Từ Ghép Là Gì? Các Loại Từ Ghép Và Bài Tập Ví Dụ Về Từ Ghép

Sự đa dạng của ngữ pháp Việt Nam phân chia thành 2 loại từ chính: từ đơn và từ ghép. Từ đơn là những từ chỉ cấu thành bởi 1 từ có thể có 1 hoặc nhiều ký tự. Từ ghép là cấu thành bởi 2 từ đơn kết hợp với nhau. Bên cạnh đó, từ ghép cũng chia ra thành nhiều loại và cách sử dụng cũng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về cách sử dụng từ ghép chính xác nhất bạn nhé!

Từ ghép là gì? Khái niệm của từ ghép

Từ ghép là gì? Khái niệm của từ ghép

Từ ghép là từ được tạo thành bởi hai từ đơn trở lên và kèm theo điều kiện là những tiếng tạo nên từ ghép buộc phải có nghĩa cụ thể, có nghĩa chính là mỗi từ đơn khi đứng một mình đều có ý nghĩa. Thông thường từ ghép sẽ có số lượng là hai từ đơn, nhiều trường hợp đặc biệt khác có thể tồn tại từ ghép từ 3 từ.

  • Ví dụ: Quần áo chính là từ ghép được tạo thành bởi 2 từ đơn là “quần” và “áo” có thể thấy 2 từ đơn là quần và áo khi đứng riêng 1 mình thì đều có nghĩa.

Các loại từ ghép trong tiếng Việt

Từ ghép được phân chia thành 3 loại chính bao gồm:

Từ ghép chính phụ

Là một loại từ có tiếng chính và tiếng phụ sẽ bổ sung nghĩa cho nhau. Tuy nhiên, tiếng chính thường mang nghĩa rộng, bao quát hầu hết một sự việc, hành động hoặc sự vật. Tiếng phụ thường sẽ đứng sau tiếng chính và có nhiệm vụ bổ nghĩa cho tiếng chính. Bên cạnh đó, loại từ ghép này có tính phân nghĩa rõ ràng.

  • Ví dụ về từ ghép chính phụ: Con mèo, bánh mì, thịt bò…

Để phân biệt cũng như tạo được từ ghép chính phụ, cùng phân tích từ Con mèo. Ta thấy từ “con” là từ chính vì nhắc đến con thì có nghĩa rộng hơn từ “mèo”. Từ con có thể ghép với bất kỳ từ nào để thành một từ ghép chính phụ như con gà, con bò, con heo, con chó,…

Từ ghép chính phụ

Từ ghép đẳng lập

Hai hoặc nhiều từ tạo thành từ ghép đẳng lập cũng đều có nghĩa và bình đẳng về mặt ngữ pháp, không có bất kỳ từ nào được xem là từ chính và ngược lại.

  • Ví dụ về từ ghép đẳng lập: Sách vở, bàn ghế, nhà cửa,…

Từ ghép đẳng lập

Từ ghép tổng hợp

Đây là loại từ được ghép từ 2 hoặc nhiều từ đơn khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ. Mỗi từ ghép tổng hợp đều mang nghĩa nhất định, nhưng khi ghép 2 từ lại với nhau thì ý nghĩa sẽ trở nên bao quát và mở rộng nghĩa lớn hơn. Từ ghép tổng hợp thường được sử dụng để chỉ người, địa điểm hay hành động cụ thể nào đó.

  • Ví dụ về từ ghép tổng hợp: To lớn, bánh trái, xa lạ,…

Từ ghép tổng hợp

Tác dụng của từ ghép trong tiếng Việt

Từ ghép có tác dụng chính trong việc giúp dễ dàng xác định nghĩa của các từ ngữ trong văn nói cũng như văn viết một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, từ ghép còn giúp người nghe và kể cả người đọc có thể dễ dàng hiểu ý nghĩa hơn mà không cần phải suy đoán.

Tác dụng của từ ghép trong tiếng Việt

Cách nhận biết từ ghép trong câu 

Trong chương trình đào tạo bậc tiểu học, “nhận biết loại từ” là một dạng bài tập không còn quá xa lạ. Đây thường là một dạng bài gây nhiều khó khăn và lúng túng cho học sinh, phụ huynh. Để có thể dễ dàng giải quyết các bài tập dạng này, chúng ta cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây để nhận biết từ ghép.

