Từ đồng âm Là Gì? Phân Biệt Từ đồng âm Và Từ đồng Nghĩa?

Ngữ pháp tiếng Việt vốn cực kỳ đa dạng và phong phú mà cha ông ta vẫn thường nói rằng “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Và một trong số những từ loại thuộc dạng khó phân biệt nhất chính là từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Bạn có chắc mình đã hiểu đúng về từ đồng âm là gì? Từ đồng nghĩa là gì? Từ trái nghĩa là gì? Trong bài viết này hãy cùng ChamSocXeHoi giải đáp nhé!

Contents

  • 1 Từ đồng âm là gì?
  • 2 Phân loại các từ đồng âm
    • 2.1 Đồng âm từ vựng
    • 2.2 Đồng âm từ và tiếng
    • 2.3 Đồng âm về từ vựng, ngữ pháp
    • 2.4 Đồng âm với từ nước ngoài
  • 3 Hướng dẫn cách sử dụng từ đồng âm chính xác
    • 3.1 Xác định nghĩa của từ đồng âm thông qua ngữ cảnh
    • 3.2 Chơi chữ
  • 4 Từ đồng nghĩa là gì?
    • 4.1 Từ đồng nghĩa hoàn toàn
    • 4.2 Từ đồng nghĩa một phần
  • 5 Sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ đồng nghĩa
  • 6 Từ trái nghĩa là gì? 
  • 7 Các loại từ trái nghĩa
    • 7.1 Từ trái nghĩa về mặt logic
    • 7.2 Từ trái nghĩa thuộc nhiều cặp từ có nghĩa khác nhau
    • 7.3 Từ trái nghĩa có điểm chung
  • 8 Mục đích khi sử dụng từ trái nghĩa

Từ đồng âm là gì?

Từ đồng âm là mảng kiến thức quan trọng mà các bạn học sinh được học cả trong chương trình tiếng Việt lớp 5 và ngữ văn lớp 7. Trong khái niệm từ đồng âm lớp 5 được giải thích là loại từ có cách phát âm, cấu tạo âm thanh giống hoặc trùng nhau cả về hình thức viết, nói và cách đọc nhưng khác nhau hoàn toàn về ý nghĩa. Hay nó còn được gọi là từ đồng âm khác nghĩa. 

từ đồng âm

Từ đồng âm là kiến thức Ngữ văn lớp 5 các bạn học sinh cần nắm vững

Theo đó, các từ đồng âm có thể là từ tiếng Việt hoặc Hán Việt. Đặc biệt từ loại này rất dễ nhầm với từ nhiều nghĩa bởi chúng có cấu tạo từ và âm giống nhau. 

Chính vì thế để hiểu được đầy đủ và chi tiết nhất về từ đồng âm, chúng ta cần đặt từ đó vào ngữ cảnh hoặc trong lời văn, câu nói cụ thể. Dựa vào đặc điểm này, người ta thường vận dụng từ đồng âm với mục đích chơi chữ. Cụ thể là dựa vào hiện tượng đồng âm để tạo ra được những câu nói nhiều ý nghĩa, nhằm mục đích thu hút và đem sự bất ngờ cho người nghe, người đọc. 

Trong tiếng Anh chúng ta cũng có từ đồng âm tiếng Anh có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa và cách viết khác nhau. Ví dụ: I và Eye đều có cách phát âm là /aɪ/ nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trong đó, I có nghĩa là tôi, Eye là mắt. 

Phân loại các từ đồng âm

Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể chia từ đồng âm thành 4 loại. Cụ thể như sau:

từ đồng âm lớp 5

Từ đồng âm được chia thành nhiều loại khác nhau

Đồng âm từ vựng

Đồng âm từ vựng là những từ mà giống nhau về cách cách đọc cũng như cách phát âm. Và cùng thuộc một loại từ tuy nhiên lại mang nghĩa hoàn toàn khác nhau. 

Ví dụ từ đồng âm từ vựng như sau: Má tôi rất thích ăn rau má. Trong câu này ta sẽ thấy được:

  • Từ má đầu tiên chỉ người, có nghĩa là má (mẹ). Còn từ má ở sau là tên của một loại rau ăn được tên là rau má.
  • Như vậy, 2 từ má ở đây có sự giống nhau về âm thanh, cách viết nhưng không hề có sự liên quan về ý nghĩa. 

