Từ Ghép Tiếng Việt Lớp 1 Và Những Bí Quyết Giúp Bé Học đúng Mà Bố ...
Có thể bạn quan tâm
Từ ghép là gì? Có bao nhiêu loại từ ghép?
Trong tiếng Việt nói chung và lớp 1 nói riêng, “Từ” được xem là đơn vị cấu tạo nên tiếng nhỏ nhất. Trong đó, từ ghép được biết đến là một loại từ phức, là yếu tố chủ chốt để tạo nên câu.
Khái niệm về từ ghép tiếng việt lớp 1
Theo kiến thức chuẩn trong SGK Tiếng Việt lớp 1, từ ghép là từ được cấu tạo bởi trên 2 tiếng và đảm bảo chúng khi đọc đều có nghĩa.
Trên thực tế, các từ ghép trong tiếng Việt chính là một dạng từ phức đặc biệt được tạo nên từ những từ có sự liên kết cùng nghĩa với nhau. Trên nguyên tắc, chúng không nhất thiết phải giống nhau về vần nhưng khi tạo với nhau phải giúp từ đó có nghĩa.
Công dụng của từ ghép là gì?
Dựa vào quy chuẩn, từ ghép sẽ có công dụng chính là giúp xác định nghĩa của từ trong văn viết và nói chính xác nhất. Đồng thời, chúng còn giúp người đọc, người nghe hiểu được ý nghĩa của từ hơn mà không phải suy đoán.
Các loại từ ghép phổ biến trong tiếng Việt
Khi bé học tiếng Việt lớp 1 sẽ biết được từ ghép có nhiều loại khác nhau. Cụ thể là:
Từ ghép chính phụ
Đây là loại từ ghép bao gồm tiếng chính và tiếng phụ hỗ trợ, bổ sung nghĩa cho nhau. Trong đó, tiếng chính là tiếng đứng trước thể hiện ý chính. Còn tiếng phụ và tiếng đứng sau đảm nhận nhiệm vụ bổ sung nghĩa có tiếng chính. Thường loại từ ghép này ít được sử dụng.
Ví dụ: êm dịu, hoa huệ, mặn chát, xanh thẳm, tỏa hương, đỏ rực….
Từ ghép đẳng lập
Đây là loại từ ghép được cấu tạo bởi 2 từ mang ý nghĩa và vị trí tương đương nhau, không có sự phân biết đâu là chính, đâu là phụ. Chính vì vậy chúng được sử dụng rộng rãi hơn.
Ví dụ: Bạn hữu, yêu thương, bàn ghế, ẩm ướt, ông bà, xinh đẹp….
Từ ghép tổng hợp
Loại từ ghép này được cấu tạo bởi các từ mang ý tổng quát hơn những từ cấu thành nó, thường thể hiện một hành động, địa danh cụ thể.
Ví dụ: Phương tiện (nói về những phương tiện đi lại), xa lạ, hoa quả, võ thuật, bánh kẹo….
Từ ghép phân loại
Đây là loại từ ghép bao gồm những từ được cấu thành bởi một nghĩa nhất định chỉ sự vật, sự việc, hành động, địa danh cụ thể.
Ví dụ: Xe đạp, xe máy, nước ép cam,….
Xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc cho trẻ lớp 1 với VMonkey. Ứng dụng giúp con đánh vần thành thạo toàn bộ bảng chữ cái, phát âm chuẩn, không nói ngọng, đọc trôi chảy, từ vựng phong phú và diễn đạt linh hoạt, hỗ trợ tốt việc học trên lớp.
|
Vai trò của từ ghép tiếng Việt trong học tập
Sau khi hiểu được khái niệm từ ghép tiếng Việt là gì và các loại từ ghép trong tiếng Việt, hãy cùng Monkey tìm hiểu về các vai trò và chức năng của từ ghép tiếng Việt trong học tập của học sinh lớp 1 ngay dưới đây:
- Giúp mô tả chuyên sâu hơn về một khái niệm: Từ ghép giúp nói rõ và chi tiết hơn về một ý tưởng hoặc khái niệm trong lĩnh vực học tập, ví dụ như "phương pháp giảng dạy" để miêu tả cách thức giảng dạy của giáo viên.
- Tạo ra các thuật ngữ và từ vựng mới: Các từ ghép có thể được sử dụng để tạo ra các thuật ngữ và từ vựng mới để mô tả các khái niệm hoặc kỹ năng mới trong lĩnh vực học tập. Ví dụ: "kỹ năng xử lý thông tin" để miêu tả kỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin.
