Từ Điển - Từ Ngọn Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: ngọn

ngọn dt. Phần cao chót-vót cái cây: Ngọn cau, ngọn dừa, ngọn mía; Thò tay mà ngắt ngọn ngò, thương em đứt ruột giả-đò ngó lơ (CD). // (R) Phần cuối một con rạch và phần đất chung-quanh: Chèo vô ngọn, nhà ở trong ngọn. // (B) Kết-quả, phần sau một sự-việc: Đầu đuôi gốc ngọn. // mt. Tiếng gọi những vật nhọn đầu: Ngọn bút, ngọn cờ, ngọn đèn, ngọn lửa, ngọn nến. // Tiếng gọi những hiện-tượng có luồng đưa đến: Ngọn gió, ngọn nước, ngọn sóng. // Tiếng gọi những đòn đánh xa theo thế võ: Quất một ngọn tảo-đường.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
ngọn - d. 1. Phần chót cao nhất của một vật: Ngọn cây; Ngọn núi. 2. Đầu nhọn của một vật: Ngọn bút. 3. Nơi xuất phát của một nguồn nước chảy: Ngọn sông; Ngọn suối.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
ngọn dt 1. Phần cuối của cây, thường là ở phía trên cùng, trái với gốc: ngọn cây o ngắt ngọn rau. 2. Phần đầy vượt cao hơn miệng vật chứa đựng: Bát cơm đầy có ngọn. 3. Từng đơn vị của một số cây hay vật có đầu nhọn: Nhà có ba ngọn cau o vượt qua ngọn núi cao. 4. Từng sự vật chuyển đi thành luồng: ngọn gió o ngọn sóng.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
ngọn dt 1. Phần cao nhất: Ngọn núi; Ngọn cây. 2. Đầu nhọn của một vật: Ngọn bút; Ngọn giáo. 3. Ngọn đèn nói tắt: Đèn khêu đôi ngọn, anh trông ngọn nào (cd). 4. Hướng gió thổi: Ngọn gió.
ngọn dt Nơi xuất phát của một nguồn nước chảy: Ngọn sông; Ngọn suối.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
ngọn dt. 1. Phần chót: Ngọn cây. Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh (Ng.Du) 2. Cái gì có nhọn, tiếng để chỉ cái gì có chót nhọn, dùng như một mạo từ: Ngọn đèn, ngọn cờ. // Ngọn cờ. Ngọn đèn. Ngọn lửa. Ngọn gió. Ngọn suối.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
ngọn .- d. 1. Phàn chót cao nhất của một vật: Ngọn cây; Ngọn núi. 2. Đầu nhọn của một vật: Ngọn bút. 3. Nơi xuất phát của một nguồn nước chảy: Ngọn sông; Ngọn suối.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
ngọn 1. Phần chót: Ngọn cây tre. Nghĩa rộng: Cái gì có chót nhọn: Ngọn bút, ngọn đèn, ngọn lửa. Văn-liệu: Đơm đó ngọn tre. Đầu sông, ngọn nguồn. Bước lần theo ngọn tiểu khê (K). Dầu-dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh (K). Ngọn đèn trông suốt trướng huỳnh hắt-hiu (K). Phải dò cho đến ngọn nguồn, đáy sông (K). Gạn-gùng ngọn hỏi, ngành tra (K). Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng (Ch-Ph). Trận nhàn chép nhớ, ngọn lau gảy buồn (H-T). 2. Luồng lối: Ngọn gió, ngọn sóng.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

ngọn ngành

ngọn nguồn chân sóng

ngọn nguồn đáy sông

ngọn nguồn lạch sông

ngong ngóng

* Tham khảo ngữ cảnh

Bà biết rằng bà đã xem xét cẩn thận lắm , nên bà vừa bới những ngọn rau trong rổ , vừa thì thầm : " Lần này thì đào cũng chẳng có lấy nửa con ! " Bà đứng lên mang rổ rau đi rửa.
Hoặc mợ tách từng ngọn rau mà xỉa xói Trác : Rau này là rau cho lợn ăn , chứ nhà tao không ai ăn cái rau này.
Tài xế cho xe đỗ giữa cái sân rộng có thắp mấy ngọn đèn bão.
Bóng một cành tre in ngược , ngọn trúng vào giữa một đám sao trông như một cây bông vừa toả hoa lấp lánh.
Lúc chàng thức dậy thì trời còn tối , ngọn đèn để đầu tủ đã tắt.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): ngọn

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Ngọn Gió ý Nghĩa Là Gì