Tứ Giác – Wikipedia Tiếng Việt

Bài này viết về hình có 4 cạnh trong hình học. Đối với các định nghĩa khác, xem Tứ giác (định hướng).
Hình tứ giác
Một số dạng của hình tứ giác
Số cạnh và đỉnh4
Ký hiệu Schläfli{4} (đối với hình vuông)
Diện tíchNhiều phương pháp
Góc ngoài (độ)90° (đối với hình vuông và hình chữ nhật)
Hình học
Hình chiếu một mặt cầu lên mặt phẳng.
  • Đại cương
  • Lịch sử
Phân nhánh
  • Euclid
  • Phi Euclid
    • Elliptic
      • Cầu
    • Hyperbol
  • Hình học phi Archimedes
  • Chiếu
  • Afin
  • Tổng hợp
  • Giải tích
  • Đại số
    • Số học
    • Diophantos
  • Vi phân
    • Riemann
    • Symplectic
  • Phức
  • Hữu hạn
  • Rời rạc
    • Kỹ thuật số
  • Lồi
  • Tính toán
  • Fractal
  • Liên thuộc
Khái niệmChiều
  • Phép dựng hình bằng thước kẻ và compa
  • Đỉnh
  • Đường cong
  • Đường chéo
  • Góc
  • Song song
  • Vuông góc
  • Đối xứng
  • Đồng dạng
  • Tương đẳng
Không chiều
  • Điểm
Một chiều
  • Đường thẳng
    • Đoạn thẳng
    • Tia
  • Chiều dài
Hai chiều
  • Mặt phẳng
  • Diện tích
  • Đa giác
Tam giác
  • Đường cao (tam giác)
  • Cạnh huyền
  • Định lý Pythagoras
Hình bình hành
  • Hình vuông
  • Hình chữ nhật
  • Hình thoi
  • Rhomboid
Tứ giác
  • Hình thang
  • Hình diều
Đường tròn
  • Đường kính
  • Chu vi
  • Diện tích
Ba chiều
  • Thể tích
  • Khối lập phương
    • Hình hộp chữ nhật
  • Hình trụ tròn
  • Hình chóp
  • Mặt cầu
Bốn chiều / số chiều khác
  • Tesseract
  • Siêu cầu
Nhà hình học
theo tên
  • Aida
  • Aryabhata
  • Ahmes
  • Alhazen
  • Apollonius
  • Archimedes
  • Atiyah
  • Baudhayana
  • Bolyai
  • Brahmagupta
  • Cartan
  • Coxeter
  • Descartes
  • Euclid
  • Euler
  • Gauss
  • Gromov
  • Hilbert
  • Jyeṣṭhadeva
  • Kātyāyana
  • Khayyám
  • Klein
  • Lobachevsky
  • Manava
  • Minkowski
  • Minggatu
  • Pascal
  • Pythagoras
  • Parameshvara
  • Poincaré
  • Riemann
  • Sakabe
  • Sijzi
  • al-Tusi
  • Veblen
  • Virasena
  • Yang Hui
  • al-Yasamin
  • Trương Hành
theo giai đoạn
trước Công nguyên
  • Ahmes
  • Baudhayana
  • Manava
  • Pythagoras
  • Euclid
  • Archimedes
  • Apollonius
1–1400s
  • Trương Hành
  • Kātyāyana
  • Aryabhata
  • Brahmagupta
  • Virasena
  • Alhazen
  • Sijzi
  • Khayyám
  • al-Yasamin
  • al-Tusi
  • Yang Hui
  • Parameshvara
1400s–1700s
  • Jyeṣṭhadeva
  • Descartes
  • Pascal
  • Minggatu
  • Euler
  • Sakabe
  • Aida
1700s–1900s
  • Gauss
  • Lobachevsky
  • Bolyai
  • Riemann
  • Klein
  • Poincaré
  • Hilbert
  • Minkowski
  • Cartan
  • Veblen
  • Coxeter
Ngày nay
  • Atiyah
  • Gromov
  • x
  • t
  • s
Một nhà thủy đình hình tứ giác, tại đền Lý Bát Đế.

Trong hình học phẳng Euclid, một tứ giác là một đa giác gồm 4 cạnh và 4 đỉnh, trong đó không có bất kỳ 2 đoạn thẳng nào cùng nằm trên một đường thẳng. Tứ giác đơn có thể lồi hay lõm. Tứ giác có các đỉnh A {\displaystyle A} , B {\displaystyle B} , C {\displaystyle C} D {\displaystyle D} đôi khi được ký hiệu là ◻ A B C D {\displaystyle \square ABCD} .[1]

Tổng các góc trong của tứ giác đơn A B C D {\displaystyle ABCD} bằng 360 độ, tức là: ∠ A {\displaystyle \angle A} + ∠ B {\displaystyle \angle B} + ∠ C {\displaystyle \angle C} + ∠ D {\displaystyle \angle D} = 360 ∘ {\displaystyle 360^{\circ }} .

Tứ giác đơn

[sửa | sửa mã nguồn]

Bất kỳ tứ giác không có 2 cạnh không kề nhau nào cắt nhau là một tứ giác đơn.

