Từ Điển - Từ Tuần Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: tuần

tuần đt. Theo, noi theo, thuận theo: Nhơn tuần .
tuần đt. Đi vòng-vòng, hết nơi nầy đến nơi khác để canh-phòng, xem-xét: Dân tuần, đi tuần, lính tuần.
tuần dt. Khoảng ngày giờ 10 ngày, tức một phần ba của tháng: Hạ-tuần , thượng-tuần , trung-tuần . // Khoảng ngày giờ 10 năm, nói về tuổi người: Tuổi đã tứ-tuần ; ăn lễ lục-tuần . // Tuần lễ gọi tắt, khoảng bảy ngày: Hụi tuần, tiền tuần, làm việc một tuần 48 giờ. // Lễ cúng người chết hằng kỳ trong 100 ngày đầu từ khi chết: Làm tuần; cúng tuần cúng thất; tuần 7 ngày, tuần 21 ngày, tuần 49 ngày, tuần 100 ngày. // Khoảng ngày giờ tuỳ-tiện: Tuần trăng khuyết, tuần trăng mật. // Buổi, lúc, thời-kỳ: Tuần cập-kê, tuần chay. // Bận, lượt: Tửu châm chung-tuần .
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
tuần - d. 1. Khoảng thời gian mười ngày, kể từ ngày mồng một, từ ngày mười một hoặc từ ngày hai mươi mốt trong tháng: Mỗi tháng có ba tuần là thượng tuần, trung tuần và hạ tuần. 2. Khoảng thời gian mười tuổi một, tính từ một đến mười, từ mười một đến hai mươi...: Quá niên trạc ngoại tứ tuần (K).3. "Tuần lễ" nói tắt: Nghỉ hè tám tuần. 4. Thời kỳ: Tuần trăng mật; Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê (K). 5. Lần, lượt: Tuần rượu; Tuần hương.- d. Người giữ việc canh gác trong làng trong thời phong kiến hay Pháp thuộc.- "Tuần phủ" nói tắt: Lão tuần có ba vợ.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
tuần dt. 1. Khoảng thời gian bảy ngày theo dương lịch, từ thứ hai đến chủ nhật: ngày đầu tuần o tuần báo o tuần san. 2. Khoảng thời gian bất kì bằng bảy ngày: nghỉ Tết hai tuần. 3. Khoảng thời gian, thời kì nào đó: găp tuần trăng sáng o tuần trăng mật. 4. Đợt, lượt: uống một tuần trà o thắp một tuần hương. 5. Thời gian gồm mười ngày (tháng có ba tuần): hạ tuần o thượng tuần o trung tuần. 6. Mười năm: bát tuần o bát tuần đại khánh o lục tuần o ngũ tuần o thất tuần o tứ tuần. 7. Thời gian cúng người chết (thường sau bảy ngày, hai mươi mốt, bốn chín ngày, một trăm ngày).
tuần dt. Tuần phủ, nói tắt: quan tuần.
tuần I. đgt. Đi lại để xem xét, canh phòng nhằm giữ trật tự an ninh: công an đi tuần o tuần canh o tuần dương o tuần dương hạm o tuần điếm o tuần đinh o tuần hành o tuần phiên o tuần phòng o tuần phu o tuần phủ o tuần thú o tuần ti o tuần tiễu o tuần tra o trương tuần. II. dt. Tuần đinh hoặc tuần phiên, nói tắt.
tuần Đi theo: tuần hoàn o tuần tự o tuần tự nhi tiến o châu tuần.
tuần Làm cho thuần: tuần lương.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
tuần dt Tuần lễ nói tắt: Mỗi tuần một lần cả đội rủ nhau đi giúp đỡ đồng bào (HCM) 2. Khoảng thời gian mười ngày trong tháng kể từ ngày mồng một: Thượng tuần, trung tuần và hạ tuần 3. Thời kì: Có khi bĩ cực tới tuần thái lai (QSDC); Tuần trăng mật; Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê (K) 4. Lượt tiến hành: Tuần rượu; Tuần hương 5. Khoảng thời gian mươi tuổi một: Quá niên trạc ngoại tứ tuần (K); Làm lễ đại thọ cửu tuần.
tuần dt Người giữ việc canh gác trong làng (cũ): Ông lí cùng hai người tuần đi một vòng quanh làng. đgt Canh phòng: Công an đi tuần.
tuần dt Tuần phủ nói tắt (cũ): Lão tuần ấy hống hách lắm.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
tuần dt. 1. Thời gian mười ngày hay mười năm: Hạ tuần tháng tư. Hưởng thọ ngũ tuần. || Thượng-tuần tháng tư. 2. thời gian bảy ngày theo dương lịch: Phải ba tuần mới xong việc. 3. Thời-kỳ, lần , lượt: Vừa tuần nguyệt sáng gương trong (Ng.Du). Của ong bướm này đây, tuần tháng mật (X.Diệu). || Tuần trăng. Tuần rượu.
tuần (khd) Noi theo: Tuần-tự.
tuần bt. Canh phòng: Đi tuần. Phiên tuần.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
tuần .- d. 1. Khoảng thời gian mười ngày, kể từ ngày mồng một, từ ngày mười một hoặc từ ngày hai mươi mốt trong tháng: Mỗi tháng có ba tuần là thượng tuần, trung tuần và hạ tuần. 2. Khoảng thời gian mười tuổi một, tính từ một đến mười, từ mười một đến hai mươi...: Quá niên trạc ngoại tứ tuần (K) .3."Tuần lễ" nói tắt: Nghỉ hè tám tuần. 4. Thời kỳ: Tuần trăng mật; Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê (K). 5. Lần, lượt: Tuần rượu; Tuần hương.
tuần .- d. Người giữ việc canh gác trong làng trong thời phong kiến hay Pháp thuộc.
tuần .- "Tuần phủ" nói tắt: Lão tuần có ba vợ.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
tuần 1. Thời-gian mười ngày hay mười năm: Một tháng có ba tuần: thượng-tuần, trung-tuần và hạ-tuần. Hưởng thọ ngũ tuần. Văn-liệu: Đất có tuần, dân có vận (T-ng). Xuân-xanh xấp-xỉ tới tuần cập kê (K). Vừa tuần nguyệt sáng gương trong (K). Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao (K). 2. Thời kỳ, lần, lượt: Tới tuần cập-kê. Tuần rượu. Tuần trăng. Tuần chay. Tuần hương.
tuần Noi theo: Tuần-tự.
tuần Canh phòng: Lính đi tuần.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

