Từ Điển - Từ Khỉ Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: khỉ

khỉ dt. (động): Loài thú có vú, bốn chân có bàn trũng và ngón dài nắm được, trèo cây giỏi, sống bằng trái cây và ngũ-cốc, tính hay bắt-chước và phá-khuấy: Hát khỉ, mặt khỉ, dạy khỉ trèo cây // (R) Liến, lý-lắc, hay phá: Liến-khỉ, thằng con khỉ, khỉ quá! // tht. Cùi-xơ, tiếng chỉ việc ăn-trợt: Mớ-khỉ, có khỉ gì đâu!
khỉ đt. X. Khởi: Khỉ-sự.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
khỉ - dt (động) Loài động vật cao đẳng, có vú, bốn bàn chân như bốn bàn tay có thể cầm nắm được: Trong rạp xiếc khỉ đạp xe đạp như người.- tt Xấu; không hay ho gì: quá! Có việc ấy mà cũng quên; Việc ấy có ra khỉ gì đâu.- tht Từ dùng để rủa khi bực mình: ! Làm mất thì giờ của người ta.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
khỉ dt. 1. Thú cao cấp gần với người, bàn chân bàn tay có thể cầm nắm được, leo trèo rất giỏi: đánh đu với khỉ. 2. Tiếng rủa thân mật khi gặp trắc trở, hoặc không vừa lòng: Khỉ thật! Đồ khỉ!
khỉ Dấy lên, bắt đầu, thường đọc là khởi: khỉ binh o khỉ công.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
khỉ dt (động) Loài động vật cao đẳng, có vú, bốn bàn chân như bốn bàn tay có thể cầm nắm được: Trong rạp xiếc khỉ đạp xe đạp như người. tt Xấu; không hay ho gì: Khỉ quá! Có việc ấy mà cũng quên; Việc ấy có ra khỉ gì đâu. tht Từ dùng để rủa khi bực mình: Khỉ! Làm mất thì giờ của người ta.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
khỉ dt. 1. Loài có vú, lông nhiều, bốn bàn chân giống bốn bàn tay, hình thù gần giống người. Làm trò khỉ, làm trò lố bịch. Khỉ độc (khỉ đột), khỉ lớn. Khỉ đàn. Khỉ sóc, khỉ nhỏ. Khỉ cái. 2. Tiếng mắng: Đồ khỉ!. // Khỉ già!. Con khỉ!
khỉ Nht. Khởi: Khỉ sự.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
khỉ .- d. 1. Loài động vật cao đẳng, có vú, gần giống người, bốn bàn chân hình giống bàn tay. Chẳng ra khỉ gì. Không nên trò trống gì. 2. Từ dùng để rủa khi bực mình: Khỉ! Cứ trêu người ta mãi!
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
khỉ Loài có vú, 4 bàn chân giống như 4 bàn tay, hình gần giống người. Văn-liệu: Dạy khỉ trèo cây.
khỉ Thường đọc là khởi. Dấy lên, bắt đầu: Khởi binh, khởi sự.
khỉ Cũng đọc là khởi. Há (không dùng một mình).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

khỉ bắt chước người

khỉ binh

khỉ chê khỉ đỏ đít

khỉ công

khỉ cùi

* Tham khảo ngữ cảnh

Mắt Minh bỗng vơ vẩn để tới mấy con khỉ nhốt trong chuồng.
Thỉnh thoảng nó lại lấy tay vẫy mấy con khỉ con , vừa cười vừa gọi : ‘bú dù , bú dù’ như để những con vật làm trò cho em nó xem.
Qua một cái chuông khỉ nghe có tiếng cười trong trẻo , chàng ngửng đầu ngơ ngác nhìn , tưởng là Mai.
Liên giằng lấy : Con khỉ ! Ăn trước à ? Còn để cúng đã chứ.
Bao giờ cho khỉ đeo hoa Cho voi đánh sáp cho gà nhuộm răng.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): khỉ

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Khỉ Thật Có Nghĩa Là Gì