Đúng, Đỗ Phủ được Mệnh Danh Là 'Thi Thánh' - VnExpress
-
Nhà Thơ Đỗ Phủ Tiểu Sử Cuộc đời Và Sự Nghiệp - WRHC
-
Tiểu Sử Nhà Thơ Đỗ Phủ, Nhà Thơ Đỗ Phủ Là Ai? (Chi Tiết Về Cuộc ...
-
Tổng ôn Tập Lý Thuyết Vài Nét Về đỗ Phủ Môn Văn Lớp 10
-
Tiểu Sử Nhà Thơ Đỗ Phủ - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng
-
Tác Giả Đỗ Phủ | Tác Giả - Tác Phẩm Lớp 10
-
Giới Thiệu Về Tác Giả Đỗ Phủ – Tác Giả Bài Thơ Bài Ca Nhà Tranh Bị Gió ...
-
Giới Thiệu Về Nhà Thơ Đỗ Phủ - Thi Viện
-
Tác Giả: Đỗ Phủ - Giỏi Văn
-
Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị Và Vương Bột: Bốn Nhà Thơ Lớn Thời ...
-
Đỗ Phủ - Tiểu Sử Và Sự Nghiệp
-
Tình Bạn Vong Niên Của Lý Bạch - Đỗ Phủ: Tri Kỷ Trong đời, Gặp Nhau ...