Từ điển Tiếng Việt - Từ Khê Là Gì

Tra cứu Từ điển tiếng Việt
khê tt. Khét, mùi cơm hay cháo nấu đến cạn mà không bớt lửa: Cơm khê, cháo khê; Con gái mới về nhà chồng, Thổi cơm nồi đồng nửa sống nửa khê (CD)// (B) Đọng lại: Khê tiền, nợ khê // Vướng lại, không thông: Khê đàm, giọng khê.
khê dt. Khe, suối, đường nước từ nguồn trong núi chảy ra: Trải qua bao dặm sơn-khê (CD).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Lê Văn Đức
khê - tt 1. Nói cơm nấu quá lửa có mùi khét: Cơm sôi cả lửa thì khê (tng); Trên sống, dưới khê, tứ bề nát bét (tng). 2. Nói giọng không được trong vì cổ vướng đờm: Giọng khê đặc. 3. Nói trong bài tổ tôm, có khàn mà quên dậy: ù không được ăn tiền vì khê khàn. 4. Nói bát họ bị vỡ, vì nhiều người đã lấy và đi xa: Và cụ vỡ nợ vì khê họ.
Nguồn tham chiếu: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
khê I. dt. Chỗ hở lớn của thịt để khí lưu thông trong cơ thể, theo đông y. II. Khe (núi): khê sơn o giang khê o thôn khê o tiểu khê.
khê tt. 1. (cơm cháo) cháy, gây mùi khét khó chịu: cơm khê o mùi cháo khê. 2. (Giọng nói) rè khản: Giọng nói khê quá
Nguồn tham chiếu: Đại Từ điển Tiếng Việt
khê tt 1. Nói cơm nấu quá lửa có mùi khét: Cơm sôi cả lửa thì khê (tng); Trên sống, dưới khê, tứ bề nát bét (tng). 2. Nói giọng không được trong vì cổ vướng đờm: Giọng khê đặc. 3. Nói trong bài tổ tôm, có khàn mà quên dậy: ù không được ăn tiền vì khê khàn. 4. Nói bát họ bị vỡ, vì nhiều người đã lấy và đi xa: Và cụ vỡ nợ vì khê họ.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Nguyễn Lân
khê đt. Nói về cơm hay cháo cháy có mùi nồng: Cơm sôi cả lửa thì khê (T.ng)
khê dt. Khe suối; Xt. sơn-khê.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Thanh Nghị
khê .- t. 1. Nói cơm, cháo... nấu quá lửa có mùi nồng, khét. Khê nặc khê nồng. Khê quá không thể ăn được. Giọng khê. Giọng không trong, vì vướng đờm trong cổ. 2. Nói trong bài tổ tôm có khàn mà quên dậy: Khê khàn. 3. Nói bát họ bị vỡ, không thu được đầy đủ: Vì khê họ nên vỡ nợ.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Việt Tân
khê Nói về cơm hay cháo cháy có mùi nồng lên: Nồi cơm khê. Nghĩa bóng: 1. Đọng lại, không trôi chảy: Cầm họ bị khê. Đánh tổ-tôm để khê khàn. 2. Nói giọng vướng đờm không được trong: Nghiện thuốc phiện giọng nói khê nằng-nặc. Văn-liệu: Cơm sôi cả lửa thì khê. Trên sống dưới khê, tứ bề nát bét.
khê Khe suối: ở chỗ sơn-khê.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí
* Từ tham khảo:
- khê đọng
- khê độc
- khê thượng
- khề khà
- khề khề
- khễ nễ

* Tham khảo ngữ cảnh

Bà Thân cũng cười một tràng dài : Chỉ sợ lại chê cơm khê rồi làm khách thôi.
Nghĩ đến nồi hải sâm , Loan giật mình nói : Thôi chết tôi rồi ! Bà Phán đến mở vung coi , rồi kêu : khê mẹ nó rồi còn gì nữa ! Loan bảo khẽ Bích ngồi gần ấy : Sao cô không trông hộ tôi một tí.
Đem của khê ra không sợ người ta nói cho mục mả.
Bà Phán nói : Lỡ tay ! Mợ bỏ đấy , đi đến nửa giờ đồng hồ , mợ định tâm làm khê của nó , mợ lại còn cãi.
Ðó là bọn học sinh với bọn lao động đi về làng Thuỵ khê xưa nay vẫn là nơi ăn trọ của hai hạng người : cắp sách , và làm thợ.
Làng Thuỵ khê sáu , bảy năm về trước không giống hệt làng Thuỵ Khê ngày nay , vì ngày nay cái trại trồng hoa của thành phố về phía đường bên hồ đã làm mất hẳn cái đặc sắc của làng : Cái đặc sắc ấy là cái hố rác khổng lồ về mùa hè bốc mùi ô uế rất nồng nực khó chịu.
* Từ đang tìm kiếm (định nghĩa từ, giải thích từ): khê

Bài quan tâm nhiều

Chữ quốc ngữ - Sự hình thành, phát triển và những đóng góp và văn hóa Việt Nam

Chữ quốc ngữ - Sự hình thành, phát triển và những đóng góp và văn hóa Việt Nam

Lịch sử chữ Quốc ngữ và vấn đề chuẩn hóa chính tả hiện nay

Lịch sử chữ Quốc ngữ và vấn đề chuẩn hóa chính tả hiện nay

Cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam lên hạng vô giá

Cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam lên hạng vô giá

65 năm ngành Ngôn ngữ học: Thành tựu “Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt” và những vấn đề đặt ra hiện nay

65 năm ngành Ngôn ngữ học: Thành tựu “Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt” và những vấn đề đặt ra hiện nay

Lịch sử đầy sóng gió của chữ quốc ngữ

Lịch sử đầy sóng gió của chữ quốc ngữ

ads

Từ khóa » Khê Là Gì