Tứ Giác Nội Tiếp | Chuyên đề Toán Lớp 9 Hay Nhất Tại VietJack
Có thể bạn quan tâm
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 15-12 trên Shopee mall
- Tứ giác nội tiếp và cách giải bài tập
- Cách chứng minh tứ giác nội tiếp cực hay, chi tiết
- Cách chứng minh nhiều điểm cùng thuộc một đường tròn cực hay
- Ứng dụng của tứ giác nội tiếp chứng minh song song, vuông góc, thẳng hàng, đồng quy
- Phương pháp giải Tứ giác nội tiếp
- Bài tập tự luận Tứ giác nội tiếp
Tứ giác nội tiếp
A. Phương pháp giải
1. Một tứ giác có bốn đỉnh nằm trên một đường tròn được gọi là tứ giác nội tiếp đường tròn (gọi tắt là tứ giác nội tiếp).
Quảng cáo2. Trong một tứ giác nội tiếp, tổng số đo hai góc đối diện bằng .
3. Nếu trong một tứ giác có tổng số đo hai góc đối diện bằng thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn.
4. Nếu một tứ giác lồi có hai đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh chứa hai đỉnh còn lại dưới một góc thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn.
B. Bài tập tự luận
Bài 1: Cho ΔABC nhọn, các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Chứng minh rằng:
a) Tứ giác BCEF nội tiếp.
b) HA.HD = HB.HE = HC.HF.
Hướng dẫn giải
Quảng cáoa) Ta có ∠BEC = ∠BFC = 90o
Suy ra các điểm E, F cùng thuộc đường tròn đường kính BC hay tứ giác BCEF nội tiếp.
b) Vẽ đường tròn đường kính BC. Xét ΔBHF và ΔCHE có:
+) ∠EBF = ∠ECF (hai góc nội tiếp cùng chắn ).
+) ∠FHB = ∠EHC(đối đỉnh).
Suy ra ΔBHF ∼ ΔCHE (g.g)
BH/CH = HF/HE hay HB.HE = HC.HF (1)
Chứng minh tương tự ta có:
HA.HD = HB.HE (2)
Từ (1) và (2) suy ra: HA.HD = HB.HE = HC.HF.
Bài 2: Cho ΔABC nhọn, đường cao AH. Các điểm M và N lần lượt là hình chiếu vuông góc của H trên AB, AC. Chứng minh rằng:
a) AM.AB = AN.AC.
b) Tứ giác BMNC nội tiếp.
Hướng dẫn giải
a) Ta có: ∠AMH = ∠ANH = 90o (gt)
Suy ra các điểm M, N cùng thuộc đường tròn đường kính AH nên:
∠AMN = ∠AHN (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AN)
Mặt khác: ∠AHN = ∠ACH
Do đó ΔAMN ∼ ΔACB (g.g) => AM/AC = AN/AB hay AM.AB = AN.AC.
b) Theo chứng minh câu a) ta có:
∠AMN = ∠ACH
Suy ra ∠BMN + ∠ACH = ∠BMN + ∠AMN = 180o
Vậy tứ giác BMNC nội tiếp.
Bài 3: Cho tam giác ABC có góc. Các điểm O, I lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp tam giác. Chứng minh rằng bốn điểm B, O, I, C cùng thuộc một đường tròn.
Hướng dẫn giải
Quảng cáoGọi D là giao điểm khác của A của đường thẳng AI với đường tròn ngoại tiếp ΔABC .
Ta có: ∠BID = ∠IAB + ∠ABI = 1/2 ∠A + 1/2 ∠B
∠CID = ∠IAC + ∠ACI = 1/2 ∠A + 1/2 ∠C
Do đó: ∠BIC = ∠BID + ∠CID = 1/2 ∠A + 1/2∠B + 1/2∠C + 1/2∠A =1/2∠A + 90o
Mặt khác: ∠BOC = 2∠A = 120o.
Do đó hai điểm I và O cùng nhìn đoạn BC dưới những góc bằng nhau. Ngoài ra hai điểm I và O cùng thuộc nửa mặt phẳng chứa A, bờ BC. Do đó B, I, O, C cùng thuộc một đường tròn.
Bài 4: Cho tam giác ABC nhọn có ∠A > ∠B > ∠C. Đường tròn nội tiếp tâm I tiếp xúc với cạnh AB, AC tại M và N. Gọi P và Q lần lượt là các giao điểm của CI, BI với đường thẳng MN. Chứng minh rằng:
a) Tứ giác INQC nội tiếp.
b) Tứ giác BPQC nội tiếp.
Hướng dẫn giải
a) Vì đường tròn (I) tiếp xúc với AB, AC tại M và N nên AM = AN
=> ΔAMN cân tại A.
