Từ Điển - Từ Lười Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: lười

lười tt. Biếng-nhác, ham ở không, sợ việc làm: Đồ lười, học-trò lười.
lười tt. Lòi, bày ra ngoài: Thười-lười.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
lười - t. Hay tránh mọi cố gắng, thích ngồi rỗi: Lười học; Lười suy nghĩ; Lười đi chợ, chỉ mua rau của hàng rong.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
lười tt. Ngại làm, ít chịu khó trong công việc: lười học o lười lao động o lười suy nghĩ.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
lười tt Không chịu làm việc; Chỉ thích ngồi rồi; Tránh sự cố gắng: Học trò lười; Lười suy nghĩ.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
lười tt. Biếng nhát.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
lười .- t. Hay tránh mọi cố gắng, thích ngồi rỗi: Lười học; Lười suy nghĩ; Lười đi chợ, chỉ mua rau của hàng rong.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
lười Biếng nhác: Học trò lười. Văn-liệu: Kể chi những kẻ lười ngu, Hay ăn mà chẳng hay lo, hay làm (C-d).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

lười chảy thây

lười lĩnh

lười nhác

lười như hủi

lười thười

* Tham khảo ngữ cảnh

Rồi bà như muốn khoe là mình nhàn hạ hơn người : Chẳng bù với tôi , sẵn người làm trong nhà , lười lĩnh quen thân , bây giờ động mó đến việc gì là chân tay rời rã , rồi lại nằm đến mấy ngày mới lại hồn.
Nếu Thu cũng đã thấy ngại như chàng , Thu sẽ theo cách lười nhất nghĩa là cứ việc ở nhà đợi.
Yêu mà lười tức là tình yêu đã nhạt.
Nào mình có lười biếng cho cam.
Nhưng nếu nàng cứ yên lặng mà làm việc , đến bảy giờ , bà mẹ chồng thức dậy , sẽ dùng những lời mát mẻ cho nàng là một con dâu lười biếng , hư thân , sáng bảnh mắt còn quấn lấy chồng.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): lười

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » đồ Lười Là Gì