Từ Điển - Từ Cuốn Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: cuốn

cuốn đt. Vấn tròn lại, bắt trong vấn ra: Cuốn chiếu, cuốn buồm, cuốn chỉ. // (R) Guộn lại, hốt mang đi: Gió cuốn, cuốn gói, trốt cuốn. // dt. Thức ăn có bánh tráng hoặc bột tráng mỏng cuốn lại: Bi cuốn, gỏi cuốn, nem cuốn, bánh cuốn, một cuốn bì, hai cuốn nem, ba cuốn gỏi. // mt. (R) Tập vở hoặc sách bìa mỏng, có thể cuốn tròn: Cuốn tập, cuốn sách. // thth Quyển (dù có bìa cứng): Cuốn sách, cuốn sổ.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
cuốn - 1 dt. 1. Quyển sách; Quyển sổ: Cuốn tiểu thuyết 2. Từng đơn vị tác phẩm in ra: Từ điển in một vạn cuốn 3. Cây hàng quấn quanh một cái trục: Gấm trâm cuốn, bạc nghìn cân, tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là (K).- 2 dt. Món ăn gồm bún, thịt lợn, tôm, bỗng rượu cuộn lại trong một lá rau diếp: Chủ nhật mời bạn đến ăn cuốn.- 3 đgt. Làm gọn lại bằng cách cuộn tròn: Cuốn chiếu; Cuốn mành mành; Cuốn buồm lên.- 4 đgt. Lôi kéo đi nhanh và mạnh: Gió lạnh cuốn nhanh những đám mây xám (NgĐThi).- 5 đgt. Thu hút vào: Bài nói chuyện đã cuốn được tâm trí người nghe.- 6 tt, trgt. Có hình cung vòng tròn ở phía trên: Cửa cuốn; Xây cuốn cửa tò vò.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
cuốn dt. Món ăn gồm có bún, tôm, thịt cuốn lại trong lá rau diếp hay xà lách: ăn cuốn ăn thang.
cuốn Nh. Bánh cuốn.
cuốn I. đgt.1. Thu gọn các vật hình tấm bằng cách gấp lăn trên bề mặt các vật đó: cuốn chiếu o cuốn rèm lên. 2.Kéo đi theo trên đà chuyển động mạnh: Bụi cuốn theo xe o Nước cuốn trôi nhiều nhà cửa, cầu cống. II. dt. Từng cái từng quyển vở, sách hoặc từng đơn vị tác phẩm văn học nghệ thuật: cuốn vở o cuốn tiểu thuyết o cuốn phim.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
cuốn dt 1. Quyển sách; Quyển sổ: Cuốn tiểu thuyết 2. Từng đơn vị tác phẩm in ra: Từ điển in một vạn cuốn 3. Cây hàng quấn quanh một cái trục: Gấm trâm cuốn, bạc nghìn cân, tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là (K).
cuốn dt Món ăn gồm bún, thịt lợn, tôm, bỗng rượu cuộn lại trong một lá rau diếp: Chủ nhật mời bạn đến ăn cuốn.
cuốn đgt Làm gọn lại bằng cách cuộn tròn: Cuốn chiếu; Cuốn mành mành; Cuốn buồm lên.
cuốn đgt Lôi kéo đi nhanh và mạnh: Gió lạnh cuốn nhanh những đám mây xám (NgĐThi).
cuốn đgt Thu hút vào: Bài nói chuyện đã cuốn được tâm trí người nghe.
cuốn tt, trgt Có hình cung vòng tròn ở phía trên: Cửa cuốn; Xây cuốn cửa tò vò.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
cuốn dt. Bánh làm bằng bột gạo, đổ mỏng và cuốn lại: Bánh cuốn, chả giò.
cuốn dt. Thức ăn có bún thịt, tôm cuộn lại trong lá rau: Cuốn gà
cuốn dt. Quyển sách: Cuốn I, cuốn II.
cuốn 1. dt. Cuộn vấn tròn lại: Cuốn thành bó. Nhà hương cao, cuốn bức là (Ng. Du). // Cuốn bó. 2. Cái gì mỏng dài và lớn vấn, cuộn lại: Một cuốn giấy, hai cuốn vải.
cuốn đt. Kéo, mang đi: Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay (Ng. Du) Mây bay, gió cuốn mây bay (Th. Lữ) Ngr. Lấy, mang lén đi: Hắn cuốn cả áo quần rồi dông mất.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
cuốn I. d. Món ăn có bún, thịt tôm, bỗng rượu, cuộn lại trong lá rau diếp. II. đg. 1. Cuộn lại: Cuốn chiếu; Cuốn mành. 2. Xoay tròn rồi lôi đi mất: Gió cuốn tấm cót; Không biết bơi bị nước cuốn đi.
cuốn d. Tập sách, sổ...mỏng: Cuốn nhật kí; Cuốn truyện ngắn.
cuốn d. Phần ở trong và có hình cung của một công trình xây dựng: Cuốn cầu.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
cuốn Cuộn lại, vò, xoay tròn lại: Cuốn thuốc lá, cuốn chiếu. Nghĩa rộng là xoay tròn mà mang đi: Gió cuốn, nước cuốn. Nghĩa rộng nữa là thu nhặt mà mang lén đi hết. Văn-liệu: Nhà hương cao cuốn bức là (K.). Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay. Của đồng cuốn của nhà.
cuốn Một món đồ ăn có bún thịt, tôm, cuộn lại trong lá rau diếp: Ăn cuốn, ăn thang.
cuốn Tên một thứ bánh làm bằng bột gạo, đổ mỏng mà cuốn lại: Bánh cuốn chay, bánh cuốn mặn.
cuốn Một cuộn: Cuốn giấy. Văn-liệu: Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân (K.).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

cuốn chiếu hết nhân tình

cuốn cờ cởi giáp

cuốn gói

cuốn tôm

cuốn vó

* Tham khảo ngữ cảnh

Sáng dậy , các anh các chị nó được ăn bánh tây , bánh cuốn .
Trương nghĩ đến cuộc gặp Thu hôm ba mươi tết và tự nhủ : Mình yêu rồi và có lẽ Thu đã yêu mình... Thu có lẽ yêu mình ngay từ khi gặp trên xe điện , nhưng hôm ba mươi vừa rồi mình mới được biết là Thu yêu mình... Chàng giở cuốn sổ tay dùng để ghi những việc quan trọng trong đời.
Trương đọc trong cuốn sổ tay mấy dòng biên về ngày hôm đó : 30 tết.
Đến gần nhà Thu , Trương bỏ cuốn sổ vào túi chăm chú nhìn thấy cửa sổ sơn màu vàng nâu , cánh mở rộng.
Tiếng mở cửa và tiếng nói làm Trương giật mình bỏ cuốn tạp chí xuống bàn và quay lại nhìn.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): cuốn

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Cuốn Có Nghĩa Là