Từ điển Tiếng Việt "thuyết Khế ước Xã Hội" - Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
thuyết khế ước xã hội
"1. Học thuyết chính trị - pháp lý do Êpiquya (Epicure; 341 - 270 tCn.) sáng lập trên cơ sở kế tục học thuyết của Đêmôcryt, một trong những nhà triết học duy vật lớn nhất và nhà vô thần thời cổ đại Hi Lạp. Ông xem xét xã hội thông qua lăng kính đạo đức. Bản chất học thuyết của ông là phát triển quan điểm của mình về các đạo luật mà không bắt nguồn từ thượng đế. Tự do của con người, theo ông, đó chính là trách nhiệm của con người và sự lựa chọn một cách hợp lý của chính bản thân con người. Con người mang đặc tính cá nhân con người chứ không mang tính đặc trưng của thượng đế. Vì vậy, theo ông, mục đích chính của quyền lực nhà nước là đảm bảo an ninh, tương hỗ lẫn nhau của con người. Với quan điểm đó, Êpiquya giải thích nguồn gốc của nhà nước và pháp luật bắt nguồn từ ""khế ước xã hội"" giữa con người với nhau về những lợi ích chung của họ, được thống nhất bởi mục đích ngăn chặn tác hại có thể nảy sinh trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Ông viết: ""những người lần đầu tiên đưa ra luật pháp, thiết lập phương thức cầm quyền và chế độ hành chính tại các đô thị đã qua đó trợ giúp việc đảm bảo an ninh cao nhất cho đời sống. Bởi lẽ nếu ai đó xóa bỏ mọi thứ thì chúng ta lại phải sống như dã thú..."". Đối với mỗi lúc, mỗi nơi công bằng sẽ có sự thay đổi vì sự thỏa thuận giữa những người tham gia hợp đồng có sự thay đổi. Hành vi của con người, hoạt động của quyền lực nhà nước và các đạo luật phải phù hợp với các quan điểm tự nhiên về công bằng. Êpiquya cũng cho rằng các đạo luật sẽ không còn tính công lý, nếu như nó sinh ra không vì lợi ích giao tiếp chung giữa mọi người. Sự vi phạm pháp luật sẽ phải trả giá do ""những người trừng phạt"" thực hiện. Những người theo Êpiquya kêu gọi tuân thủ pháp luật, bởi theo ý của Êpiquya ""pháp luật được xác lập dành cho người thông thái chứ không phải để cho họ không làm điều ác và để tránh cho họ không được làm điều ác"". Ông là người đã bác bỏ khuynh hướng thống trị của bất kỳ một ai đó đối với quần chúng và mơ ước giải phóng Hi Lạp khỏi ách thống trị của Maxêđoan. Ông đã lên án sự đối xử dã man đối với nô lệ và thừa nhận sự bình đẳng đối với phụ nữ như một tư tưởng gia của nền dân chủ chiếm hữu nô lệ ôn hòa. 2. Thuyết khế ước xã hội cũng là tên gọi vắn tắt của bản luận văn lớn mà Giăng Giăc Rutxô (Jean - Jacques Rousseau; 1712 - 1788) đặt tên với nhan đề ""Bàn về khế ước xã hội hay là các nguyên tắc về quyền chính trị (Du contract social - ou principes du droit politique). Toàn bộ cuốn luận văn có 6 vạn chữ, chia thành 4 phần, được tác giả gọi là ""quyển"" (livres). Cống hiến vĩ đại của Rutxô với tư cách là một nhà tư tưởng chính trị ở chỗ: ông là một trong những người đầu tiên thấy được sự khác biệt giữa xã hội công dân nảy sinh cùng với chế độ tư hữu và nhà nước được thiết lập sau đó trên cơ sở khế ước xã hội giữa những con người với nhau. Theo Rutxô, sự bất bình đẳng được phát triển cùng với xã hội. Giai đoạn đầu tiên của bất bình đẳng là việc thiết lập tài sản và quyền tư hữu, kế tiếp là thiết lập quyền lực nhà nước làm bất bình đẳng kinh tế tăng lên thành bất bình đẳng chính trị. Nhân dân cho rằng, với việc thành lập chính quyền nhà nước sẽ bảo vệ được tự do cho họ, song chính họ lại rơi vào vòng nô lệ. Cuối cùng, do kết quả chuyển hóa chính quyền thành chuyên chế và thiết lập chế độ lộng quyền bạo lực, bắt đầu giai đoạn cực đoan của bất bình đẳng, khi mọi người trở thành vô quyền như nhau trước những kẻ chuyên quyền. Rutxô đã cố gắng tìm những biện pháp hạn chế sự bất công xã hội, ""tìm kiếm hình thức liên kết có thể bảo vệ được nhân cách và tài sản của mỗi thành viên và trong đó mỗi người liên kết với tất cả, song chỉ phục tùng chính mình và vẫn tự do nhà nước"". Trong tác phẩm của mình, ông đưa ra tư tưởng chủ quyền thuộc về nhân dân, nhưng thực ra tư tưởng chủ quyền nhân dân có trước Rutxô. Song, ông đã phát triển nó khi khẳng định rằng, chủ quyền nhân dân là một thực thể tập thể, nó không thể được đại diện bởi cá nhân nào, mà quyền lực được tiến hành bởi ý chí chung hay ý chí của đ
Nguồn: Từ điển Luật học trang 482
Tra câu | Đọc báo tiếng Anhthuyết khế ước xã hội
social contract theory |
Từ khóa » Thuyết Khế ước Xã Hội Là Gì
-
Khế ước Xã Hội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thuyết Khế ước Xã Hội Là Gì ? Tìm Hiểu Về Thuyết Khế ước Xã Hội
-
Khế ước Xã Hội Là Gì? Bàn Về Khế ước Xã Hội Theo Quan điểm ...
-
Thuyết Khế ước Xã Hội - Hệ Thống Pháp Luật
-
Khế ước Xã Hội Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Thuyết Khế ước Xã Hội Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Thuyết Khế ước Xã Hội - TaiLieu.VN
-
Thuyết Khế ước Xã Hội | Xemtailieu
-
Bàn Về Khế ước Xã Hội: Kiệt Tác Triết Học Chính Trị Thế Giới
-
KHẾ ƯỚC XÃ HỘI - NGUYỄN MINH TUẤN
-
Khế ước Xã Hội
-
Khế ước Xã Hội
-
Lý Thuyết Khế ước Xã Hội - Mimir
-
Thuyết Khế ước Xã Hội - Bài Tập Có Thể Có Những Sai Sót, Chỉ Mang ...