Từ Điển - Từ Khéo Léo Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: khéo léo

khéo léo bt. (đ): Nh. Khéo.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
khéo léo - Khéo nói chung: Chân tay khéo léo.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
khéo léo tt. Rất khéo, rất tinh tế trong cách làm, trong đối xử: Đôi bàn tay khéo léo o Phải khéo léo lắm mới thuyết phục được ông ta.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
khéo léo tt Rất có tài làm tốt, làm đẹp: Các công trình lộng lẫy đó muôn vàn bàn tay khéo léo làm ra (NgHTưởng). trgt Có tác động đến, nhưng không làm mất lòng: Vợ chồng nhà ấy cãi nhau, chị ta đã khéo léo can ngăn.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
khéo léo tt. Nht. Khéo.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
khéo léo .- Khéo nói chung: Chân tay khéo léo.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
khéo léo Cũng nghĩa như “khéo”.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

khéo miệng đỡ chân tay

khéo mồm

khéo mồm khéo miệng

khéo tay

khéo tay hay miệng

* Tham khảo ngữ cảnh

Gớm khéo léo quá.
Ông gọi chúng tôi ra xem hoa , với cái tự kiêu của một chủ nhân ông khéo léo ; rồi hàng giờ ông đứng lặng ngắm chậu lan , dường như để đợi chờ bông hoa nở.
Khu vườn chú ấy , phải biết ! Nhìn cái cổng lá chè cắt xén khéo léo thành mái thành cột , không bỏ đi được.
Đó là kết quả những vận động kín đáo , khéo léo của Lợi.
Nắm giữ quyền hành quyết định mọi sự , nhưng lại khéo léo giấu mình trong cái vẻ ngoan ngoãn của thuộc cấp , dành cho cấp cao niềm hãnh diện được quyết định tối hậu , bằng lòng ở hậu trường cho kẻ khác ra sân khấu , có lẽ bí quyết sự thành công của Lợi là ở nghệ thuật xảo diệu đó.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): khéo léo

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Khéo Léo Có Nghia La Gi