Từ Ghép Chính Phụ

Từ ghép chính phụTừ ghép chính phụ là gì? Bài tập về từ ghép chính phụNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Tìm hiểu về từ ghép chính phụ

  • Từ ghép chính phụ là gì?
  • Ví dụ từ ghép chính phụ
  • Bài tập về từ ghép chính phụ

Từ ghép là nội dung được học trong chương trình Ngữ văn 7 học kì 1. Từ ghép được chia thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Trong bài viết này, VnDoc sẽ giúp các em tìm hiểu kỹ hơn về từ ghép chính phụ bao gồm: khái niệm từ ghép chính phụ, ví dụ minh họa và bài tập vận dụng. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Từ ghép chính phụ là gì?

Là loại từ ghép được tạo bởi 2 từ đơn trong đó có 1 tiếng chính và một tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước có ý nghĩa bao quát, tiếng phụ đứng sau để làm rõ nghĩa cho tiếng chính và phụ thuộc vào tiếng chính.

Không có tiếng chính thì tiếng phụ sẽ không có ý nghĩa rõ ràng. Không thể đảo vị trí tiếng chính và tiếng phụ với nhau vì nghĩa của từ ghép sẽ thay đổi. Từ ghép đẳng lập còn được gọi là từ ghép phân loại.

Ví dụ từ ghép chính phụ

Ví dụ 1: Xe tăng là từ ghép chính phụ trong đó tiếng chính là từ “ Xe”, tiếng phụ là từ “ tăng”

Ví dụ 2: Từ “Ông ngoại” trong đó tiếng chính là từ “ ông “, tiếng phụ là từ “ ngoại”.

Ví dụ 3: Các từ ghép chính phụ khác như: Xe tải, thơm ngát, Xe tải, tàu ngầm, tàu điện, bạn bè, bà nội, bà ngoại, cây xoài, cây bưởi, cây tre, bút chì, bút mực, bình nước, hoa hồng, hoa mai, con gà, con heo…

Ví dụ 4: Như ở trên ta phân tích từ ghép “hoa hồng”

+ Hoa: chỉ tổng thể các loài hoa trên trái đất

+ Hồng: chỉ cụ thể đặc trưng về màu sắc, giống hoa thì gọi là hoa hồng. Phân biệt với hoa cúc, hoa mai, hoa dâm bụt…

c – Nghĩa của từ ghép chính phụ

- Tiếng phụ có nghĩa hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

- Có tính chất phân nghĩa.

Bài tập về từ ghép chính phụ

Câu hỏi bài tập 1

Sắp xếp các từ ghép sau: Suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ theo 2 loại từ ghép chính phụ và đẳng lập.

Đáp án bài tập 1

  • Từ ghép chính phụ: Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ.
  • Từ ghép đẳng lập: suy nghĩ, đầu đuôi, ẩm ướt.

Câu hỏi bài tập 2:

Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo thành từ ghép chính phụ

bút…, thước…, mưa…, làm…, ăn…, trắng…, vui…, nhát…

Đáp án bài tập 2:

Bút chì, thước kẻ, mưa giông, làm quen, ăn bám, trắng xóa, vui tai, nhát gan.

.......................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Từ ghép chính phụ. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em hiểu được khái niệm từ ghép chính phụ, cách nhận biết từ ghép chính phụ, để có thể làm các bài tập liên quan hiệu quả.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo Ngữ văn lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ văn 7, Trắc nghiệm văn 7, soạn bài Ngữ văn 7 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 7.

  • Soạn bài lớp 7: Từ ghép
  • Soạn Văn 7: Từ ghép

Để học tốt môn Văn lớp 7, mời các bạn truy cập chuyên mục: Ngữ Văn 7 của VnDoc. Chuyên mục này được chúng tôi tổng hợp những tài liệu thiết yếu nhất, như văn mẫu, soạn văn 7, soạn bài ngắn gọn và siêu ngắn. Mời các bạn tham khảo

Từ khóa » Bài Tập Về Từ Ghép Chính Phụ Và Từ Ghép đẳng Lập