TỪ HÁN VIỆT | Facebook
Có thể bạn quan tâm
FacebookTham gia hoặc đăng nhập Facebook Email hoặc điện thoạiMật khẩuBạn quên tài khoản ư?Đăng nhậpBạn có muốn tham gia Facebook không?Đăng kýĐăng kýTỪ HÁN VIỆTNguyễn Quốc Bình·Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017·Nhóm công khaiI. TỪ HÁN VIỆT 1. Khái niệmTừ Hán Việt là từ vay mượn của tiếng Hán, nhưng được đọc theo cách phát âm của tiếng Việt.Đối với người Việt, trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, văn hóa Hán xâm nhập và chi phối sinh hoạt xã hội người Việt khá sâu đậm. Ðặc biệt là chữ Hán đã được dùng làm chữ viết chính thức của ta trong hàng thế kỷ, chính vì thế, tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán là điều không thể tránh khỏi. Về mặt ngôn ngữ, tuy người Việt vẫn nói tiếng Việt nhưng tiếng Hán, nhất là trong những phạm vi triết học, chính trị và kỹ thuật được người Việt vay mượn rất nhiều. Hiện nay, số lượng từ Hán Việt chiếm hơn 60% trong vốn từ vựng tiếng Việt. Ða số từ Hán Việt là từ đa âm tiết. Ví dụ: An ninh, ẩn sĩ, bảo vệ, bản lĩnh, chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, dân chủ, độc lập, chiến tranh, hoà bình, hạnh phúc v.v...2. Nhận diện từ Hán Việt2.1. Dựa vào đặc điểm về ý nghĩaTừ Hán Việt thường mang tính trừu tượng, khái quát cao. Vì thế, khi tiếp cận từ Hán Việt, chúng ta thường cảm thấy nghĩa của nó mơ hồ, khó giải thích. Chẳng hạn như nghe các từ như: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, độc lập, tự do, hoà bình, chiến tranh, du kích, hàm số, hằng số... chúng ta phải tìm yếu tố tương đương trong từ thuần Việt rồi mới suy ra được ý nghĩa.2.2. Dựa vào trật tự phân bố của các yếu tố trong từTrong lớp từ Hán Việt, có một số lượng khá lớn từ ghép được cấu tạo theo quan hệ chính - phụ, gọi là từ ghép chính phụ, trong đó, phụ tố thường đứng trước, chính tố thường đứng sau: P + C. Ví dụ:Ẩn ý, cường quốc, dịch giả, tác giả, khán giả, văn sĩ, thi sĩ, viễn cảnh, cận cảnh, giáo viên, học viên, hội viên...Trong khi đó, từ thuần Việt thuộc loại này được cấu tạo theo trật tự ngược lại, chính tố thường đứng trước, phụ tố thường đứng sau: C + P. Ví dụ:Người viết, người xem, người nghe, người đọc, nhà văn, nhà thơ...Đầu thế kỷ thứ 10, Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập. Mất đi sự hiện diện trực tiếp của người Hán thống trị, từ và âm Hán Việt do đó bị cách ly khỏi dòng chính của tiếng Hán và đi theo một hướng riêng của tiếng Việt. Phần lớn kho từ vựng Hán Việt ngày nay được định hóa thuộc giai đoạn này.Từ vựng Hán Việt đã góp phần làm phong phú vốn từ của tiếng Việt, phần thì bổ túc cho những từ ngữ không có trong có trong tiếng Việt, ngoài ra gia tăng ngữ nghĩa thêm tinh tế cho dù có sẵn những chữ thuần Việt song hành. Nhu cầu dùng từ Hán Việt càng tăng cao trong thế kỷ 20, khi người Việt dùng chữ Quốc ngữ mà không muốn mất đi vốn từ vựng chữ Hán đã dùng quen trước đó, mà cách dễ nhất là dùng chữ Quốc ngữ để phiên âm các từ được viết bằng chữ Hán. Ngày nay, khi muốn sử dụng một thuật ngữ mới, người ta đều có xu hướng dùng từ Hán Việt như: lập trình, vi mạch, cộng hòa, Việt hóa...Ngoài ra còn có các từ gốc Hán được tiếp nhận bằng con đường khẩu ngữ với lối phát âm phương ngữ nào đó của tiếng Hán hiện đại: ca la thầu, mì chính, hủ tiếu... Những từ này là tiếng Việt gốc Hoa chứ không phải là từ Hán Việt chuẩn.2. Phân loại từ Hán ViệtCác nhà ngôn ngữ học Việt Nam thường chia từ và âm Hán Việt thành 3 loại dựa theo thời điểm hình thành trong tiếng Việt là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.2.1. Từ Hán Việt cổLà