Từ Điển - Từ Bồi Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: bồi

bồi đt. Dán nhiều lớp, đắp thêm luôn: Giấy bồi, đất bồi, bên lở bên bồi; Trời năng mưa năng chuyển, đất ngoài biển năng lở năng bồi (CD) // (B) ở nhau quá tử-tế, quá thân cách vội-vàng: Bồi lắm có ngày lở lắm, Thương dai phải lúc hờn dai (CD)
bồi đt. Vun-vón, sửa-sang, bù thêm vào.
bồi đt. Điền lại, trả lại: Đền-bồi, thường-bồi.
bồi dt. Người giúp việc nhà, trong quán ăn, quán uống, khách sạn. (boy).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
bồi - 1 dt. (Anh: boy) Người đàn ông hầu hạ bọn thực dân trong thời thuộc Pháp: Vợ lăm le ở vú, con tấp tểnh đi bồi (TrTXương).- 2 đgt. Dán nhiều tờ giấy vào với nhau để cho thêm dày: Bồi bức tranh để treo lên tường.- 3 đgt. Nói đất cát hoặc phù sa đắp thêm vào bờ sông: Con sông kia bên lở bên bồi, bên lở thì đục, bên bồi thì trong (cd).- 4 đgt. Tiếp thêm một hành động cho kết quả nặng hơn: Tôi bồi thêm chiếc đá nữa (Tô-hoài).- 5 đgt. Đền bù: Nhà nước lấy đất làm đường, những thiệt hại của dân tất nhiên sẽ được bồi.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
bồi (boy) dt. Người đàn ông chuyên làm công việc dịch vụ trong khách sạn hoặc nhà riêng thời thực dân: đi ở bồi o cậu bồi.
bồi I. đgt. 1. Đắp thêm nhiều lớp: bồi bìa o đắp đất bồi đê o bồi tụ. 2. (Bùn cát ởsông hồ) lắng đọng, làm cạn, hẹp lòng sông, hồ: đất bồi o Dòng sông bên lở bên bồi (cd.). 3. Tiếp thêm hành động: bồi thêm quả đấm o nói bồi một câu. II. Đắp thêm đất: bồi đắp o đắp bồi o tài bồi. III. Tăng thêm cho nhiều, cho mạnh: bồi bổ o bồi dưỡng o bồi túc.
bồi đgt. Đền, bù lại cái đă mất, hư hỏng: Ai làm mất phải bồi bằng tiền o bồi hoàn o bồi khoản o bồi thường o đền bồi.
bồi Theo giúp thêm vào bên cạnh: bồi tế o bồi thẩm o bồi thân.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
bồi dt (Anh: boy) Người đàn ông hầu hạ bọn thực dân trong thời thuộc Pháp: Vợ lăm le ở vú, con tấp tểnh đi bồi (TrTXương).
bồi đgt Dán nhiều tờ giấy vào với nhau để cho thêm dày: Bồi bức tranh để treo lên tường.
bồi đgt Nói đất cát hoặc phù sa đắp thêm vào bờ sông: Con sông kia bên lở bên bồi, bên lở thì đục, bên bồi thì trong (cd).
bồi đgt Tiếp thêm một hành động cho kết quả nặng hơn: Tôi bồi thêm chiếc đá nữa (Tô-hoài).
bồi đgt Đền bù: Nhà nước lấy đất làm đường, những thiệt hại của dân tất nhiên sẽ được bồi.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
bồi bt. Đất cát đùn, thêm vào: Đất bồi. Khúc sông bên lở bên bồi, Bên lở thì đục bên bồi thì trong (C.d). // Đất bồi.
bồi đt. Phết, bôi lên nhiều lớp.
bồi đt. Vun bón, bù thêm vào: Cây kia hoa đỏ cành tươi, Ai vun, ai xới, ai bồi mầy xanh (C.d).
bồi đt. Đền, trả lại: Bồi-thường, bồi-khoản.
bồi dt. Người sai việc: Không ký không thông cũng cậu bồi (T.Xương). // Bồi bàn. Bồi bếp. Bồi phòng.
bồi Giúp việc: Bồi-thẩm.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
bồi d. Người đàn ông hầu hạ bọn thực dân trong thời Pháp thuộc.
bồi đg. Dán nhiều tờ giấy hay nhiều mảnh vải vào với nhau để cho thêm dày: Bồi bức tranh.
bồi đg. Đánh thêm một đòn để kẻ địch không thể trỗi dậy được: Bồi một báng súng cho thằng giặc quỵ hẳn.
bồi đg. Đắp thêm vào: Sông Thương bên lở bên bồi, Bên lở thì đục bên bồi thì trong (cd).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
bồi Dùng những chất nhựa phết vào những tờ giấy hay bức vải làm cho dầy thêm: Bức tranh bồi thêm mấy lần giấy.
bồi Đất cát đùn đầy lên: Khúc sông khi lở khi bồi, Làm người có nhục thì rồi mới vinh (C-d). Văn-liệu: Khúc sông bên lở bên bồi, Bên lở thì đục bên bồi thì trong (C-d).
bồi Vun bón, bù thêm vào: Nhờ tay tạo-vật tài bồi.
bồi Đền trả lại: Công cha nghĩa mẹ đền-bồi cho phu.
bồi Giúp việc, không dùng một mình.
bồi Người hầu-hạ. Bởi chữ "boy" tiếng Hồng-mao, nghĩa là thằng nhỏ. Văn-liệu: Vợ lăm-le ở vú, con tấp-tểnh đi bồi (thơ Tú Xương).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

bồi bàn

bồi bếp

bồi bổ

bồi bút

bồi dưỡng

* Tham khảo ngữ cảnh

bồi ra đưa chàng ngồi ở phòng khách.
Thế là tiện. Chàng ra hiệu bảo bồi : Hai cốc cà phê
Người bồi chạy ra : Trương lấy điệu bộ một tay chơi đã thạo , nét mặt cau có , hất hàm hỏi ngươi bồi : Gọi cho tôi bất cứ người nào.
Nàng thốt nghĩ đến việc cứu Trương và bồi hồi thấy trước cái oanh liệt của công việc nàng.
Chàng gọi bồi lấy rượu sâm banh , vì chàng định uống cho say sưa không biết gì nữa.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): bồi

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Giải Thích Dòng Sông Bên Lở Bên Bồi