Tứ Diệu đế Là Gì? Ý Nghĩa Sâu Sắc Bốn Chân Lý Của Tứ Diệu đế
Có thể bạn quan tâm
Đức Phật đã nói về Tứ diệu đế khi ngài khám phá ra trong quá trình đấu tranh cho sự giác ngộ, đó là những lời dạy quan trọng của Phật giáo. Vậy Tứ diệu đế là gì?
Đạo Phật được hình thành khi Thái tử Tất Đạt Đa đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề trở thành một vị Phật Toàn Giác trên thế gian. Tại nơi đây, Ngài đã phát hiện ra chân lý của vũ trụ nhân sinh cũng như của muôn loài chúng hữu tình; gọi là Tứ diệu đế hoặc Tứ thánh đế.
Tứ diệu đế được coi là cốt tủy, là nền tảng của hệ thống giáo lý trong đạo Phật. Và Tứ diệu đế cũng là bài Pháp đầu tiên khi Đức Phật chuyển bánh xe Pháp Luân, thuyết Pháp cho 5 anh em ông Kiều Trần Như. Từ đó, xuyên suốt 49 năm hoằng Pháp, Ngài đã thuyết giảng Tứ diệu đế với tất cả chúng sinh hữu duyên. Bởi đây chính là con đường chân lý, giúp chúng sinh hiểu thấu sự khổ và đưa chúng sinh thoát khổ. Vậy Tứ diệu đế là gì?
1. Tứ diệu đế là gì?
“Tứ” có nghĩa là bốn; “diệu” là quý báu; “đế” nghĩa là sự thật. “Tứ diệu đế” là bốn điều chân thật quý báu mà Đức Phật Thích Ca phát hiện ra, chứng nghiệm sự thật, tuyên bố ra bốn điều này về cuộc sống kiếp nhân sinh của chúng ta. Tứ diệu đế gồm có: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.
Đức Phật thuyết giảng về Tứ diệu đế lần đầu tiên
Sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội cây Bồ Đề, Đức Phật thành tựu đạo quả, trở thành vị Phật Chính Đẳng Chính Giác tối thượng khắp thế gian. Khi đó, tâm Ngài lắng trong thanh tịnh, Ngài thấu tỏ hết mọi lẽ của vũ trụ và diệt trừ hoàn toàn đau khổ. Ngài đã thấu rõ bốn sự thật của thế gian – chính là Tứ diệu đế. Với lòng từ bi yêu thương chúng sinh vô tận, Đức Phật muốn đem sự thật ấy giảng dạy, hướng dẫn cho khắp muôn loài để đưa chúng sinh thoát khỏi con đường khổ đau. Tại khu vườn Lộc Uyển (vườn Nai) thuộc thành Ba La Nại, lần đầu tiên Đức Phật chuyển bánh xe Pháp, giáo hóa cho 5 anh em ông Kiều Trần Như. Từ đây, Tứ diệu đế đã được Đức Phật thuyết giảng, mở ra con đường thoát khổ cho chúng sinh.
Khi Đức Phật đi truyền bá chính Pháp; đầu tiên, Ngài đến tiếp độ cho 5 người bạn đồng tu ngày xưa của mình, đó là năm anh em ông Kiều Trần Như. Ngài độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như và cả 5 anh em đều chứng quả giác ngộ giải thoát. Đây là bài Pháp đầu tiên mà Đức Phật thuyết giảng, độ được cho 5 người giác ngộ, xuất gia theo Ngài. Từ đó, Tăng đoàn đầu tiên đã được thành lập, mở ra con đường hoằng dương chính Pháp rộng lớn sau này.
2. Ý nghĩa bốn chân lý của Tứ diệu đế
Bài giảng đầu tiên của Đức Phật sau khi giác ngộ đã mô tả Tứ Diệu Đế hay còn gọi là Tứ Thánh Đế về cuộc sống mang lại đau khổ. Đau khổ chính là một phần của cuộc sống, rằng đau khổ có thể kết thúc và có một con đường dẫn tới sự chấm dứt của đau khổ. Những ý tưởng này tổng hợp thành những giáo lý then chốt của Phật giáo.