Tứ giác lồi

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một tứ giác lồi, tất cả các góc trong đều nhỏ hơn 180° và hai đường chéo đều nằm trong tứ giác. Một khái niệm phổ biến hơn là tứ giác luôn nằm gọn trên một nửa mặt phẳng có bờ chứa bất kỳ cạnh nào của nó thì đó là tứ giác lồi.

  • Tứ giác không đều: không có cặp cạnh nào song song với nhau. Tứ giác không đều thường được dùng để đại diện cho tứ giác lồi nói chung (không phải là tứ giác đặc biệt).
  • Hình thang: có ít nhất 2 cạnh đối song song và bao gồm cả hình bình hành.
  • Hình thang cân: có 2 cạnh đối song song và các góc kề với một cạnh đáy bằng nhau. Các định nghĩa khác là một tứ giác với một trục đối xứng chia đôi hình thành hai mặt đối nhau, hoặc hình thang với 2 đường chéo bằng nhau.
  • Hình bình hành: có 2 cặp cạnh đối song song một tứ giác với hai cặp song song. Điều kiện tương đương là các cạnh đối bằng nhau, góc đối thì bằng nhau, đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. Hình bình hành bao gồm hình thoi (bao gồm cả các hình chữ nhật chúng ta gọi là hình vuông) và hình gần thoi (bao gồm cả những hình chữ nhật chúng ta gọi là hình thuôn). Nói cách khác, các hình bình hành bao gồm tất cả các hình thoi và tất cả các hình gần thoi, và do đó cũng bao gồm tất cả các hình chữ nhật.
  • Hình thoi: là hình có 4 cạnh bằng nhau; điều kiện tương đương là 2 đường chéo vuông góc tại trung điểm mỗi đường. Hình thoi là một trường hợp đặc biệt của cả hình diều và hình bình hành.
  • Hình gần thoi: các cạnh kề không bằng nhau và không có góc vuông. Hình gần thoi thường được dùng để đại diện cho hình bình hành nói chung (không phải hình thoi hay hình chữ nhật).
  • Hình chữ nhật: tất cả các góc đều là góc vuông. Một điều kiện tương đương là 2 đường chéo cắt nhau và chiều dài bằng nhau. Hình chữ nhật bao gồm hình vuông và hình thuôn.
  • Hình vuông: có bốn cạnh bằng nhau và 4 góc bằng nhau (góc vuông). Các điều kiện tương đương là các cạnh đối song song (hình vuông là một hình bình hành), các đường chéo vuông góc tại trung điểm mỗi đoạn và có cùng chiều dài. Một tứ giác là một hình vuông khi và chỉ khi nó là một hình thoi (4 cạnh bằng nhau) và một hình chữ nhật (bốn góc bằng nhau).
  • Hình thuôn: là một thuật ngữ đôi khi được sử dụng để biểu thị một hình chữ nhật có các cạnh kề không bằng nhau (tức là hình chữ nhật không phải là hình vuông).[2]
  • Hình diều: có hai cạnh kề bằng nhau và 2 cạnh còn lại bằng nhau; đồng nghĩa với 1 cặp góc đối bằng nhau và các đường chéo vuông góc, đối xứng qua một đường chéo. Hình diều bao gồm cả hình thoi.
  • Hình thang vuông: có một góc vuông.
  • Tứ giác nội tiếp: có 4 đỉnh nằm trên đường tròn ngoại tiếp.
  • Tứ giác ngoại tiếp: tứ giác có 4 cạnh tiếp xúc với đường tròn nội tiếp.
  • Hình diều vuông: hình diều có hai góc vuông đối nhau. Nó là một dạng của tứ giác nội tiếp.

Tứ giác lõm

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một hình tứ giác lõm (tứ giác không lồi), một góc trong có số đo lớn hơn 180° và một trong hai đường chéo nằm bên ngoài tứ giác.

Tứ giác kép

[sửa | sửa mã nguồn]

Một tứ giác có 2 cạnh cắt nhau được gọi là một tứ giác kép.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự phân loại các tứ giác được minh họa trong biểu đồ dưới đây. Các dạng ở mức thấp hơn là trường hợp đặc biệt của các dạng nằm ở mức trên.

Phân loại tứ giác. Các dạng ở mức thấp hơn là trường hợp đặc biệt của các dạng nằm ở mức trên.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hình thang
  • Hình bình hành

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Quadrilaterals - Square, Rectangle, Rhombus, Trapezoid, Parallelogram”. Mathsisfun.com. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2020.
  2. ^ “The Rectangles Calculator”. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Các hình bình hành Varignon và Wittenbauer.
  • Định lý Van Aubel.
  • Bách khoa thư VIAS.
  • x
  • t
  • s
Một số loại đa giác đáng chú ý
  • Tam giác
  • Tứ giác
  • Ngũ giác
  • Lục giác
  • Thất giác
  • Bát giác
  • Cửu giác
  • Thập giác
  • Thập nhất giác
  • Thập nhị giác
  • Thập tam giác
  • Tetradecagon
  • Thập ngũ giác
  • Thập thất giác
  • Thập cửu giác
  • Octadecagon
  • Nhị thập giác
  • Tam thập giác
  • Ngũ thập giác
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tứ giác.

Từ khóa » Hình Chữ Nhật Có Phải Là Hình Tứ Giác Không