Đồng âm từ và tiếng

Đồng âm từ và tiếng thường là từ giống nhau, đề cập đến 1 tiếng nhưng 1 từ là động từ và 1 từ còn lại có thể là danh từ hoặc tính từ. 

Ví dụ: 

  • Anh Nam thổi sáo rất hay.
  • Con chim sáo này có bộ lông thật đẹp.

Mặt dù là có chung từ “sáo” những về nghĩa của 2 câu khác nhau hoàn toàn. Trong câu thứ 1, sáo thuộc động từ, ý chỉ việc tạo ra âm thanh từ cây sáo trúc. Còn ở câu thứ 2, sáo là danh từ để chỉ về con chim sáo. Một loài chim có tiếng hót rất hay. 

Đồng âm về từ vựng, ngữ pháp

Từ đồng âm này là từ có cùng âm, có cùng cách đọc nhưng khác nhau về từ loại. 

  • Linh câu được nhiều cá quá. Và câu “Câu nói đó đã chạm đến trái tim của chúng tôi”. 

Đồng âm với từ nước ngoài

Từ đồng âm với tiếng nước ngoài thông qua phiên dịch cũng là một loại từ mà chúng ta có thể bắt gặp trong cuộc sống. 

Ví dụ: 

  • Cầu thủ sút bóng. 
  • Cân nặng của anh ấy đang bị giảm sút trầm trọng. 

Hướng dẫn cách sử dụng từ đồng âm chính xác

từ đồng âm lớp 7

Bạn đã biết cách sử dụng từ đồng âm chưa?

Xác định nghĩa của từ đồng âm thông qua ngữ cảnh

Một cách chắc chắn để khẳng định đó có phải là từ đồng âm không là bạn sẽ đặt vào các ngữ cảnh riêng để đưa ra kết luận cuối cùng. Cụ thể:

Ví dụ câu: Mẹ tôi mua cá về kho.

Bạn có thể thử thêm rất nhiều ngữ cảnh khác nhau như: Mẹ tôi mua cá về nhập khó, mẹ tôi mua cá về mà khó… Từ đó sẽ suy ra được ý nghĩa chính xác câu nói.

Chơi chữ

Với đặc điểm này, từ đồng âm còn được sử dụng để chơi chữ. Nhất là trong các câu văn thơ cổ, ca dao, tục ngữ cha ông ta. 

Ví dụ: 

“ Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn” 

Trong khổ thơ, ta thấy từ “lợi” xuất hiện 2 lần để có thể hiểu hơn về nghĩa của từ đồng âm bằng cách chơi chữ. 

  • Từ “lợi” thứ nhất có nghĩa là lợi ích có được khi làm một điều gì đó.
  • Từ “lợi” thứ hai có nghĩa khác là phần nướu của răng. 

Từ đồng nghĩa là gì?

Khi làm các dạng bài về từ đồng âm và từ đồng nghĩa có rất nhiều bạn học sinh đã hiểu chưa đúng, dẫn đến việc làm bài sai. Theo đó, từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn hoặc giống một phần nhưng cách phát âm khác nhau. 

Chúng ta có thể phân biệt từ đồng nghĩa thông qua sắc thái ngữ nghĩa hoặc cách sử dụng tùy theo từng vùng miền. Từ đồng nghĩa gồm 2 loại như sau: 

Từ đồng nghĩa hoàn toàn

Đối từ loại từ này sẽ có nghĩa giống nhau nên có thể thay thế được lẫn nhau trong các câu mà không làm ảnh hưởng đến toàn câu.

Ví dụ: Nhóm từ như qua đời, mất, hi sinh, yên nghỉ, băng hà… đều chỉ về cái chết. 

Từ đồng nghĩa một phần

Là những từ mang ý nghĩa tương đồng chỉ một phần. Do đó khi  chọn và sử dụng thay thế lẫn nhau cần xét đến hoàn cảnh, ngữ cảnh thích hợp cũng như sắc thái trong từng câu nói.

Ví dụ: Các cặp từ như ba, bố, tía, thầy, cha.

Sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ đồng nghĩa

Trong kiến thức từ đồng âm lớp 7, khá nhiều bạn học sinh nhầm lẫn về khái niệm, bản chất từ đồng âm và từ đồng nghĩa. Hãy theo dõi bảng phân biệt về 2 từ loại này để vận dụng linh hoạt nhé. 