Sự thật về đau khổ (Khổ đế), Nguyên nhân của đau khổ (Tập đế), Chấm dứt đau khổ đi kèm với chấm dứt tham ái (Diệt đế), Con đường giải phóng chúng ta khỏi đau khổ (Đạo đế). Trong hai chân lý đầu tiên, Đức Phật đã chẩn đoán vấn đề đau khổ và xác định nguyên nhân của nó. Chân lý thứ ba là chứng ngộ rằng có một phương thuốc để chấm dứt nó. Chân lý thứ tư, trong đó Đức Phật đưa ra Bát Chánh Đạo, là thuốc kê đơn, là cách để giải thoát khỏi khổ đau.
Sự thật đầu tiên: Khổ đế
“Khổ” chỉ tất cả những gì mình không ưa thích, khiến mình khó chịu đựng khó kham nhẫn, làm mình mệt mỏi căng thẳng chán nản đau đớn và muốn chối bỏ, xua đuổi. “Đế” là chân lý bất di bất dịch không thay đổi.
Như vậy, “khổ đế” là sự thật về bản chất đau khổ của đời sống. Đây là một bài pháp màu nhiệm của đức Phật về nỗi khổ để ngay khi chúng ta trực diện nhìn nhận nỗi khổ mà không né tránh chối bỏ nó, chúng ta có thể học hỏi từ khổ đau, đạt được tự do tự tại giải thoát khỏi khổ đau.
Trong cuộc sống này, có những nỗi khổ đau mà ai ai cũng phải nếm trải, từ nỗi khổ khi sinh ra, cho đến nỗi khổ khi già yếu, bệnh tật và qua đời. Đây là những nỗi khổ về thân, những đau đớn về mặt thể xác mà chúng ta có thể thấy rất rõ sự trải nghiệm ở chính bản thân mình cũng như mọi người.
Bên cạnh đó, có nỗi khổ về tâm. Thực tế là, tâm chúng ta luôn luôn bất an do sự chi phối của các cảm xúc tiêu cực như tham lam, giận dữ, si mê thiếu trí tuệ… Tâm tham khiến chúng ta luôn khát khao tìm cầu những thứ mà ta không có được.
Ngược lại, ta chẳng hề trân trọng và biết đủ với những gì mình đang có. Tâm chấp ngã khiến ta dễ dàng giận dữ, đau khổ trước những nghịch cảnh trái ý. Cuộc sống con người vì thế rơi vào vòng xoáy luẩn quẩn của sự bất mãn không nguôi.
Đức Phật đã khái quát bốn nỗi khổ về tâm gồm: khổ vì mong cầu mà không có được, khổ vì yêu thích mà phải xa lìa, khổ vì không ưa mà phải gặp gỡ, chung sống, khổ vì năm ấm hưng thịnh (năm ấm chỉ năm món ngăn che chướng ngại: sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Vì năm ấm hưng thịnh nên những nhu cầu dục lạc, các xúc tình tiêu cực nhân sự hưng thịnh của năm ấm mà càng phát khởi mạnh mẽ khiến chúng ta nhận về càng nhiều khổ đau.
Ở một góc độ khái quát khác, khổ đau căn bản có thể bao gồm những hình thái sau:
Thứ nhất, đó là cái khổ từ sự không rõ ràng, không chắc chắn và không trường tồn của những hạnh phúc giả tạm của thế gian.
Thứ hai, đó là khổ đau do bất mãn – chúng ta luôn mong cầu nhiều hơn. Lòng tham thiêu đốt chúng ta và sự tìm cầu của chúng ta là không giới hạn, chẳng bao giờ ta được toại nguyện như ý.
Thứ ba, còn có nỗi khổ đau ghê gớm do hết lần này tới lần khác phải xả lìa thân xác. Từ vô thủy kiếp tới nay, chúng ta đã chết đi rồi sinh ra không biết bao lần, đau đớn, sợ hãi không bút nào tả xiết nhưng mỗi khi tái sinh trong luân hồi chúng ta đều mê mờ quên mất điều này.
Thứ tư, đó là nỗi khổ do gặp phải nhiều nỗi khổ đau hết lần này tới lần khác.