- Nâng cao hiệu quả giao tiếp: Sử dụng từ ghép trong việc trao đổi thông tin và báo cáo trong lớp học hoặc các buổi hội thảo có thể giúp nâng cao độ chính xác và hiệu quả của giao tiếp.
- Điều chỉnh thông điệp: Từ ghép có thể giúp điều chỉnh hoặc làm rõ thông điệp trong các bài giảng, văn bản hoặc trình bày. Ví dụ: "ý nghĩa dưới tác động của ngữ cảnh" để miêu tả việc hiểu và giải thích ý nghĩa của một từ hoặc cụm từ trong ngữ cảnh khác nhau.
- Mở rộng kiến thức về từ vựng: Sử dụng từ ghép có thể giúp mở rộng kiến thức về từ vựng cho học sinh và giúp họ tiếp thu và sử dụng từ mới một cách hiệu quả hơn.
Tại sao cần phải dạy từ ghép tiếng Việt lớp 1 cho trẻ?
Dưới đây là một số lý do khiến bạn phải dạy từ ghép tiếng Việt lớp 1 cho trẻ ngay từ bây giờ:
- Nâng cao vốn từ vựng hiện có: Từ ghép tiếng Việt lớp 1 bao gồm các từ kết hợp giữa hai hoặc nhiều từ đơn, giúp trẻ mở rộng vốn từ của mình và có thể diễn đạt ý tưởng một cách chính xác hơn.
- Phát triển kỹ năng ngôn ngữ: Việc dạy từ ghép tiếng Việt lớp 1 sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình, cụ thể là biết cách sắp xếp và kết hợp các từ ngữ rời rạc thành một câu hoàn chỉnh để diễn đạt ý muốn của mình.
- Thúc đẩy sự hiểu biết về thế giới xung quanh: Nhiều từ ghép tiếng Việt lớp 1 được tạo ra từ các khái niệm, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày như "bàn học", "đèn pin", "đồ chơi",... Dạy từ ghép tiếng Việt lớp 1 giúp trẻ nhận biết và hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh.
- Phát triển kỹ năng đọc hiểu: Khi trẻ biết từ ghép tiếng Việt lớp 1, họ có thể dễ dàng đọc và hiểu các đoạn văn bản phức tạp hơn (như: báo chí, sách,...), đồng thời hình thành thói quen đọc hiểu từ sớm.
- Tăng khả năng giao tiếp: Với vốn từ vựng phong phú và đa dạng, trẻ có thể dễ dàng diễn đạt ý tưởng của mình và tương tác tốt hơn với người khác.
Các bài viết không thể bỏ lỡ
5 phần mềm học tiếng Việt lớp 1 giúp bé phát triển ngôn ngữ toàn diện
Tiết lộ bí kíp dạy tiếng Việt lớp 1 cho trẻ học nhanh và hiệu quả, phụ huynh cần biết
Chi tiết bảng chữ cái tiếng Việt Lớp 1 & cách dạy con học tại nhà hiệu quả nhất
Vậy, làm cách nào đế giúp trẻ lớp 1 nhận biết một số loại từ ghép tiếng Việt đơn giản?
Hướng dẫn cách nhận biết từ ghép đơn giản
Trong chương trình học tiếng Việt lớp 1, các bé sẽ được làm quen từ ghép và nhận biết từ đó. Đồng thời, đây là dạng bài tập thường gặp, cũng như khiến nhiều bé cảm thấy khó khăn khi giải.
Vậy nên, để có thể nhận biết được đâu là từ ghép, mọi người có thể áp dụng việc xác định mối quan hệ giữa các tiếng trong từ đó về âm cho đến nghĩa. Để xác định nghĩa, mọi người có thể áp dụng việc đặt câu, tìm từ cùng hoặc trái nghĩa, tra từ điển.
Về cách nhận biết từ ghép, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:
- Nếu những tiếng trong từ có mối quan hệ về cả âm và nghĩa thì đó chính là từ ghép.
- Trong từ có 1 tiếng có nghĩa, 1 tiếng không có nghĩa nhưng cả hai lại không có quan hệ âm cũng là từ ghép.
- Trong từ có một tiếng là gốc Hán, giống từ láy nhưng các tiếng đó lại có nghĩa thì đó cũng là từ ghép. Ví dụ: Hảo hán, tử tế, ban bố, hoan hỉ….