Từ đồng nghĩa Từ đồng âm
Từ hoặc cách đọc có thể khác nhau. Tuy nhiên chúng cùng mang một ý nghĩa hoặc có sự liên quan mật thiết về nghĩa với nhau. Có sự giống nhau về từ, cách đọc nhưng khác nhau hoàn toàn về ý nghĩa.
Thay thế được các từ với nhau, đảm bảo nghĩa không bị thay đổi Khó có thể thay thế được từ đồng âm, bởi chúng đều có nghĩa cụ thể.

Từ trái nghĩa là gì? 

Từ khái niệm về từ đồng nghĩa chúng ta có thể dễ dàng suy ra được khái niệm của từ trái nghĩa. Từ trái nghĩa là những từ, cặp từ mà có ý nghĩa trước ngược nhau. Tuy nhiên giữa chúng lại có một mối liên hệ tương liên nào đó. Đó có thể chung một tính chất, một hành động, một đặc điểm nhưng ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau. 

từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Từ trái nghĩa là gì? 

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt giữa hai từ đó dù không có mối liên hệ nào nhưng vẫn được sử dụng nhằm mục đích nhấn mạnh, so sánh thì người ta vẫn gọi đó là một cặp từ trái nghĩa nhau. 

Các loại từ trái nghĩa

Về cơ bản, chúng ta sẽ có 3 loại từ trái nghĩa được sử dụng phổ biến như sau:

Từ trái nghĩa về mặt logic

Loại từ trái nghĩa này sẽ khác nhau về âm, về sự phản ánh tính tương phản của một khái niệm, thuật ngữ hay có thể là một vấn đề. 

Ví dụ: Bước ngắn, bước dài. Ở đây “ngắn” và “dài” là hai từ trái nghĩa về mặt logic là “ngắn” và “dài”. 

Từ trái nghĩa thuộc nhiều cặp từ có nghĩa khác nhau

Đối với từ trái nghĩa này rất dễ gây nhầm lẫn với từ đồng âm. Chúng thường được sử dụng trong các câu ca dao, tục ngữ. Ví dụ: 

“Lá lành đùm lá rách” 

hay “ Người lành, kẻ ác”.

Từ trái nghĩa có điểm chung

Trong một số trường hợp đặc biệt,  từ trái nghĩa có cùng bản chất, tính chất, thành phần hoặc về một cấu tạo nào đó. Loại từ này cũng được xuất hiện nhiều trong thơ ca,  giao tiếp thường ngày. 

Ví dụ: Loại táo này ngọt hơn, còn táo kia thì hơi nhạt. 

Trong ví dụ này, “ngọt” và “nhạt” là cụm từ trái nghĩa. Tuy nhiên giữa chúng có chung tính chất là chỉ mức độ ngọt sắc hay ngọt vừa của quả táo. 

Mục đích khi sử dụng từ trái nghĩa

Từ đặc điểm, chúng ta có thể thấy việc sử dụng từ trái nghĩa nhằm mục đích như sau:

  • Nhằm tạo sự đối lập, tương phản: Từ trái nghĩa sẽ giúp ẩn ý phê bình hoặc đả kích về một đối tượng, sự vật hay sự việc nào đó. 

Ví dụ: “Mất lòng trước, được lòng sau”. Đôi khi có những lời nói, hành động bắt buộc chúng ta phải làm. Điều này có thể sẽ dễ gây mất lòng, phật lòng một số người trước. Tuy nhiên về sau sẽ giúp chúng ta tránh được những điều không hay, hậu quả về sau. 

  • Tạo ra sự hài hòa, cân bằng trong một câu văn, câu nói. Đặc biệt trong thơ văn để chỉ rõ về cảm xúc, tâm trạng cho nhân vật. 

Ví dụ: Câu “Lên voi xuống chó” ý muốn nói về sự thăng trầm của người nói khi ở trong một hoàn cảnh nào đó. 

Trên đây là những tổng hợp của ChamSocXeHoi về từ đồng âm, từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa kèm theo các ví dụ liên quan. Hy vọng đem đến nguồn thông tin tham khảo hữu ích mà bạn đọc đang cần đến! 

Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

Từ khóa » đồng âm Có Nghĩa Là Gì