Từ Điển - Từ Luống Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: luống

luống dt. Vồng đất vun cao lên: Luống bắp, luống khoai // (R) Bột cán trên bàn cán để ép bún: Đi luống.
luống trt. Phí mất, liều, không kể tới: Bỏ luống, để luống, thả luống // Khiến, bắt, xui nên: Thấy trăng luống hổ với đèn, Ai cho sang cả, khó hèn khác nhau (CD).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
luống - d. 1. Khoảng đất dài và cao để trồng cây: Luống khoai; Luống su-hào. 2. Cg. Luống cày. Đường dài do lưỡi cày rạch khi xới đất.- đg. Uổng phí, để mất: Luống công đi sớm về trưa.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
luống dt. Khoảng đất được vun cao lên để trồng trọt: vun thành luống o Nhà trồng ba luống cà.
luống đgt. Uổng, phí hoài: luống công chờ đợi o luống công thức khuya dậy sớm.
luống tt. (Tuổi) khá cao nhưng chưa phải đã già: Tuổi đã luống.
luống pht. Từ biểu thị mức độ nhiều, diễn ra liên lục, không dứt: Đêm ngày luống những âm thầm. (Truyện Kiều).
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
luống dt 1. Khoảng đất dài và đắp cao để trồng trọt: Đánh luống trồng rau cải; Luống khoai lang 2. Đường dài do luỡi cày rạch trên ruộng: Lưỡi cày tám tấc đã vừa luống to (cd); Bao nhiêu luống cày còn trộn sắt gang (NgĐThi).
luống tt Không còn trẻ nhưng chưa già: Một vị giáo sư đã luống tuổi mà vẫn chưa có vợ.
luống đgt Uổng phí; Để mất: Chỉ nhọc mình thôi lại luống công (cd); Tiếc công lặn suối qua đèo luống công (Tản-đà).
luống trgt 1. Khiến cho: Mây nước xa trông luống ngậm ngùi (Tản-đà); Cảnh đấy người đây luống đoạn trường (Bà huyện TQ). 2. Mà phải: Cũng mang tiếng má hồng mặt phấn, luống năm năm chịu phận phòng không (BNT).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
luống dt. Vồng đất dài do đường cày vun lên. // Luống khoai. Luống cày.
luống bt. Uổng, mất công: Luống năm năm chực phận phòng không (Ng.gia.Thiều) Nghĩ thì càng tủi, nhớ thì luống thương (Ph.Trần) // Luống công, uổng công.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
luống .- d. 1. Khoảng đất dài và cao để trồng cây: Luống khoai; Luống su-hào. 2. Cg. Luống cày. Đường dài do lưỡi cày rạch khi xới đất.
luống .- đg. Uổng phí, để mất: Luống công đi sớm về trưa.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
luống Dọc đất dài đo đường cày vun cao lên: Luống mía. Luống khoai.
luống Uổng, mất không: Luống công. Đêm ngày uống những âm-thầm (K). Văn-liệu: Nước non luống những lắng tai Chung-kỳ (K). Tin sương luống những rày mong, mai chờ (K). Luống năm năm chực phận phòng không (C-o). Khiến dân luống chịu lầm-than muôn phần (L-V-T). Luống công tìm-tõi ngày đêm (H-Chừ). Nghĩ thì càng tủi, nhớ thì luống thương (Ph-Tr).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

luống xương

luốt

luốt tuốt

luột

luột sạp

* Tham khảo ngữ cảnh

Tôi chưa kịp bước xuống , đã thấy người " xếp tanh " cầm đèn chạy lên hỏi : Việc gì thế ? Tôi luống cuống không biết trả lời làm sao , vì nói thật ai tin mình.
Tưởng nhớ đến ngày chủ nhật nắng , một ngày đã xa lắm chàng đứng nhìn những con bướm trắng bay lên một luống cải lấm tấm hoa vàng , và nhớ cảø cái ngạc nhiên của mình khi nhìn cảnh rất thường ấy.
Lòng chàng lắng xuống và từ thời quá vãng xa xăm nổi lên một hình ảnh yêu quý của tuổi thơ trong sáng : khu vườn rau của mẹ chàng với những luống rau diếp xanh thắm , những mầm đậu hoà lan tươi non nhú lên qua lần rơm ủ.
Rồi đến khi luống đậu nở hoa trắng có những bướm rất xinh ở đâu bay về... Trương rút trong túi ra bức thư của cụ Phách để xem lại đích hôm nào phải đi Hải Phòng nhận việc.
Trương sung sướng nhận thấy hai tay Nhan hơi run run khi nhấc gáo nước lên , và chàng mỉm cười khi thấy Nhan cứ cầm gáo tưới mãi vào một luống rau cải mới reo đã ướt sũng nước.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): luống

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Giải Thích Từ Luống