những từ tiếng Hán được tiếng Việt thu nhận trước thời Nhà Đường thông qua giao tiếp bằng lời nói. Hầu hết từ Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hán thời nhà Hán.Một số ví dụ về từ Hán Việt cổ:- Tươi: âm Hán Việt cổ của chữ "鮮", âm Hán Việt là "tiên"- Kim, ghim: âm Hán Việt cổ của chữ "針", âm Hán Việt là "châm"- Bố trong "bố mẹ": âm Hán Việt cổ của chữ "父", âm Hán Việt là "phụ"- Xưa: âm Hán Việt cổ của chữ "初", âm Hán Việt là "sơ"- Cải trong "dưa cải": âm Hán Việt cổ của chữ "芥", âm Hán Việt là "giới"- Búa: âm Hán Việt cổ của chữ "斧", âm Hán Việt là "phủ"- Khéo: âm Hán Việt cổ của chữ "巧", âm Hán Việt là "xảo"- Buồn: âm Hán Việt cổ của chữ "煩", âm Hán Việt là "phiền"- Cả trong "giá cả": âm Hán Việt cổ của chữ "價", âm Hán Việt là "giá"- Kén trong "kén chọn": âm Hán Việt cổ chữ "揀", âm Hán Việt là "giản"- Dua trong "a dua": âm Hán Việt cổ của chữ "諛", âm Hán Việt là "du"- Chè: âm Hán Việt cổ của chữ "茶", âm Hán Việt là "trà"- Mùi: âm Hán Việt cổ của chữ "味", âm Hán Việt là "vị"- Thước: âm Hán Việt cổ của chữ "尺", âm Hán Việt là "xích"- Keo: âm Hán Việt cổ của chữ "膠", âm Hán Việt là "giao"- Đũa: âm Hán Việt cổ của chữ "箸", âm Hán Việt là "trợ"2.2. Từ Hán ViệtLà những từ tiếng Hán được tiếng Việt tiếp nhận trong giai đoạn từ thời nhà Đường cho đến đầu thế kỷ thứ 10 khi Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, Một số ví dụ về từ Hán Việt: "lịch sử" 歷史, "gia đình" 家庭, "tự nhiên" 自然, "đức cao vọng trọng" 德高望重, "vân vân" 云云. Thời kỳ này, Nhà Đường đẩy mạnh việc dạy học và sử dụng tiếng Hán ở An Nam, yêu cầu người Việt không được đọc chữ Hán bằng âm Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hán thời nhà Hán nữa, mà phải đọc bằng tiếng Hán đương thời. Điều đó làm cho tiếng Việt lúc này có hai loại từ Hán Việt là:- Từ Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hán trước thời Nhà Đường;- Từ Hán Việt bắt nguồn từ tiếng tiếng Hán đương thời (tiếng Hán thời Nhà Đường).Khi người Việt hoàn toàn chuyển sang đọc chữ Hán bằng âm Hán Việt đương thời, không đọc bằng âm Hán Việt cổ nữa, người Việt không còn nhận ra từ Hán Việt cổ là những từ bắt nguồn từ tiếng Hán, chúng được cho là tiếng Việt, chỉ có những từ vay mượn từ tiếng Hán thời nhà Đường mới là từ tiếng Hán.2.3. Từ Hán Việt Việt hoáLà những từ Hán Việt không rõ thời điểm hình thành, có quy luật biến đổi ngữ âm không hoàn toàn giống với từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt. Đây là loại khó nghiên cứu, khó phát hiện nhất. Rất khó phân biệt từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá. Nhà ngôn ngữ học người Việt Nam Nguyễn Tài Cẩn cho rằng từ Hán Việt Việt hoá cũng bắt nguồn từ tiếng Hán thời Đường giống như từ Hán Việt, sau này vì ngữ âm của chúng biến đổi khác nhau mà phân hoá thành hai loại: từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hóa:Một số ví dụ về từ Hán Việt Việt hóa:- Gương: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "鏡", âm Hán Việt là "kính"- Về: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "回", âm Hán Việt là "hồi"- Goá trong "goá bụa": âm Hán Việt Việt hoá của chữ "寡", âm Hán Việt là "quả"- Vẹn trong "trọn vẹn": âm Hán Việt Việt hoá của chữ "完", âm Hán Việt là "hoàn"- Cầu trong "cầu đường": âm Hán Việt Việt hoá của chữ "橋", âm Hán Việt là "kiều"- Vợ: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "婦", âm Hán Việt là "phụ"- Giường: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "床", âm Hán Việt là "sàng"- Sức trong "sức lực": âm Hán Việt Việt hoá của chữ "力", âm Hán Việt là "lực"- Đền trong "đền thờ": âm Hán Việt Việt hoá