Tự điển - Vong Ngôn - .vn

Home Từ điển Dữ liệu Danh mục
  • Tin tức
  • Xiển dương Đạo pháp
  • Media
  • Môi trường
  • Lời Phật dạy
  • Sống an vui
  • Đức Phật
  • Sách Phật giáo
  • Giáo hội
  • Nghiên cứu
  • Tâm linh Việt
  • Phật pháp và cuộc sống
  • Phật giáo thường thức
  • Kinh Phật
  • Phỏng vấn
  • Chùa Việt
DỮ LIỆU Đức Phật Từ điển Giáo hội Chùa Sách Tăng sỹ Từ điển phật học online Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Tìm kiếm

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa Vong ngôn. Ý nghĩa của từ Vong ngôn theo Tự điển Phật học như sau:

Vong ngôn có nghĩa là:

(忘言): quên lời, nghĩa là trong tâm lãnh hội ý chỉ, không cần dùng đến ngôn ngữ để giải thích, thuyết minh. Như trong Trang Tử (莊子), phần Ngoại Vật (外物), có câu: “Ngôn giả sở dĩ tại ý, đắc ý nhi vong ngôn (言者所以在意、得意而忘言, lời nói vốn ở nơi ý, được ý mà quên lời).” Hay trong bài Khổ Tư Hành (苦思行) của Tào Thực (曹植, 192-232) nhà Ngụy thời Tam Quốc có đoạn: “Trung hữu kì niên nhất ẩn sĩ, tu phát giai hạo nhiên, sách trượng tùng ngã du, giáo ngã yếu vong ngôn (中有耆年一隱士、鬚髮皆皓然、策杖從我遊、敎我要忘言, trong đó có một ẩn sĩ tuổi già, râu tóc đều trắng xóa, cầm gậy theo tôi rong chơi, dạy tôi nên quên lời).” Trong Vĩnh Giác Nguyên Hiền Thiền Sư Quảng Lục (永覺元賢禪師廣錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1437) quyển 16, phần Tam Huyền Khảo (三玄考), lại có đoạn: “Nhất cú minh minh cai vạn tượng, Trùng Dương cửu nhật cúc hoa tân, nhược vị vong ngôn, nan khế thử chỉ (一句明明該萬象、重陽九日菊花新、若未忘言、難契此旨, một câu sáng trong trùm vạn tượng, Trùng Dương mồng chín cúc hoa xinh, nếu chưa quên lời, khó hiểu được ý này).” Hoặc trong Chư Phương Môn Nhân Tham Vấn Ngữ Lục (諸方門人參問語錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1224) cũng có đoạn: “Tùy cơ thọ pháp, Tam Học tuy thù, đắc ý vong ngôn, Nhất Thừa hà dị (隨機授法、三學雖殊、得意忘言、一乘何異, tùy theo cơ duyên mà truyền trao pháp, Ba Học [Giới, Định, Tuệ] tuy có khác, được ý quên lời, Một Thừa đâu có khác).”

Trên đây là ý nghĩa của từ Vong ngôn trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

vạ va chạm vạ lây vạ miệng vạc vác vạc dầu vái vãi vài Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Mới nhất
  • Bảo vệ sức khỏe tinh thần trước làn sóng tiêu cực
  • Khởi nghiệp với... lò đốt vàng mã lọc khói, lọc bụi mịn
  • Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế
  • Gia đình trong thế giới quan Phật giáo
  • Về lại nhà
đọc nhiều nhất
  • Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
  • Làm những nghiệp nào phải đọa địa ngục A tỳ?
  • Con yêu, từ đâu và vì sao con tới nơi này? (1)
  • Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?
  • Trung ấm nghĩa là gì?
các liên kết khác
  • Tin Phật sự
  • Chân dung từ bi
  • Đức Phật
  • Giáo hội
  • Nghiên cứu
  • Phật pháp và cuộc sống
  • Phật giáo thường thức
  • Trang chủ

Từ khóa » đắc ý Vong Ngôn