Tư Duy Tuyến Tính Là Gì? Khác Gì Tư Duy Phi Tuyến Tính - Clevai

 

Mỗi người trong chúng ta sở hữu những tư duy khác nhau và nó chi phối đến suy nghĩ, hành động của từng người. Chắc hẳn rằng không ít người đã từng nghe nhắc đến tư duy tuyến tính nhưng vẫn chưa thực hiểu về loại tư duy này. Vì vậy trong bài viết hôm nay Clevai sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem tư duy tuyến tính là gì và nó khác với tư duy phi tuyến tính như thế nào nhé.

1. Tư duy tuyến tính là gì?

Tư duy tuyến tính có tên tiếng anh là Linear thinking hay còn được gọi tư duy logic truyền thống là kiểu tư duy như một đường thẳng theo logic từng bước đơn thuần. Một ví dụ cho tư duy này là đế đi từ điểm A đến điểm E thì bắt buộc phải đi theo trình tự lần lượt qua các điểm B,C,D. 

Tư duy tuyến tính là gì?

Loại tư duy này được con người đúc kết từ chính những trải nghiệm thực tế mà chúng ta vẫn gặp hàng ngày. Nếu 1 lít nước có trọng lượng bằng 1kg thì 5 lít nước trọng lượng chắc chắn sẽ bằng 5kg. Hoặc trong 1 giờ đồng hồ bạn gấp được 10 bông hoa thì trong 10 tiếng bạn sẽ gấp được 10 x 10 = 100 bông hoa.

Kiểu tư duy logic truyền thống đơn giản, dễ tính toán và phần lớn mọi người đều có tư duy này. Trong suốt những năm học cấp 1 và cấp 2 chúng ta đều được dạy cách tính toán và giải quyết vấn đề theo lối tuyến tính. Những bài toán liên quan đến quãng đường, vận tốc, thời gian hay các bài toán liên quan đến năng suất lao động…đều sẽ dựa vào tư duy tuyến tính. 

Nhiều cha mẹ vẫn định hướng cho con là phải càng cao thì sau này sẽ càng có được công việc tốt, lương cao. Mà muốn được như vậy cần học thật nhiều, học thêm, học phụ đạo tất cả thời gian đều dành cho việc học. 

Hầu hết mọi người đều có cùng chung quan điểm đứa bé đó học giỏi chắc chắn sau này sẽ giàu lắm, sướng lắm. Còn đứa ham chơi thì sau này sẽ khổ, không khá lên được. Những suy nghĩ đó đều theo xu hướng tư duy tuyến tính. 

2. Tư duy tuyến tính có thực sự ổn không?

Nếu bạn đang băn khoăn tư duy tuyến tính có thực sự ổn không? Vậy thì câu trả lời đó là tư duy này hoàn toàn không ổn bởi thế giới mà chúng ta đang sống không hề tuyến tính. Hiểu một cách đơn giản thế giới không đơn giản như một đường thẳng và mọi sự việc đều có thể nhìn nhận một cách đơn giản.

Tư duy tuyến tính có thực sự ổn không?

Hãy nhận định thế giới của chúng ta giống như đường cong parabol hay một ma trận chồng chéo hoặc cũng có thể là hình zic-zac mà cũng có khi là mớ hỗn độn không rõ hình thù là gì. Nếu chúng ta chỉ biết áp dụng tư duy tuyến tính cho các vấn đề mang tính phức tạp thì sẽ không bao giờ có thể giải quyết được. Mà chỉ mãi luẩn quẩn trong “mớ bòng bong” không biết đâu ra lối ra.  

Như vậy không có nghĩa là tư duy tuyến tính không tốt, không cần thiết. Bởi đối với những vấn đề đơn giản thì tư duy này sẽ giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng và chỉ nên dừng lại ở những vấn đề đơn giản. Điều quan trọng cần nhận thức đúng đắn đó là các vấn đề phức tạp cần áp dụng tư duy phi tuyến tính để giải quyết. Vậy tư duy phi tuyến tính là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần tiếp sau đây.

3. Sự khác nhau giữa tư duy tuyến tính và tư duy phi tuyến tính 

Sự khác nhau giữa tư duy tuyến tính và tư duy phi tuyến tính

Như chúng ta đã tìm hiểu ở nội dung tư duy tuyến tính là gì ở phần trên kiểu tư duy này như một đường thẳng đánh giá, nhìn nhận vấn đề cực kỳ đơn giản. 

Trong khí đó tư duy phi tuyến tính hay còn gọi với một số tên khác như tư duy đường vòng, tư duy ngoại biên lại hoàn toàn trái ngược với tư duy tuyến tính. Kiểu tư duy này là cách giải quyết vấn đề thông qua phương pháp tiếp cận gián tiếp và sáng tạo, mà nếu áp dụng tư duy logic thông thường sẽ không thể giải quyết được.

Khái niệm tư duy phi tuyến tính được đưa ra đầu tiên bởi nhà tâm lý học Edward de Bono-một tác giả, triết gia chuyên gia nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực sáng tạo và trực tiếp giảng dạy phương pháp tư duy như một kỹ năng.

Một ví dụ để so sánh 2 kiểu tư duy này là cùng bài toán đi từ điểm A đến điểm E. Theo tư duy tuyến tính thì chúng ta bắt buộc phải lần lượt đi qua các điểm B,C,D. Tuy nhiên tư duy phi tuyến tính lại không nhất thiết phải phải đi qua các điểm khác mà vẫn có thể đến được điểm đích. 

Kiểu tư duy đường vòng thường sẽ mang đến những giải pháp đột phá. Với cùng một vấn đề cần giải quyết nhưng tư duy phi tuyến tính sẽ có cách giải quyết hoàn toàn trái ngược và khác biệt hoàn toàn với tư duy logic thông thường mà vẫn đạt được kết quả. 

Trên đây là khái niệm tư duy tuyến tính và sự khác nhau giữa tư duy tuyến tính với tư duy phi tuyến tính. Hy vọng qua bài viết các bạn đã giải đáp được những băn khoăn của mình liên quan đến kiểu tư duy này. Đồng thời nhận định được đúng đắn khi nào nên áp dụng tư duy tuyến tính để giải quyết vấn đề để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Từ khóa » Phi Tuyến Và Tuyến Tính