Có thể xác định từ ghép bằng nhiều cách, xác định quan hệ giữa các tiếng trong từ về cả âm và nghĩa. Để xác định cụ thể nghĩa của tiếng, bạn có thể thực hiện bằng nhiều cách như đặt câu, tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa hoặc có thể tra từ điển.

  • Nếu các tiếng trong từ vừa có mối quan hệ nghĩa, vừa có mối quan hệ về âm thì đó chính là từ ghép.
  • Nếu trong từ chỉ có 1 tiếng có nghĩa, 1 tiếng còn lại không rõ nghĩa nhưng cả hai tiếng đều không có quan hệ về phần âm, thì được gọi là từ ghép.
  • Trong từ có một từ mang gốc Hán, hình thức giống với từ láy nhưng các tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép. Điển hình như các từ “tử tế”, “hảo hán”, “hoan hỉ”, “ban bố”,…
  • Từ không có bất kỳ quan hệ về âm lẫn về nghĩa là các từ ghép đặc biệt. Ví dụ: tắc kè, bù nhìn, mì chính, xà phòng, bất diệt,…

Cách nhận biết từ ghép trong câu

Bài tập ví dụ về từ ghép

Sau đây là một số bài tập ví dụ về từ ghép giúp bạn dễ dàng thực hành và hiểu rõ hơn nhé.

Bài tập ví dụ về từ ghép

Cách xác định từ ghép trong câu

  • Xét theo nghĩa của hai tiếng để tạo thành từ:

Ví dụ: mơ mộng, che chắn, trai trẻ,… mặc dù có sự giống nhau ở phụ âm đầu hay phần vần thì nó vẫn không phải là từ láy mà chính là từ ghép. 

  • Khi đảo lộn trật tự giữa các tiếng:

Cách đơn giản nhất để phân biệt từ ghép và từ láy chính là đảo lộn các tiếng với nhau, nếu đảo rồi mà đọc lên vẫn hiểu nghĩa thì đó là từ ghép, còn ngược lại không có nghĩa gì là từ láy âm.

Ví dụ: Chao đảo / Đảo chao => Từ láy âm

Bờ biển / Biển bờ => Từ ghép

Đặt câu với từ ghép

  •  Từ ghép đẳng lập:

Nhà cửa => Cuối tuần em luôn phụ mẹ dọn dẹp nhà cửa.

Xinh đẹp => Chị gái em là người rất xinh đẹp.

  • Từ ghép chính phụ:

Xe máy => Chiếc xe máy tuy cũ nhưng chất chứa biết bao kỷ niệm.

Hiền hòa => Mẹ là người phụ nữ hiền hòa nhất trên thế gian.

  • Từ ghép tổng hợp:

Võ thuật => Học võ thuật để tự bảo vệ chính mình.

Xa lạ => Thảo Cầm Viên là tên địa điểm không còn xa lạ với con người Sài Gòn.

Điền thêm các tiếng vào chỗ trống để tạo thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập

[wptb id=6982]
  • Bài giải:
[wptb id=6983]

Tổng kết

Từ ghép là yếu tố thường xuất hiện trong nhiều bài văn, thơ, phân tích nhân vật… Chính vì thế, biết cách phân loại cũng như sử dụng từ ghép thích hợp sẽ giúp câu văn của bạn hay hơn nhiều.

Xem thêm:

Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Cách đặt câu với trợ từ và thán từ

10 Mẫu đoạn văn và bài văn kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học hay nhất

Tổng hợp 15 câu chuyện về gia đình cho trẻ tiểu học hay và ý nghĩa

Hy vọng với bài viết về nội dung định nghĩa từ ghép là gì? Các loại từ ghép và bài tập ví dụ về từ ghép sẽ cung cấp cho bạn nguồn kiến thức hữu ích và hoàn thiện cho công cuộc học tập cũng như kiến thức cho bản thân mình nhé.

Từ khóa » Từ Ghép Với Sẽ