Từ Điển - Từ Ngũ âm Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: ngũ âm

ngũ âm dt. Năm giọng chánh trong âm-nhạc xưa là Cung, thương, giốc, chuỷ, võ: Cung thương làu bực ngũ-âm, Nghề riêng ăn đứt hổ-cầm một chương (K).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
ngũ âm - Năm âm thanh chính của nhạc cổ là cung, thương, chủy, giốc, vũ.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
ngũ âm dt. 1. Hệ thống âm nhạc có năm nốt trong quãng tám, thường gặp ở âm nhạc dân gian: Cung thương lầu bậc ngũ âm (Truyện Kiều). 2. Dàn nhạc nhỏ gồm năm thứ nhạc khí chuyên dùng trong hội hè đình đám ngày xưa ở miền nam Việt Nam.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
ngũ âm dt (H. âm: âm thanh) Năm âm thanh chính của nhạc cổ là: cung, thương, giốc, chuỷ, vũ (cũ): Cung, thương, làu bực ngũ âm, nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương (K).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
ngũ âm Năm tiếng nhạc, năm thanh-âm chính (cung, thương, dốc, chuỷ, vũ): Cung thương làu bậc ngũ âm (Ng.Du)
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
ngũ âm .- Năm âm thanh chính của nhạc cổ là cung, thương, chuỷ, giốc, vũ.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
ngũ âm Năm thứ tiếng nhạc: (Cung, thương, giốc, chuỷ, vũ): Cung thương lầu bậc ngũ âm (K).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

ngũ châu tứ hải

ngũ chỉ huyệt

ngũ cốc

ngũ cung

ngũ đu huyệt

* Tham khảo ngữ cảnh

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): ngũ âm

Từ điển là loại sách có chức năng xã hội rộng lớn. Nó cung cấp vốn từ ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, giúp cho việc học tiếng mẹ đẻ và học ngoại ngữ, mở rộng vốn hiểu biết của con người về sự vật, khái niệm trong thế giới tự nhiên và xã hội. Từ điển là một sản phẩm khoa học có tác dụng đặc biệt đối với sự phát triển văn hoá, giáo dục, nâng cao dân trí và mở rộng giao lưu giữa các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau.

Các nhà từ điển học đã phân chia ra hai loại từ điển công cụ: Từ điển ngôn ngữ (gồm từ điển tường giải, từ điển chính tả, từ điển đồng nghĩa/trái nghĩa, từ điển song ngữ, đa ngữ...) và Từ điển tri thức (từ điển bách khoa, bách khoa thư, bách khoa toàn thư...). Tuy nhiên, bất luận loại từ điển nào cũng đều được biên soạn trên cơ sở của các cấu trúc vĩ mô (cấu trúc tổng thể) và cấu trúc vi mô (cấu trúc chi tiết mục từ). Vì vậy, việc xem xét cấu trúc hai mặt này là vấn đề phải quan tâm tới mọi loại hình từ điển của nước ta hiện nay.

Các cuốn từ điển tra cứu ở đây, được tham khảo từ các nguồn từ điển:

- Từ điển Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam của GS. Nguyễn Lân – Nxb Văn hóa Thông tin tái bản 2010, có hiệu chỉnh và bổ sung; Từ điển Thành ngữ và Tục Ngữ Việt Nam của tác giả Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào… - Từ điển - Khai Trí. - Từ điển - Lê Văn Đức. - Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức. - Đại Từ điển Tiếng Việt. - Từ điển - Nguyễn Lân. - Từ điển - Thanh Nghị. - Từ điển - Khai Trí. - Từ điển - Việt Tân.

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Cung Thương Làu Bậc Ngũ âm Là Gì