Từ Điển - Từ Khệnh Khạng Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: khệnh khạng

khệnh khạng trt. Bệ-vệ, đủng-đỉnh, dáng bước đi chậm-chạp, ung-dung: Khệnh-khạng bước vào.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
khệnh khạng - t. 1 Có dáng đi hơi giạng chân, vẻ khó khăn, chậm chạp. Đi khệnh khạng. 2 Có dáng điệu, cử chỉ chậm chạp, dềnh dàng, làm ra vẻ quan trọng. Cứ khệnh khạng như ông quan.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
khệnh khạng tt. 1. Có dáng đi hơi dạng chân với vẻ nặng nề, khó nhọc, thường do đau: đi khệnh khạng từng bước một. 2. Có dáng đi đứng dềnh dàng, tỏ ra vẻ quan trọng: đi đứng khệnh khạng như ông tướng ấy.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
khệnh khạng tt, trgt 1. Nói cách đi chậm chạp, nặng nề: Vì có cái mụn ở bẹn, nên em bé phải đi khệng khạng 2. Dềnh dang, ra vẻ quan dạng: Công việc rất gấp, mà hắn vẫn cứ khệnh khạng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
khệnh khạng tt. Xt. Khệ-nệ.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
khệnh khạng .- t. ph. 1. Nói đi chậm chạp, nặng nề vì đau ở bẹn hoặc ở chân. 2. Bệ vệ, dềnh dàng ra vẻ quan dạng: Công việc gấp rồi mà cứ khệnh khạng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
khệnh khạng Trỏ bộ người đau đi chậm chạp không nhanh-nhẹn. Nghĩa bóng: làm ra dáng ung-dung quan-dạng: Việc vội mà còn khệnh-khạng mãi.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

khêu

khêu gợi

khều

khều khào

khều khào

* Tham khảo ngữ cảnh

Lợi dụng lúc các bạn bè còn đứng xếp hàng hai bên đường chưa kịp giải tán , anh quẹt bùn lên mép giả làm râu , choàng lá cờ đỏ lên vai làm áo bào (anh chẳng biết các ông hoàng bà chúa ăn mặc thế nào , chỉ biết một điều là họ không thể mặc quần áo vải xấu màu đen mốc đôi chỗ đã rách mục như anh) , đi khệnh khạng trên đường như một thế tử hống hách.
Anh lính trẻ thích chí , mặt ngếch cao hơn , bộ đi khệnh khạng hơn.
Mõ ! Các cụ truyền bay bắt nó ngẩng đầu lên chứ ! Mãi khi chè chén no nê xong , một người trong bọn mới khệnh khạng nhè mồm gọi bố chị Minh ra mà phán rằng : Thôi bây giờ con bác Nhiêu đã chót dại mà xưa nay bác là người tử tế , ăn chịu đóng góp với làng đầy đủ , vậy làng thương tình phạt bác ba đồng bạc , hai trăm cau tươi , tám chai rượu , lập tức tối hôm nay bác phải thân đưa đến nhà tôi.
Anh Phương đỗ bằng cử nhân văn chương… Phòng mình tuy là đau ốm khệnh khạng cũng có ít nhất sáu cha trí thức.
Ở nhà , mỗi lúc đâu đã có cái thú tự nhiên như vậỷ Mình lại thấy bắt thương cho những ông khệnh khạng , ăn một miếng giữ gìn một miếng , chỉ sợ ngồi ở "đầu đường xó chợ" thì "nhĩ mục quan chiêm".

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): khệnh khạng

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Khệnh Khạng Nghĩa Là Gì