tuần cảnh

tuần chay nào cũng có nước mắt

tuần du

tuần dương hạm

tuần đinh

* Tham khảo ngữ cảnh

Trác vừa đẻ được gần tuần lễ , mợ phán đã tìm cách sinh chuyện với nàng , vì cũng như mấy năm trước , mợ không muốn nàng được an nhàn vì sinh nở.
Mới mười hôm trước đây Trương vừa sợ hãi vừa vui sướng được nghe trên xe điện mấy bà nói với nhau chuyện Thu từ chối lấy con một ông tuần làm tham tá ở Nam Định.
Suốt một tuần chàng chỉ ngồi đợi đến thứ bảy để lên Hà Nội , nhưng hễ đến ngày thứ bảy chàng lại thấy việc lên thăm Thu có bao nhiêu thứ phiền nhiễu khiến chàng nản : lên thăm là việc không nên rồi , và lên thăm còn phải về nữa.
Chắc anh đã biết Liên ? Lạ gì , Liên con cụ tuần Đạo.
Mới hơn một tuần lễ nay , nàng có cái ý tưởng rằng : hễ người ta còn dễ bắt nạt , thì người ta còn bắt nạt mãi , và muốn cho người ta vị nể mình , thì không gì hơn là chống cự lại.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): tuần

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Tuấn Trung Nghĩa Là Gì