Ta có: ∠CNQ = ∠ANM (đối đỉnh)
= (180o - ∠A)/2 =(∠B + ∠C)/2
=∠IBC + ∠ICB = ∠CIQ
Tứ giác INQC có hai điểm liên tiếp I và N cùng nhìn cạnh QC dưới các góc bằng nhau nội tiếp được một đường tròn.
b) Vì INQC là tứ giác nội tiếp nên ∠INC = ∠IQC
Vì AC tiếp xúc với đường tròn (I) tại N nên IN ⊥ AC hay ∠INC = 90o
Suy ra ∠IQC = 90o (1)
Chứng minh tương tự câu a) ta có tứ giác IMPB nội tiếp
=> ∠IMB = ∠IPB = 90o
Từ (1) và (2) suy ra: ∠BPC = ∠BQC = 90o nên tứ giác BPQC nội tiếp đường tròn đường kính BC.
Bài 5: Cho hình bình hành ABCD có ∠BAD = 90o, có tâm là O. Gọi M, N, P lần lượt là hình chiếu vuông góc của C lên BD, AD, AB. Chứng minh bốn điểm M, N, P, O cùng thuộc một đường tròn.
Hướng dẫn giải
Quảng cáoTa có: ∠CPA = ∠CNA = 90o (gt) nên tứ giác ANCP nội tiếp đường tròn (O) đường kính AC.
Suy ra ∠PON = 2∠PCN
Lại có: ∠PCN + ∠NAP = 180o
=> ∠PCN = 180o - ∠NAP = ∠ABC (do AD // BC)
Do đó ∠PON = 2∠ABC (1)
Mặt khác ∠PMN = 180o - (∠PMB + ∠NMD)
Mà tứ giác CDNM nội tiếp đường tròn đường kính CD nên:
∠NMD = ∠NCD = 90o - ∠CDN = 90o - ∠ABC
Lại có tứ giác BCMP nội tiếp đường tròn đường kính BC nên:
∠PMB = ∠PCB = 90o - ∠ABC
=> ∠PCB = 180o - (90o - ∠ABC + 90o - ∠ABC) = 2∠ABC (2)
Từ (1) và (2) suy ra: ∠PON = ∠PMN do đó tứ giác POMN nội tiếp.
Tham khảo thêm các Chuyên đề Toán lớp 9 khác:
- Góc có đỉnh bên trong, góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
- Cung chứa góc
- Tứ giác nội tiếp
Mục lục các Chuyên đề Toán lớp 9:
- Chuyên đề Đại Số 9
- Chuyên đề: Căn bậc hai
- Chuyên đề: Hàm số bậc nhất
- Chuyên đề: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
- Chuyên đề: Phương trình bậc hai một ẩn số
- Chuyên đề Hình Học 9
- Chuyên đề: Hệ thức lượng trong tam giác vuông
- Chuyên đề: Đường tròn
- Chuyên đề: Góc với đường tròn
- Chuyên đề: Hình Trụ - Hình Nón - Hình Cầu
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
- Giải mã đề thi vào 10 theo đề Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh (300 trang - từ 99k/1 cuốn)
- Bộ đề thi thử 10 chuyên (120 trang - từ 99k/1 cuốn)
- Cấp tốc 7,8,9+ Toán Văn Anh thi vào 10 (400 trang -từ 119k)
- Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Các Bài Tập Về Chứng Minh Tứ Giác Nội Tiếp
-
Tứ Giác Nội Tiếp - Phương Pháp - Bài Tập (có Lời Giải Chi Tiết)
-
Tổng ôn Các Dạng Bài Về Tứ Giác Nội Tiếp Hay Thi Vào 10 Toán Nhất
-
Bài Tập Chứng Minh Tứ Giác Nội Tiếp đường Tròn Có Lời Giải
-
Giải Hết 101 Bài Toán Về Tứ Giác Nội Tiếp Này Bạn Sẽ Tự Tin Thi HSG ...
-
Bài Toán Chứng Minh Tứ Giác Nội Tiếp đường Tròn - Ôn Thi Vào Lớp 10
-
Chọn Lọc Bài Tập Về Tứ Giác Nội Tiếp Lớp 9 (Có Lời Giải)
-
Chứng Minh Tứ Giác Nội Tiếp Một đường Tròn
-
Bài Tập Về Chứng Minh Tứ Giác Nội Tiếp | Chuyên đề Toán 9
-
Chuyên đề Tứ Giác Nội Tiếp+ Bài Tập Có Hướng Dẫn Chi Tiết
-
Cách Chứng Minh Tứ Giác Nội Tiếp đường Tròn Hay Nhất - TopLoigiai
-
Lý Thuyết, Bài Tập Về Tứ Giác Nội Tiếp Và đường Tròn Ngoại Tiếp
-
Các Cách Chứng Minh Tứ Giác Nội Tiếp Hay Dễ Hiểu Nhất - CoLearn.VN
-
Bài 06. Chứng Minh Tứ Giác Nội Tiếp Bằng Hai Góc Cùng Nhìn Một Cung.
-
Tứ Giác Nội Tiếp đường Tròn: Cách Chứng Minh Và Bài Tập