Từ Điển - Từ Bìm Bịp Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: bìm bịp

bìm bịp dt. động Loại chim lông mình xanh, đầu màu dà, ăn cá: Bìm-bịp kêu nước lớn anh ơi, Mua bán không lời chèo chống mỏi-mê (CD)
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
bìm bịp dt. Chim rừng nhỏ hơn gà, lông nâu, cổ và đầu đen, đuôi dài, kêu "bịp bịp" vào mùa sinh sản từ tháng 3-7.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
bìm bịp dt (động) Loài chim giống như quạ, lông màu nâu, đuôi dài, thường ở các bụi cỏ, có tiếng kêu “bìm bịp”: Tiếng con bìm bịp giữa cái tĩnh mịch của buổi trưa (NgVBổng).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
bìm bịp dt. (đ.) Một loại chim lớn hơn cưỡng, lông thường đà, nâu.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
bìm bịp d. Loại chim trông như con quạ, lông màu nâu, thường hay thấy ở các bụi bờ, tiếng kêu "bìm bịp".
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
bìm bịp Tên một loài chim: Bìm-bịp biết bắt gà con. Văn-liệu: Phượng-hoàng chặt cánh đuổi đi, Bắt con bìm-bịp đem về mà nuôi (C-d).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

bìm bịp bắt gà con

bìm bịp bắt gà trống thiến

bìm núi

bìm núi nhiều nhánh

bím

* Tham khảo ngữ cảnh

bìm bịp kêu , nước lớn anh ơi Buôn bán chẳng lời , chèo chống mỏi mê.
Vẫn là những âm thanh quen thuộc của con bìm bịp ở một quãng sông.
Sông không rộng cho lắm , ngày hai lần , nước sông lớn và ròng theo triều biển , theo tiếng bìm bịp kêu nghe tợ tiếng tù và thổi giục.
Từ trong bãi bỗng có tiếng bìm bịp kêu giục gĩa một thôi dài.
Lúc bìm bịp kêu nước giựt ròng , chú Tư trở dậy.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): bìm bịp

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » đi Bắt Bìm Bịp