Từ Điển - Từ Ba Cọc Ba đồng Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: ba cọc ba đồng

ba cọc ba đồng 1. Thu nhập ít ỏi, eo hẹp, lại không có khoản nào khác phụ thêm, ví như trước đây khi mua bán người nghèo chỉ có thể đặt vào mỗi cọc một đồng và chỉ vọn vẹn một đồng ấy thôi, chứ không như những nhà giàu, đặt vào mỗi cọc là cả một cọc tiền đồng cao: lương ba cọc ba đồng o thu nhập ba cọc ba đồng 2. Lối làm ăn kém cỏi, tủn mủn, bủn xỉn không thoáng mở, không biết nhìn xa trông rộng: Làm ăn bây giờ phải biết thả con săn sắt bắt con cá sộp, nếu chỉ ba cọc ba đồng thì không làm thế nào mà vượt lên được đâu.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
ba cọc ba đồng ng Nói đồng lương có hạn, không có bổng lộc gì: Đám viên chức nhỏ sống bằng đồng lương ba cọc ba đồng (NgĐThi).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
ba cọc ba đồng ph. Ngb. Chỉ việc gì có số thu nhất định, không có bổng ngoại.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
ba cọc ba đồng ph. Nói số lương ít ỏi và có hạn nhất định.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
ba cọc ba đồng Nghĩa chính là ba cọc chỉ có ba đồng. Nghĩa bóng là việc gì chỉ có số thu nhất-định, không có bổng ngoại.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

ba cơm bảy mắm

ba cơn sáu máu

ba cùng

ba-dan

ba dao bảy búa

* Tham khảo ngữ cảnh

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): ba cọc ba đồng

Từ điển là loại sách có chức năng xã hội rộng lớn. Nó cung cấp vốn từ ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, giúp cho việc học tiếng mẹ đẻ và học ngoại ngữ, mở rộng vốn hiểu biết của con người về sự vật, khái niệm trong thế giới tự nhiên và xã hội. Từ điển là một sản phẩm khoa học có tác dụng đặc biệt đối với sự phát triển văn hoá, giáo dục, nâng cao dân trí và mở rộng giao lưu giữa các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau.

Các nhà từ điển học đã phân chia ra hai loại từ điển công cụ: Từ điển ngôn ngữ (gồm từ điển tường giải, từ điển chính tả, từ điển đồng nghĩa/trái nghĩa, từ điển song ngữ, đa ngữ...) và Từ điển tri thức (từ điển bách khoa, bách khoa thư, bách khoa toàn thư...). Tuy nhiên, bất luận loại từ điển nào cũng đều được biên soạn trên cơ sở của các cấu trúc vĩ mô (cấu trúc tổng thể) và cấu trúc vi mô (cấu trúc chi tiết mục từ). Vì vậy, việc xem xét cấu trúc hai mặt này là vấn đề phải quan tâm tới mọi loại hình từ điển của nước ta hiện nay.

Các cuốn từ điển tra cứu ở đây, được tham khảo từ các nguồn từ điển:

- Từ điển Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam của GS. Nguyễn Lân – Nxb Văn hóa Thông tin tái bản 2010, có hiệu chỉnh và bổ sung; Từ điển Thành ngữ và Tục Ngữ Việt Nam của tác giả Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào… - Từ điển - Khai Trí. - Từ điển - Lê Văn Đức. - Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức. - Đại Từ điển Tiếng Việt. - Từ điển - Nguyễn Lân. - Từ điển - Thanh Nghị. - Từ điển - Khai Trí. - Từ điển - Việt Tân.

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Thành Ngữ 3 Cọc 3 đồng