Thứ năm, khổ vì bản chất thăng trầm của đời sống. Tiếp theo cao trào sẽ là thoái trào, kế tiếp thành công là thất bại, phía sau hội ngộ là chia lìa, sự sống đi đến tận cùng lại là cái chết…
Cuối cùng là nỗi khổ của sự cô độc. Trên tất cả những cột mốc quan trọng của đời người gồm sinh, lão, bệnh, tử, chúng ta đều chỉ có một mình, không người giúp đỡ, không chốn tựa nương. Bệnh tật hay khổ đau, sự sống hay cái chết đều chỉ do chính chúng ta trải nghiệm, không thể san sẻ hay nương tựa vào ai.
Như vậy, có thể thấy rằng khổ đau hiện diện khắp nơi và bao trùm toàn bộ cuộc sống của chúng ta.
Sự thật thứ hai: Tập đế – Nguyên nhân của sự khổ
Sự thật thứ nhất Đức Phật thấy là Khổ đế còn sự thật thứ hai mà Ngài thấy chính là Tập đế – nguyên nhân chính xác của sự khổ.
“Tập” là nguyên nhân tích tụ, huân tập lâu ngày mà thành; còn “đế” là sự thật. “Tập đế” là sự thật về các nguyên nhân dẫn đến sự đau khổ của chúng sinh.
Tập đế là nguyên nhân. Tập là nguyên nhân tích tụ thành cái khổ này. Thế thì tại sao lại có sự khổ này? Chúng ta không biết tại sao chúng ta bị khổ nhưng Đức Phật phát hiện ra nguyên nhân cội rễ mọi sự khổ của con người và của chúng sinh. Đó chính là cái vô minh của trí tuệ, cái ngu si của trí tuệ. Và tâm ái dục, ái dục tức là tham đắm dục lạc.
Nguyên nhân sâu xa của khổ đau trong nhân loại và chúng sinh là tham ái dục, gọi là tham đắm ái dục, tức là mình tìm cầu dục lạc, khoái lạc của dục. Đó là nguyên nhân sâu xa của các khổ, tham đắm, bám chấp vào ái dục.
Như vậy, Đức Phật đã thấy rõ gốc của khổ đau chính là vì vô minh; tức là không có đủ trí tuệ sáng suốt mà sinh ra tham đắm dục lạc, đam mê, tham đắm, chấp trước và ái dục là gốc của đau khổ.
Sự thật thứ ba: Diệt đế – Diệt hết đau khổ
Ngài phát hiện được sự thật thứ ba nữa. Đó là có trường hợp đoạn trừ được hết ái dục, đoạn trừ hết được vô minh. Có một trạng thái dứt được tất cả ái dục, vô minh, không còn đau khổ nữa. Gọi là diệt hết đau khổ. Loài người chúng sinh có thể diệt được hết đau khổ.
Lúc đầu thì Ngài nói đời là khổ nhưng mà nếu chỉ tuyên bố đời là khổ thì đúng là bi quan, là chán đời. Nói đời là khổ thì chán lắm.
Nhưng mà Đức Phật lại tuyên bố: Có thể diệt được hết đau khổ, đạt được cái sung sướng, hạnh phúc tuyệt đối. Có một hạnh phúc tuyệt đối. Nếu nghe theo, làm theo Đức Phật thì sẽ đạt được hạnh phúc tuyệt đối. Cái này gọi là diệt hết khổ, gọi là Diệt đế.
Có Diệt đế – là sự thật tiêu diệt hết tất cả mọi sự khổ, chứ không phải là khổ mãi mãi đâu. Kêu khổ thì kêu thế thôi nhưng mà có cách để diệt khổ đấy.
Đức Phật đã dạy, có thể diệt được hết khổ đau, đạt được đến hạnh phúc chân thật hoàn toàn. Và Ngài đã dạy phương pháp diệt khổ trong sự thật thứ tư.
Sự thật thứ tư: Đạo đế – Phương pháp diệt khổ
Đạo là con đường, là phương pháp; cũng như đạo Phật là con đường để đi đến thành Phật; Đạo đế chính là con đường, phương pháp diệt khổ mà Đức Phật đã tuyên thuyết. Có một sự thật thứ tư Đức Phật đã tìm ra, đó là con đường diệt khổ cho tất cả chúng sinh, gọi là Đạo đế.
