Từ Điển - Từ ôn Dịch Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: ôn dịch

ôn dịch dt. Bệnh dịch-tả vào mùa nắng, rất truyền-nhiễm // (lóng) Tiếng rủa: Đồ ôn-dịch
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
ôn dịch - d. 1. Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. 2. Bệnh dịch hạch.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
ôn dịch dt. Bệnh dịch, dùng làm tiếng chửi rủa: Đồ ôn dịch.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
ôn dịch dt (H. ôn: bệnh truyền nhiễm; dịch: truyền nhiễm) Bệnh truyền nhiễm lan ra một vùng: Ngày xưa, mỗi khi có ôn dịch, nhiều nguời chết.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
ôn dịch dt. Bịnh dịch.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
ôn dịch .- d. 1. Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. 2. Bệnh dịch hạch.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
ôn dịch Cũng nghĩa như “ôn”.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

ôn độ

ôn đới

ôn hậu

ôn hòa

ôn hoàng dịch lệ

* Tham khảo ngữ cảnh

Nhiều người xấu trong chúng ta cũng giở thói cướp bóc , sàm sỡ với phụ nữ y như bọn ôn dịch dưới phủ.
Hiếu sát là một thứ ôn dịch , nó lan nhanh truyền nhanh đến nỗi không ai có thể được an toàn.
Dễ vì quân phủ đã bạc nhược , dân chúng ghét bọn quan lại như ghét ôn dịch .
Câu chuyện cũng kết thúc bằng việc xô ngã tượng Phật và sau đây trong vùng trong sinh ra ôn dịch .
Ngày hôm sau trong lúc tương biệt , Dĩ Thành đuổi hết mọi người ra rồi nói : Tôi mới vâng lệnh của Thượng đế , kiêm coi cả bọn quân ôn dịch , chia đi làm việc ở các quận huyện , lại thêm những nạn đói khát , binh cách , số dân sinh sẽ phải điêu hao , mười phần chỉ còn được bốn năm.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): ôn dịch

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » đồ ôn Dịch Là Gì