Từ điển Văn Hóa: Các Loại Thuốc, Trầu
Có thể bạn quan tâm
Trầu không (Cây) (Piper betle L.). Cây leo, lá mọc so le hình tim, có 7 gân lồi ở mặt dưới. Trầu không không ưa nắng, khi trồng phải che bớt ánh sáng.
Có 2 loại: trầu ngọt và trầu cay. Nhai lá với cau, vỏ chay, vôi tôi, gọi là ăn trầu. Thn: Miếng trầu là đầu câu chuyện.
Trầu được dùng trong các nghi lễ: Tế, cưới xin, ma chay. Cd: Ba đồng một mớ trầu cay/ Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?; Trầu này têm tối hôm qua/ Giấu thầy giấu mẹ đem ra cho chàng; Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi/ Này của Xuân Hương đã quệt rồi/ Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá bạc như vôi (Mời trầu - Hồ Xuân Hương).
Thuốc lá (Nicotiana tabacum L.). Thuốc lào (Nicotiana rusticum L.).
Cây lá to đơn nguyên, mọc so le, mềm, có lông dính, dùng chế thuốc hút. Hai cây hơi giống nhau, nhưng cách trồng khác hẳn nhau. Không chế biến thuốc lá thành thuốc lào hoặc ngược lại.
Thuốc lào hút bằng điếu* (điếu ống. điếu bát, điếu cày) hoặc được ăn cùng với cau và trầu không (ăn trầu thuốc). Người hút thuốc lào và ăn trầu thuốc thường bị nghiện như một thứ ma tuý. Có nơi thuốc được cuộn và một mẩu lá chuối, hoặc mẩu giấy hình con sâu kèn gọi là hút thuốc lá sâu kèn. Ở miền núi Tây Quảng Bình, cuộn lá thuốc lại thành từng điếu dài (loại thuốc rất nặng). Cd: Nhớ ai như nhớ thuốc lào/ Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên. Thuốc lào trồng nhiều ở Tiên Lãng, Vĩnh Bảo (Hải Phòng), Thuỵ Anh (Thái Bình).
Cối giã trầu. Cối nhỏ, với chày nhỏ cùng một chất liệu (thường bằng đồng thau) dùng giã miếng trầu, phục vụ người già đã rụng răng hay răng yếu không nhai được.
Điếu. Người Việt Nam xưa chủ yếu hút thuốc lào. Phụ nữ hiếm người hút. Hút thuốc lào phải dùng điếu.
Các loại điếu: điếu bát thông dụng trong hầu hết các gia đình; điếu ống dùng trong những gia đình quyền quý; điếu cày phổ biến trong giới lao động.
Điếu cày đơn giản nhất: một khúc ống tre dài non nửa mét, khoét lỗ nhỏ để tra nõ điếu gọt bằng gỗ. Hút bằng điếu cày vị thuốc rất đậm.
Điếu bát hình tròn như quả bưởi làm bằng sành hay sứ, đặt trong một cái bát bằng gỗ tiện hoặc bằng sứ men trắng có trang trí. Điếu bát có nõ điếu và guốc điếu bằng kim khí hoặc gỗ tiện, xung quanh có nạm những vòng đồng hoặc bạc. Xe điếu là một ống trúc nhỏ, thẳng, hoặc có nhiều đốt, dài khoảng nửa mét.
Điếu ống đặc biệt hơn. Đó là một ống tròn bằng gỗ, hoặc một ống tre bương, cao khoảng 30cm. Gỗ làm điếu phải là gỗ quý (gụ, trắc) khảm xà cừ công phu. Điếu bịt bạc, vách điếu giát bạc, đai và quai điếu làm bằng bạc. Xe điếu là một cành trúc đốt ngắn. Có chiếc dài đến 2m. Người ta đổ nước vào các loại điếu này đến gần nõ điếu để khi hút khói thuốc thấm qua hơi nước giảm bớt độ gắt và giảm lượng nicôtin vào cơ thể, vì thế khi hút có tiếng kêu lọc sọc.
Điếu cùng với cơi trầu và bộ đồ trà là đồ dùng tiếp khách của mỗi gia đình. Thn: Mê như điếu đổ. Tn: Điếu kêu tốn thuốc (càng làm tốt càng bị lợi dụng).
Từ khóa » điếu Thuốc Lá Sâu Kèn Là Gì
-
Với Nửa Bên Kia: Điếu Thuốc Sâu Kèn - Báo Lao động
-
Thuốc Lá Sâu Kèn - Flickr
-
Hút Cần Sa Bằng Máy Hóa Hơi - Thú Chơi Chết Người Của Giới Trẻ
-
Cai Thuốc Lá - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Với Nửa Bên Kia: Điếu Thuốc Sâu Kèn | Hermiger
-
Chuyện Kể ở đại đội ( Phần 2 )
-
Thú Hút Thuốc Lào Và điếu Hút Thuốc Lào - Song Hỷ Trà
-
Nghề Thuốc Cẩm Lệ ở Huế - Tạp Chí Sông Hương
-
Khoi Thuoc Nam Xua
-
Về Huế ăn Cơm: Chuyện Cây Thuốc Lá Phong Lai - Báo Thanh Niên
-
Vài điều Nên Ngẫm Khi “nhả Khói” - Báo Sóc Trăng
-
Chuyện Cây Thuốc Lá Phong Lai - VietBF
-
Thành Phần Trong Khói Thuốc Lá