Con đường này là con đường gì? Gọi là con đường thực hành tám điều, gọi là Bát chính đạo. Khi Ngài chứng đạo là Ngài thấy rõ ràng hết tất cả mọi chuyện.
Và đặc biệt nhất đối với con người chúng ta, Ngài tìm ra bốn sự thật là Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế. Đây là sự thật của nhân loại, của chúng sinh chúng ta. Chúng sinh đều chịu khổ và có nguyên nhân, tại sao chúng sinh bị khổ là có nguyên nhân.
Và Đức Phật khẳng định là có chỗ hết khổ, thực hành theo phương pháp của Đức Phật hướng dẫn sẽ đi đến chỗ hết khổ thật sự. Gọi là Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Bốn sự thật này gọi là Bốn thánh đế, hay còn gọi là Tứ diệu đế.
Như vậy, với trí tuệ sáng suốt của bậc Toàn Giác, Đức Phật đã chỉ ra bốn sự thật trong kiếp nhân sinh: sự thật về khổ, nguyên nhân của khổ, cách diệt khổ và con đường chấm dứt khổ đau. Đó chính là Tứ diệu đế – giáo lý hoàn chỉnh mang lại hạnh phúc vô tận cho chúng sinh. Đức Phật đã giương cao ngọn đuốc dẫn dắt chúng sinh ra khỏi nơi tăm tối vô minh bằng con đường Bát chính đạo.
3. Bát chánh đạo là gì?
Bát chánh đạo là hành pháp thứ bảy trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Hành pháp Bát chánh đạo là pháp môn thật tiễn đại biểu đặc trưng tối quan trọng cho những lời dạy của đức Đạo sư trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Vì pháp môn này là một phương pháp chính xác để hành giả hướng đến Niết-bàn giải thoát, là một con đường ngắn nhất đưa hành giả đến chỗ an vui tịch tĩnh, là con đường được Đạo sư nói ra lần đầu tiên sau khi Ngài thành Đạo tại vườn Nai cho năm anh em Kiều Trần Như, bạn tu của Ngài trước đó để tránh xa hai thái độ sống cực đoan giữa đau khổ (khổ hạnh) và, khoái lạc (hạnh phúc) đưa hành giả đến con đường Trung đạo không vướng mắc hai bên.
Bát chánh đạo tiếng Phạn gọi là āryāṣṭāṅgika-mārga, là con đường chánh tám ngành đưa đến Niết-bàn giải thoát, còn gọi là Bát Thánh đạo, Bát chi chánh đạo, Bát Thánh đạo phần, Bát đạo hành, Bát trực hành, Bát chánh, Bát đạo, Bát chi, Bát pháp, hay Bát lộ.
Bát chánh đạo gồm có tám chi sau:
- Chánh kiến (skrt: samyag-dṛṣṭi, pāli:sammàditthi): thấy đúng.
- Chánh tư duy (skrt: Samyak-saṁkalpa, pāli: sammàsankappa): suy nghĩ đúng.
- Chánh ngữ (skrt: Samyag-vāc, pāli: sammàvàca): nói đúng.
- Chánh nghiệp (skrt: Samyak-karmānta, pāli: samm kammata): làm việc đúng.
- Chánh mạng (skrt: Smnyag-ājīva, pāli: sammààjiva): sống đúng.
- Chánh tinh tấn (skrt: Samyag-vyāyāma, pāli: sammààyàma): siêng năng đúng.
- Chánh niệm (skrt: Samyak-smṛti, pāli: sammà satti): nhớ đúng.
- Chánh định (Samyak-samadhi, pāli: sammà samàdhi): tập trung đúng.
