Từ Điển - Từ Dở Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: dở

dở đt. Lật ra, bày ra, đỡ lên cao: Con cò chết rũ trên cây, Cò con dở sách coi ngày làm ma; Dở tạ.
dở trt. Lỡ, bận việc, chưa xong: Lỡ-dở, bỏ dở // Không thật tính: Dở hơi, dở ông dở thằng.
dở bt. Kém, dưới mức trung-bình: Học dở, đá dở, thức ăn dở, tiểu-thuyết dở.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
dở - 1 (cũ; id.). x. giở1.- 2 t. Không đạt yêu cầu, do đó không gây thích thú, không mang lại kết quả tốt. Vở kịch dở. Thợ dở. Dạy dở. Làm như thế thì dở quá.- 3 t. (kết hợp hạn chế). Có tính khí, tâm thần không được bình thường, biểu hiện bằng những hành vi ngớ ngẩn. Anh ta hơi dở người. Dở hơi*.- 4 t. Ở tình trạng chưa xong, chưa kết thúc. Đan dở chiếc áo. Bỏ dở cuộc vui. Đang dở câu chuyện thì có khách.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
dở đgt. Lật mặt nọ sang mặt kia: dở sách o dở từng trang tạp chí.
dở tt. Không hay, không giỏi: vở kịch xem rất dở o hát dở quá o Thợ dở lắm.
dở tt. Ngớ ngẩn, không sáng trí: Thằng bé hơi dở người.
dở tt. Chưa xong, chưa hoàn thành: bỏ dở công việc o viết dở lá thư.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
dở tt, trgt Không hay; Không đúng: Quyển sách dở; Đi thì cũng dở, ở không xong (HXHương) 2. Nói phụ nữ có thai thích ăn những thứ khác thường: Thèm như gái đẻ thèm ngói (tng); Cô ta ăn dở rồi.
dở trgt Nửa chừng, Chưa xong, Chưa hết; Chưa dứt: Viết dở bài báo; Tôi còn dở mối tơ hồng chưa xe (cd).
dở trgt Nửa nọ nửa kia: Làm chi dở đục, dở trong, lờ lờ nước bến cho lòng chẳng thương (cd).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
dở đt. 1. Lật, mở ra: Dở sách ra xem. 2. Kéo ra, bày ra, bới móc ra: Thôi đừng dở chuyện cũ mà chi.
dở tt. Lỡ chừng, chưa hết, chưa dứt: Bỏ dở công việc. // Dở ông dở thằng: ngr. Dở lui dở tới.
dở tt. Không tài, không ngon, không gây hứng thú: Thức ăn dở, bài hát dở.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
dở 1 t. đg. Không ra gì, không đem lại lợi ích hay vui thú gì: Quyển sách dở; viết dở, không thành câu.
dở 2 ph. Nửa chừng, chưa hết, chưa dứt: Viết dở bài báo, mãi không xong.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
dở Lật mặt nọ sang mặt kia: Dở sách.
dở Lỡ chừng, không dứt, không hết, không hẳn. Văn-liệu: Làm tôi cứ ở cho trung, Chớ ở hai lòng sau hoá dở-dang. Dở-dang nào có hay gì (K).
dở Trái với hay: Nói dở khó nghe.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

dở anh dở thằng

dở bộ

dở bữa

dở chàng dở đục

dở chợ dở quê

* Tham khảo ngữ cảnh

Chàng nhìn Thu trả lời : Tình cờ hay không tình cờ ? Có lẽ không ? Chàng loay hoay tìm cách giảng cho câu nói của mình có nghĩa đối với mọi người khác : Có lẽ không vì... Nhưng chàng không tìm ra và bỏ dở câu nói , theo Mỹ đến chỗ bàn bài đánh bất , Tân em Mỹ đứng lên nhường cửa.
Trương nhớ đến câu nói với Cảnh khi vào nhà Thu và tự trách không nhanh trí khôn tìm ngay được cách giảng nghĩa đến nỗi phải bỏ dở câu nói.
Trương trả lời một vài ý nghĩ mới lộ ra lúc nãy khi trả lờ Quang cái ý nghĩ bỏ dở khi mãi ngắm cảnh ngoài phố : Hay là mình không cần gì nữa ? Chàng thấy quả tim đập mạnh : Phải mình cần gì nữa.
Bà Bát đứng trong nhà nói ra : Không và còn đứng cả ngoài ấy làm gì nữa ? Trương nói đùa với bà Bát : Chúng con đương dở bàn một việc rất quan trọng.
Câu chuyện về Trương bỏ dở .

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): dở

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Dở Vở Hay Giở Vở