Từ đồng âm Là Gì? Từ đồng Nghĩa? Từ Trái Nghĩa? Ví Dụ

Chúng ta vẫn thường nghe câu: “ Phong ba bão táp cũng không bằng ngữ pháp Việt Nam” để nói về sự đa dạng và phức tạp về nghĩa và cách sử dụng câu, từ trong Tiếng Việt. Một trong những loại từ vựng khó nhận biết nhất là từ đồng âm và từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Từ đồng âm là gì, từ đồng nghĩa là gì, từ trái nghĩa là gì? Sau đây, hãy cùng Palada.vn tìm hiểu về 3 loại từ này để hiểu rõ bản chất và biết cách phân biệt chúng nhé.

Tóm tắt

  • 1 Từ đồng âm là gì?
  • 2 Các loại từ đồng âm khác nghĩa
    • 2.1 Loại từ đồng âm từ vựng
    • 2.2 Loại từ đồng âm từ và tiếng
    • 2.3 Loại từ đồng âm từ vựng – ngữ pháp
  • 3 Cách sử dụng từ đồng âm
    • 3.1 Xác định nghĩa của các từ đồng âm dựa vào ngữ cảnh
    • 3.2 Chơi chữ bằng từ đồng âm
  • 4 Từ đồng nghĩa là gì?
    • 4.1 Từ đồng nghĩa hoàn toàn
    • 4.2 Từ đồng nghĩa một phần
  • 5 Cách phân biệt từ đồng âm – từ đồng nghĩa
  • 6 Từ trái nghĩa là gì?
  • 7 Các loại từ trái nghĩa
    • 7.1 Từ trái nghĩa có điểm chung
    • 7.2 Từ trái nghĩa về mặt logic

Từ đồng âm là gì?

Từ đồng âm nghĩa là gì? Từ đồng âm trong tiếng Việt là loại từ có cách phát âm giống nhau, hoặc là trùng nhau về hình thức khi viết, nói, đọc nhưng mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm có thể là từ thuần Việt hoặc Hán Việt. Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa rất dễ nhầm lẫn vì có cấu tạo từ và âm giống nhau.

Từ đồng âm có nghĩa là gì?

Các loại từ đồng âm khác nghĩa

Theo như chương trình học về từ đồng âm lớp 5 và từ đồng âm lớp 7 thì tùy vào cách sử dụng và ngữ cảnh trong mỗi câu mà từ đồng âm sẽ được chia thành 4 loại chính sau:

Loại từ đồng âm từ vựng

Với loại từ đồng âm này, các từ giống nhau về cách phát âm, cách đọc và thuộc cùng một loại từ nhưng mang ý nghĩa khác nhau hoàn toàn.

Ví dụ: Má tôi vừa đi chợ mua một rổ rau má để làm sinh tố.

Ta có thể thấy trong câu trên từ “Má” đầu tiên là chỉ con người, nghĩa là mẹ, còn từ “má” thứ 2 lại có nghĩa là một loại thực vật ăn được tên là rau má.

2 từ “má” ở đây có sự giống nhau về âm thanh nhưng về nghĩa khác nhau hoàn toàn và không hề có sự liên quan gì.

Ngoài ra còn có nhiều cặp từ từ đồng âm khác nghĩa khác như thịt bò – kiến đang bò, học hành – hành phi, hoa mai – giang mai… Chúng ta có thể tra từ điển từ đồng âm để biết thêm những cụm từ này.

Câu đơn là gì? Câu ghép là gì? Cho ví dụ

Trên đường có một đống đường rất to

Loại từ đồng âm từ và tiếng

Loại từ đồng âm tiếng Việt này thường có từ giống nhau, kích thước thường chỉ 1 loại là động từ và loại còn lại là danh từ.

Ví dụ: Ta có 2 câu dưới đây:

  • Con chim sáo kia biết nói tiếng người.
  • Thổi sáo trúc cũng là một môn nghệ thuật.

2 câu trên đều có chung một từ “sáo” nhưng về mặt ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Trong câu thứ nhất là nói một loài chim là danh từ. Câu sau thì nói về động từ chỉ việc tạo ra âm thanh của cây sáo trúc.

Loại từ đồng âm từ vựng – ngữ pháp

Các từ đồng âm này có cách phát âm tương tự với nhau chỉ khác nhau về từ loại.

Ví dụ:

– Chắc người ấy sẽ về thôi.

– Những câu nói ấy hình như là không có tác dụng gì với họ.

Cách sử dụng từ đồng âm

Để phân biệt và sử dụng từ đồng âm là gì lớp 5 chính xác, các bạn hãy thực hiện theo cách sau:

Xác định nghĩa của các từ đồng âm dựa vào ngữ cảnh

Có nghĩa là nếu bắt gặp từ nào đó trong một câu mà bạn không chắc đó có phải từ đồng âm hay không, hãy xét trong những ngữ cảnh khác nhau mà từ đó được sử dụng và rút ra kết luận.

Ví dụ: Ta hãy xem xét câu sau “Em đang đem cá về kho”

Khi đọc hay nghe câu này, ngay lập tức có thể suy ra nhiều nghĩa trong những ngữ cảnh khác nhau đó là:

  • Em đang đem cá về nhà để kho lên ăn.
  • Em đang đem cá về để nhập vào cái kho.

Trong đó thì từ “kho” có thể suy ra 2 nghĩa. Một là “kho” nghĩa là một cách chế biến đồ ăn. Thứ hai “kho” là nơi bảo quản thực phẩm, giữ lạnh thực phẩm.