1. Chánh kiến, còn gọi là chánh đế, tức thấy khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo, có nghiệp thiện ác, có nghiệp báo thiện ác, có đời này đời kia, có cha mẹ, có người chơn đến nơi thiện, bỏ thiện hướng thiện, nơi đời này, đời kia, tự giác tự chứng thành tựu. “Khi nào vị Thánh đệ tử biết già chết, tập khởi của già chết, đoạn diệt của già chết và con đường đưa đến đoạn diệt già chết, này chư Hiền, khi ấy vị Thánh đệ tử có chánh kiến…” (kinh Chánh tri kiến, Trung bộ I, p. 49, HT.Minh Châu dịch) hay “Khi một vị Thánh đệ tử biết được bất thiện và biết được căn bản của bất thiện, biết được thiện và căn bản của thiện, này chư Hiền, khi ấy vị Thánh đệ tử có chánh kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này”. (kinh Chánh tri kiến, Trung Bộ I, tr. 47). Đó chính là sự thành tựu của nhân quả thế gian và xuất thế gian qua như thật tri kiến một cách rõ ràng về sự hiện hữu và biến dịch của chúng theo duyên khởi mà hành giả có thể tư duy và nhận chân được tánh và tướng của tất cả mọi pháp trên thế gian này, đâu là pháp hữu lậu, đâu là pháp vô lậu. Đó gọi là chánh kiến.
2. Chánh tư duy, còn gọi là chánh chí, chánh phân biệt, chánh giác hay đế niệm, tức là không có dục giác, nhuế giác và, hại giác, là chi thứ hai trong Bát chánh đạo, tức là hành giả phải tư duy suy nghĩ về đạo lý chân thật để xa lìa tham dục, sân nhuế, hại niệm thuộc những cách tư duy tà vạy thiếu chính xác đưa hành giả đến con đường nuôi lớn tham, sân, si tạo nghiệp ba đường dữ trói buộc trong sinh tử luân hồi. Ngược lại hành giả phải luôn luôn tư duy suy nghĩ về con đường giải thoát vô tham, vô sân, vô hại bằng cách không tư duy suy nghĩ đến chúng.
3. Chánh ngữ, còn gọi là chánh ngôn, đế ngữ, là chi thứ ba trong Bát chánh đạo, nghĩa là xa lìa lời nói hư dối, hai lưỡi, ác khẩu, thêu dệt. Vì những lời nói này câu hữu với vô minh sẽ đưa hành giả vào ba đường ác, ngược lại là những lời nói chân thật, lời nói hòa hợp lợi mình lợi người, lời nói nhẹ nhàng không thô ác nặng nề, lời nói không thêu dệt phù phiếm, câu hữu với phước báo an vui hạnh phúc. Nói chung những lời nói nào mang lại lợi cho mình và có lợi cho mọi người, chúng tạo nhân hướng thiện làm phước báo sinh y cho hành giả trong tương lai thì đó gọi là chánh ngữ.
4. Chánh nghiệp, còn gọi là chánh hành, đế hành, là chi thứ tư trong Bát chánh đạo, chỉ cho hành động, tạo tác chân chánh (tác nhân thiện nghiệp), tức chỉ thân, khẩu, ý ba nghiệp thanh tịnh; tức xa lìa sát sinh, không cho mà lấy, tà dâm, nói dối … nói chung là hành giả sống từ ý nghĩ, tạo tác hành động, lời nói luôn xa lìa mọi thứ tà vọng thì, gọi đó là chánh nghiệp.
5. Chánh mạng, còn gọi là đế thọ, chánh mạng đạo chi, là chi thứ năm trong Bát chánh đạo, là chỉ cho cách sống của hành giả, phương pháp sinh nhai hằng ngày mang lại cơm no áo ấm, thuốc thang, và những nhu cầu cần cho cuộc sống trong gia đình. Là hành giả tu tập theo chính pháp của Phật thì trước hết phải thanh tịnh hóa ý nghiệp trong từng ý nghĩ bằng cách không nghĩ đến những điều ác hại mình hại người, mà phải có những ý nghĩ đem lại lợi ích vui vẻ cho chính mình và cho mọi người chung quanh gần nhất là những người thân trong gia đình và, xa hơn nữa là xã hội; kế đến là thanh tịnh thân, khẩu nghiệp của mình bằng vào những công việc làm và những lời nói trong công việc khi giao thiệp; hành giả phải tránh xa mọi công việc làm đưa đến hại mình, hại người như học nghề chú thuật, bói toán … lường gạt kẻ khác, mà ngược lại hành giả phải sống đúng với chính pháp, nghĩa là chúng ta phải lựa chọn những nghề nghiệp nào mang lại mọi lợi ích an vui cho mình cho người thì chúng ta chọn nghề đó để sống. Đó gọi là nghề nghiệp sinh sống chánh đáng của một hành giả thực hành chính pháp của đức Phật.