- Những từ không có mối quan hệ cả về nghĩa và âm chính là từ ghép đặc biệt. Ví dụ: xà phòng, bù nhìn, tắc kè…
Để giúp nhận biết rõ hơn khi học từ ghép tiếng việt lớp 1, mọi người hãy cũng làm ví dụ sau đây:
- Trong các từ sau đâu là từ ghép: chí khí, giản dị, thanh cao, vững chắc, dẻo dai, cứng cáp, nhũn nhặn, mộc mạc, hung dữ, lủng củng, chung quanh, sừng sững.
- Dựa vào những dấu hiệu nhận biết trên, mọi người có thể đoán được những từ thuộc từ ghép chính là: Chí khí, giản dị, thanh cao, vững chắc, hung dữ, chung quanh.
Bí quyết giúp bé học từ ghép tiếng Việt lớp 1 hiệu quả
Để giúp các bé học tiếng Việt lớp 1 làm các bài tập về từ ghép hiệu quả, bố mẹ có thể áp dụng một số bí quyết sau đây:
Đảm bảo bé đã nắm rõ bảng chữ cái từ ghép tiếng Việt
Để có thể nhận biết được từ ghép khi học tiếng Việt, bố mẹ hãy cho bé làm quen bảng chữ cái ghép vần. Mới đầu học đối với bé khá khó khăn, nhưng bố mẹ hãy kiên trì hướng dẫn, giải thích cho con mỗi ngày thì dần bé cũng sẽ biết và ghi nhớ chúng.
Ngoài ra, để giúp bé làm quen với bảng chữ cái ghép vần tiếng Việt, bố mẹ nên ưu tiên lựa chọn những loại bảng có ghi đầy đủ chữ cái, kèm theo hình ảnh, màu sắc minh họa tiếng để giúp bé có thể ghi nhớ chúng được tốt hơn.
Cho con học và làm quen với 11 chữ ghép, nguyên âm và phụ âm
Một trong những tuyệt chiêu giúp con làm bài tập từ ghép tiếng việt lớp 1 chính là nhận biết và học thuộc được 11 chữ ghép cơ bản. Bao gồm:
- Âm C kết hợp cùng H tạo thành CH (chờ): chuyện, cha, chú, chó, chiều,…
- Âm H kết hợp cùng H tạo thành GH (gờ): Ghét, ghi, ghế,…
- Âm G kết hợp cùng I tạo thành GI (di): giặc, giảng, giun…
- Âm N kết hợp cùng H tạo thành NH (nhờ): nhẹ nhàng, nhỏ nhắn, nhún nhường,…
- Âm H kết hợp cùng G tạo thành NG (ngờ): ngát, ngủ, ngoan…
- Âm N và Gkết hợp cùng H tạo thành NGH (ngờ): nghề nghiệp, nghi…
- Âm H kết hợp cùng H tạo thành KH (khờ): không khí, khác, khách,…
- Âm P kết hợp cùng H tạo thành PH (phờ): phi pháp, phượng, phao…
- Âm Q kết hợp cùng U tạo thành QU (quờ): quạ, quận, quý,…
- Âm T kết hợp cùng H tạo thành TH (thờ): thắm thiết, thướt tha, thanh thoát….
- Âm T kết hợp cùng T tạo thành TR (trờ): trong, trước, trẻ, tre trúc….
Ngoài những âm ghép trên, bố mẹ cũng nên cho bé nắm bắt được những nguyên âm và phụ âm để tạo thành từ ghép chính xác hơn. Bao gồm:
- 12 nguyên âm bao gồm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.
- 17 phụ âm bao gồm: b, c, d, đ, g, h, h, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x
Rèn luyện kiến thức tiếng Việt lớp 1 hiệu quả cùng Vmonkey
Vmonkey được biết đến là ứng dụng học tiếng Việt số 1 tại Việt Nam dành cho các bé mầm non và tiểu học, với nội dung học đều bám sát chương trình GDPT mới.
Một trong những điểm đặc biệt của Vmonkey chính là giúp bé học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới dựa trên hình ảnh, âm thanh và trò chơi tương tác. Để qua đó giúp con:
- Đánh vần và phát âm tròn trịa toàn bộ bảng chữ cái.
- Đặt câu chuẩn ngữ pháp.
- Con không bị nói ngọng, bị ảnh hưởng bởi phương ngữ vùng miền.
- Viết đúng chính tả.
- Tăng khả năng đọc hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện.
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói.