Chơi chữ bằng từ đồng âm

Cách nói này thường chỉ được dùng trong ca dao, tục ngữ hoặc trong các tác phẩm thơ văn chứ ít sử dụng trong giao tiếp. Thường các cụ nhà ta dùng từ đồng âm với nghĩa nước đôi.

Ví dụ: Lợi thì có lợi nhưng mà răng chả còn.

Ta hãy phân tích 2 từ “lợi” xuất hiện trong câu này để có thể hiểu hơn về nghĩa từ đồng âm bằng cách chơi chữ:

  • Từ “lợi” đầu tiên có nghĩa là lợi ích đạt được khi làm một điều gì đó.
  • Từ “lợi” thứ hai lại có nghĩa là phần nướu của răng.

Tức là người nói câu này muốn chơi chữ, nói rằng việc lấy chồng ở tuổi quá già thì chỉ còn “lợi” chứ không còn cái răng nào.

Loại chơi chữ sử dụng từ đồng âm này khó có thể phân biệt và người đọc cần phân tích kỹ ý nghĩa các từ mới xác định được.

Điệp ngữ là gì? Có mấy loại điệp ngữ? Ví dụ

Từ đồng nghĩa là gì?

Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là những loại từ rất dễ nhầm lẫn. Từ đồng nghĩa là các từ có ý nghĩa giống nhau hoàn toàn hoặc giống một phần nhưng lại phát âm khác nhau. Có thể phân biệt các từ đồng nghĩa với nhau bởi một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc là cách sử dụng theo vùng miền. Từ đồng nghĩa thường được chia thành 2 loại gồm:

Từ đồng nghĩa hoàn toàn

Loại từ này có ý nghĩa giống nhau nên có thể thay thế lẫn nhau trong các câu mà không ảnh hưởng đến toàn câu.

Ví dụ: Các từ như mất – qua đời – hy sinh – băng hà – yên nghỉ hoặc ăn – xơi – chén…

Từ đồng nghĩa một phần

Từ đồng nghĩa một phần là các từ mang ý nghĩa tương đồng chỉ một phần, nên khi lựa chọn và sử dụng thay thế nhau cần phải xét đến ngữ cảnh và hoàn cảnh thích hợp cũng như sắc thái trong câu nói.

Ví dụ: Các cặp từ như tía – thầy – cha – ba –  bố hoặc u – má – mẹ.

Cách phân biệt từ đồng âm – từ đồng nghĩa

Đây là lỗi mà nhiều học sinh thường mắc khi phân tích hoặc làm bài tập từ đồng âm lớp 5, dưới đây là những cách giúp bạn có thể phân biệt 2 loại từ này.

Từ đồng âm Từ đồng nghĩa
Giống nhau về từ nhưng có ý nghĩa khác nhau. Có liên quan về ý nghĩa nhưng các từ lại có thể khác nhau.
Không thể thay thế được vì mỗi từ đồng âm có nghĩa cụ thể Có thể thay thế giữa các từ với nhau mà nghĩa của câu không bị thay đổi.

Từ trái nghĩa là gì?

Ngoài từ đồng âm là gì chúng ta cũng nên quan tâm đến từ trái nghĩa. Đây là những từ hay cặp từ có nghĩa trái ngược nhau, nhưng có mối liên hệ tương quan nào đó. Loại từ này có thể có chung một tính chất, hành động hay suy nghĩ nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn ngược nhau. Hoặc giữa 2 từ không hề có mối quan hệ về từ hay ngữ nghĩa gì, các cặp từ này được sử dụng để nhấn mạnh, so sánh và gây chú ý.

Ví dụ: Thường thì trong những câu ca dao, tục ngữ, các tác phẩm văn thơ hay sử dụng từ trái nghĩa.

“Lá lành đùm lá rách”. Ta thấy xuất hiện cặp từ trái nghĩa là “lành” và “rách”.

“Chân ướt, chân ráo”, cặp từ trái nghĩa ở đây là “ướt” và “ráo”.

“Chân cứng đá mềm” có 2 từ trái nghĩa đó là “cứng” và “mềm”.

Từ ghép là gì? Các loại từ ghép và cách phân biệt

Từ trái nghĩa: “lên” voi “xuống” chó

Các loại từ trái nghĩa

Về cơ bản sẽ có 2 loại từ trái nghĩa sau thường được sử dụng:

Từ trái nghĩa có điểm chung

Những từ trái nghĩa này ý nghĩa có thể khác nhau, nhưng có thể chúng có cùng tính chất, bản chất hay có cấu tạo chung nào đó. Loại này thường sử dụng trong giao tiếp chứ ít dùng trong thơ ca.

Ví dụ: “Canh nhạt quá anh nên bỏ thêm chút muối cho đậm đà hơn”. 2 từ đối lập về nghĩa ở đây là “nhạt” và “đậm” nhưng giữa chúng có chung tính chất là độ mặn.

Từ trái nghĩa về mặt logic

Logic ở đây là các khái niệm luôn luôn đúng, thường được áp dụng trong các ngành khoa học, toán học, vật lý… Chúng thường khác nhau về ngữ âm và phản ánh được sự tương phản về những khái niệm nào đó.

Ví dụ: Trong câu “bước cao, bước thấp”, hai từ trái nghĩa về mặt logic ở đây là “cao” và “thấp”.

Từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ trái nghĩa là những khái niệm rất cơ bản mà mỗi học sinh cần nắm chắc để sử dụng khi viết bài trong môn Ngữ văn. Sau bài học này, các em nhớ luyện tập thêm để ghi nhớ kiến thức một cách chắc chắn. Ngoài ra trên Palada.vn còn rất nhiều bài viết thú vị khác, các bạn và các em hãy nhớ đón đọc nhé.

Từ khóa » Em Hiểu Từ đồng âm Là Gì