6. Chánh tinh tấn, còn gọi là chánh phương tiện, chánh trị, đế pháp, đế trị, là chi thứ sáu trong Bát chánh đạo, chỉ cho mọi sự nỗ lực siêng năng tinh cần trong bốn việc mà hành giả cần phải hạ quyết tâm phát nguyện trong lúc tu tập để thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý trong chỉ ác hành thiện: Pháp ác nào đã phát sinh hãy nhanh chóng trừ diệt chúng, pháp ác nào chưa phát sinh nỗ lực ngăn chặn chúng không cho khởi sinh; pháp thiện nào chưa phát sinh hãy nhanh chóng làm cho chúng phát sinh, pháp thiện nào đã sinh tiếp tục là cho chúng tăng trưởng hơn lên. Nghĩa là lúc nào cũng tìm cầu phương pháp siêng năng nỗ lực tinh cần trong việc đề phòng ngăn ngừa những điều phi pháp có thể xảy ra cùng, nỗ lực chặn đứng những việc ác đã lỡ phát sinh (phòng phi chỉ ác) qua hai việc hại mình hại người và luôn luôn siêng năng tinh tất trong việc hành thiện qua hai việc thiện lợi mình lợi người. Sự siêng năng đúng ờ đây chúng cũng được quan niệm như là pháp Tứ chánh cần mà trước đây chúng tôi đã đề cập qua.
7. Chánh niệm, còn gọi là đế ý, là chi thứ bảy trong Bát chánh đạo, dùng cộng tướng của bốn pháp thân, thọ, tâm và pháp mà quán. Đây là một hình thức khác của Tứ niệm xứ, điều mà chúng tôi cũng đã đề cập đến trước đây. Ở đây chúng tôi cũng xin đề cập vắn tắt một chút, là hành giả chúng ta luôn luôn nhớ nghĩ về tánh tướng của tất cả các pháp một cách như thật mà không để lãng quên mất.
8. Chánh định, còn gọi là đế định, là chi thứ tám của Bát chánh đạo, mục đích của chi này là giúp hành giả xa lìa pháp dục ác bất thiện thành tựu bốn pháp thiền: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.
Tâm Hướng Phật/Tổng hợp!
Từ khóa » Tứ Diêu đế Là Gì
-
Tứ Diệu đế – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tứ Diệu đế Hay Tứ Thánh đế Là Gì ? Nội Dung Cơ Bản Của Tứ Diệu đế
-
Tứ Diệu đế (Bốn Chân Lý Cao Thượng) Là Gì ? Nội ... - Luật Minh Khuê
-
Tứ Diệu đế Là Gì - .vn
-
Tứ Diệu Đế Là Gì? Ý Nghĩa Tứ Diệu Đế (Bốn Chân Lý) - Hoa Sen Phật
-
TỨ DIỆU ĐẾ Là Gì ? Ứng Dụng TỨ DIỆU ĐẾ Giải Quyết KHỔ ĐAU
-
Tứ Diệu Đế Là Gì? Giải Nghĩa Khổ - Tập - Diệt - Đạo Đế - Hvdong
-
Tứ Diệu đế Là Gì? Khám Phá ý Nghĩa Sâu Sắc Của 4 Chân Lý Trong đạo ...
-
Tứ Diệu Đế Là Gì ⚡️ Giải Thích Ý Nghĩa Chi Tiết “Bốn Chân Lý”
-
Ý Nghĩa Của Diệt Đế Trong Tứ Diệu Đế Theo Tinh Thần đạo Phật
-
Bài 1: Bốn Chân Lý (Tứ Diệu Đế) - Phật Học Cơ Bản
-
01 Khái Niệm Tổng Quát Về Tứ Diệu Đế - Phật Học Cơ Bản
-
Tứ Diệu đế Trong Giáo Lý đạo Phật