- Từ vựng phong phú, diễn đạt linh hoạt nhờ kho truyện, sách nói đồ sộ.
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1.000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc.
Đảm bảo, với Vmonkey bé sẽ xây dựng được nền tảng học tiếng Việt vững chắc, hỗ trợ việc học trên lớp đạt kết quả tốt và cả trong cuộc sống của con.
>>> Học thử và nhận tư vấn miễn phí về VMonkey: Tại đây.
Hướng dẫn bé ghép vần thành những từ có ý nghĩa
Để có thể học được từ ghép tiếng việt lớp 1, đòi hỏi bé phải xác định được đâu là từ có nghĩa và không có nghĩa.
Để làm được điều này, bố mẹ cần hướng dẫn con cách ghép vần thành những từ có nghĩa, có liên hệ với đời sống thực tiễn để bé dễ hiểu hơn.
Cụ thể, với những âm đơn như b, c, d, đ, e, ơ, h,… có thể hướng dẫn con đọc và ghép thành những từ có nghĩa mà bé biết như bé, bè, bẻ, bẽ, bẹ, ve, vè, vẽ, hề, ho hơ…
Còn với những âm ghép bé sẽ học khó hơn, nhưng khi dạy hãy cho bé nghe, nhìn hình ảnh để có thể ghép và nhớ từng từ tốt hơn.
Bên cạnh đó, bố mẹ nên cho bé học ghép vần mỗi ngày khoảng 30 – 60 phút. Để đảm bảo con không bị lãng quên kiến thức đã học trước đó.
Tạo sự hứng thú cho bé khi học từ ghép
Đối với các bé lớp 1 còn khá ham chơi, nên khi học ban đầu chúng khá hào hứng nhưng cũng rất nhanh dễ chán nản.
Vậy nên, bố mẹ không nên cho bé học một bài hay chỉ một môn cụ thể. Thay vào đó, mỗi ngày bố mẹ hãy thử thay đổi chủ đề, phương pháp dạy học thông qua hình ảnh, trò chơi, làm bài tập, tập vẽ,… sẽ giúp con có hứng thú và không bị nhàm chán hơn.
Ví dụ, khi học từ ghép thì hãy cho bé vừa học bảng chữ cái âm ghép, vừa cho con tập tô các từ đó,… để con không bị nhàm chán.
Một số bài tập về từ ghép tiếng Việt lớp 1 để bé luyện tập
Để giúp bé có thể nhận biết và học bài về từ ghép hiệu quả hơn, bố mẹ hãy cho bé thử sức với một số bài tập mà Monkey chia sẻ sau đây:
Xem thêm: Các dạng bài tập tiếng việt lớp 1 nâng cao bố mẹ nên cho bé thử sức để phát triển bản thân
Kết luận
Trên đây là những thông tin về kiến thức từ ghép tiếng việt lớp 1. Qua đó có thể thấy đây là một kiến thức khá khó với con, nên bố mẹ hãy kiên nhẫn, áp dụng những phương pháp Monkey chia sẻ trên để giúp con học và chinh phục dạng bài tập này đạt kết quả tốt nhất nhé.
Từ khóa » Các Vần Ghép Trong Tiếng Việt Lớp 1
-
Quy Tắc Ghép Vần Tiếng Việt Tiểu Học
-
Bảng Chữ Cái Ghép Vần Tiếng Việt Dễ Hiểu Từ A – Z - Góc Yêu Bé
-
Thanh Nấm - Bảng Chữ Ghép Tiếng Việt Lớp 1 Mới Nhất ... - YouTube
-
Bảng Chữ Ghép Tiếng Việt Lớp 1 - Học Phụ âm Ghép Tiếng Việt
-
Chữ Ghép Lớp 1 ❤️️ Bảng 29 Chữ Cái Ghép Vần Cho Bé
-
Bảng đánh Vần Tiếng Việt Lớp 1
-
Cách đánh Vần Tiếng Việt 2022
-
Bảng Ghép Vần Cho Học Sinh Lớp 1 - Học Tốt
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Ghép Vần Và Cách Dạy Bé Học Sao Cho đúng?
-
[MIỄN PHÍ] File Sách Ghép Vần Tiếng Việt Cho Bé Chuẩn Bị Vào Lớp 1
-
Ghép Vần Tiếng Việt Lớp 1
-
Cách Ghép Vần Chữ Cái Tiếng Việt
-
Top 8 Bảng Ghép Vần Tiếng Việt