Từ Điển - Từ Thuồng Luồng Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: thuồng luồng

thuồng luồng dt. (động) Giống cá to mình dài như rắn, thường ở biển hồ. // (thth) Giống lươn mình ngắn, hay chui đầu khi bò chớ không ngóc như lươn thường.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
thuồng luồng - d. 1. Loài vật dữ ở nước, hình rắn, hay hại người. 2. Cá sấu.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
thuồng luồng dt. Quái vật theo truyền thuyết sống dưới nước, hình giống con rắn to, hay hại người: thuồng luồng ở cạn (tng.).
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
thuồng luồng dt Loài thuỷ quái, theo trí tưởng tượng của dân gian: Sợ thuồng luồng không dám lội xuống nước.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
thuồng luồng dt. (đ) Giống quái-vật ở nước, hình dáng như con rắn.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
thuồng luồng Giống quái-vật ở nước hình như con rắn, hay hại người. Văn-liệu: Thuồng-luồng ở cạn (T-ng).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

thuồng luồng ở sao được cạn

thuổng

thuở

thuở nay

thụp

* Tham khảo ngữ cảnh

Những tiếng hét thất thanh của quân Minh bị lấp đi trong giông tố : thuồng luồng , thuồng luồng ! Quái vật táp vài tên giặc nuốt chửng.
Đạn không bắn trúng thuồng luồng mà phá nát tàu thuyền đồng bọn.
Đúng là thuồng luồng hay gọi khác đi là trăn nước.
Đại Việt là đất nước có nhiều sông ngòi và chỗ nào cũng sẵn thuồng luồng , có con dài đến năm , sáu trượng.
Người Việt có những cái bẫy rất tài tình , bắt thuồng luồng làm thịt và lấy da may áo giáp.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): thuồng luồng

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Thuồng Luồng Nghia La Gi