Từ Điển - Từ Lênh đênh Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: lênh đênh

lênh đênh tt. X. Linh-đinh.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
lênh đênh - đg. (hoặc t.). Trôi nổi nay đây mai đó, không có hướng nhất định. Con tàu lênh đênh trên biển cả. Cuộc sống lênh đênh chìm nổi (b.).
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
lênh đênh đgt. (tt.) 1. Trôi bập bềnh trên mặt nước rộng, không bám víu vào đâu: Chiếc bè gỗ lênh đênh trên dòng sông o Lênh đênh chiếc bách giữa dòng o Lênh đênh mặt nước cái đè he (Hồng Đức quốc âm thi tập) o Cánh bè mất chuồng cán đỡ, lênh dênh theo đợt sóng (Tô Hoài). 2. Trôi nổi, nay đây mai đó, không nơi nương tựa, không có hướng nhất định. (nói về cảnh ngộ, thân phận con người): Cuộc đời lênh đênh chìm nổi o Chân trời mặt bể lênh đênh, Nắm xương biết gửi tử sinh chốn nào (Truyện Kiều).
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
lênh đênh tt, trgt 1. Nói vật gì trôi bập bềnh trên mặt nước: Bè gỗ lênh đênh trên mặt sông; Lênh đênh bốn biển một con tàu (Tố-hữu). 2. Vất vả, nay đây mai đó: Vì ai cho tớ phải lênh dênh (Tản-đà). 3. Chưa có cơ sở vững chắc: Công việc còn lênh đênh lắm.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
lênh đênh đt. Trôi-nổi bấp-bênh, không nhứt-định: Chân trời mặt biển lênh-đênh (Ng.Du) Lênh-đênh gió dập sóng vùi (Đ.Chiểu)
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
lênh đênh .- t. 1. Nói vật gì trôi bập bềnh ở mặt nước: Cái bè gỗ lênh đênh trên dòng sông. 2. Vất vả nay đây mai đó: Cuộc đời lênh đênh. 3. Chưa có cơ sở vững chắc, còn phiêu lưu: Công việc còn lênh đênh.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
lênh đênh Trôi nổi bấp-bênh: Chân trời mặt biển lênh-đênh (K). Văn-liệu: Lênh-đênh đâu nữa cũng là lênh-đênh (K). Lênh-đênh gió dập sóng vùi (L-V-T).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

lênh khênh

lênh láng

lênh nghênh

lênh phênh

lềnh

* Tham khảo ngữ cảnh

Loan ao ước được ở một chiếc thuyền kia tháng ngày lênh đênh trên mặt nước , mặc cho nó đưa đến đâu thì đến , để xa hẳn cái xã hội khắt khe nàng đương sống.
Câu hỏi vô tình của đứa bé nhắc chàng nghĩ cái đời cô độc của chàng , lênh đênh nay đây , mai đó , tối ba mươi tết tạm dừng chân trong một chốc lát để ngắm cảnh gia đình êm ấm của người ta , mà chẳng bao giờ chàng được hưởng.
" Nhưng đời em là một đời xuôi ngược , lênh đênh , không biết Loan có vui lòng nhận sống như em không.
Ai ơi ! có câu thơ rằng : \ " Gửi thư rồi lại phong thư \ " Lá thắm cành xanh \ " lênh đênh nổi giữa dòng nước chảy \ " Nhác trông lên bức gấm đề thư \ " Sao thầy mẹ người chả thương kẻ đào tơ liễu yếu \ " Sao thầy mẹ người chả khéo liệu khéo lo \ " Để cho ngựa Hồ chim Việt “Chim Việt đủ đôi \ " Chim Việt đôi nơi \ " Gần chả nên gần \ " Xa chả nên xa \ " Nhớ khách trăng già \ " Dan díu chi mãi \ " Biết bao giờ cho nên danh phận \ ".
Anh nói với em như rìu chém xuống đá Như rạ chém xuống đất Như mật rót vào tai Nay chừ anh đã nghe ai Bỏ em lênh đênh giữa chốn thuyền chài khổ chưa Anh nói với em sơn cùng thuỷ tận Em nói với anh nguyệt khuyết sao băng Đôi ta như rồng lượn trông trăng Dầu mà xa nhau đi nữa cũng khăng khăng đợi chờ.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): lênh đênh

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Bài Thơ Có Từ Lênh đênh