của chữ "殿", âm Hán Việt là "điện"- Cướp: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "劫", âm Hán Việt là "kiếp"- Giống trong "hạt giống", "giống loài": âm Hán Việt Việt hoá của chữ "種", âm Hán Việt là "chủng" (chữ "種" có hai âm Hán Việt là "chủng" và "chúng", khi "種" có nghĩa là "giống" thì đọc là "chủng")- Trồng, giồng: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "種", âm Hán Việt là "chúng" (chữ "種" có hai âm Hán Việt là "chủng" và "chúng", khi "種" có nghĩa là "trồng" thì đọc là "chúng")- Thuê: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "稅", âm Hán Việt là "thuế"Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt. Chính vì vậy mà sau khi chữ Nôm ra đời, nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm. II. SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT1. Đặc điểm của từ Hán ViệtNhư đã nêu trên, từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá tuy thực chất đều có nguồn từ chữ Hán, song nó hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, được người Việt coi như từ thuần Việt, trong đó có nhiều từ đã biến đổi ý nghĩa khi được thuần Việt. Ở đây chúng ta tập trung vào việc sử dụng của phân nhóm thứ 2, đó là từ Hán Việt.Có thể nhận thấy, lớp từ Hán Việt thường có sắc thái trang trọng, trong khi lớp từ thuần Việt lại bình dân và sinh động hơn.Trong kho tàng từ ngữ tiếng Việt đang tồn tại hàng loạt cặp từ thuần Việt và Hán Việt có có nghĩa tường đương nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa, về sắc thái biểu cảm, về sắc thái phong cách.Ví dụ: quốc gia = nước nhà, giang sơn = sông núi, vãng lai = qua lại, thổ huyết = hộc máu...– Về sắc thái ý nghĩa: từ Hán Việt có sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát nên mang tính chất tĩnh tại, không gợi hình. Ví dụ: thảo mộc = cây cỏ, viêm = loét, thổ huyết = hộc máu...– Về sắc thái biểu cảm, cảm xúc: nhiều từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, thanh nhã. Trong khi đó nhiều từ thuần Việt mang sắc thái thân mật, trung hòa, khiếm nhã.Ví dụ: phu nhân = vợ, hi sinh = chết...– Về sắc thái phong cách: từ Hán Việt có phong cách gọt giũa và thường được dùng trong lĩnh vực khoa học, chính luận, hành chính. Trong khi đó tiếng Việt nhìn chung có màu sắc đa phong cách, thông dụng, đời thường. Ví dụ: huynh đệ = anh em, bằng hữu = bạn bè, thiên thu = ngàn năm, bách niên = trăm năm...Sử dụng từ Hán Việt là vấn đề hết sức tế nhị. Trong các từ Hán Việt và từ thuần Việt đồng nghĩa thì từ Hán Việt có sắc thái trừu tường, trang trọng, tao nhã, cổ kính còn từ thuần Việt mang sắc thái cụ thể, gần gũi. Vì thế người ta dùng từ Hán Việt trong các trường hợp:+ Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng, làm nổi bật ý nghĩ lớn lao của sự vật, sự việc.Ví dụ: Hội phụ nữ (không nói hội đàn bà), Hội nhi đồng cứu quốc (không nói hội trẻ em cứu nước)...+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh thô tục, tránh gây cảm giác dung tục.Ví dụ: đại tiện, tiểu tiện, hậu môn... để tránh dùng từ thô tục, khiếm nhã.+ Tạo sắc thái cổ xưa, làm cho người đọc như được sống trong bầu không khí xã hội xa xưaVí dụ: trẫm, bệ hạ, thần, hoàng hậu, yết kiến, phò mã... trong các truyền thuyết, truyện cổ tích.2. Cần chú ý khi sử dụng từ Hán Việt– Nói viết đúng các từ gần âm giữa Hán Việt và thuần Việt để tránh sai nghĩa.Ví dụ: tham quan thành thăm quan, vong gia thành phong gia...- Cần hiểu đúng nghĩa của từ Hán Việt.Ví dụ: yếu điểm, biển thủ từ Hán Việt khác nghĩa với điểm yếu, đầu biển thuần Việt- Sử dụng đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.Ví dụ: xơi = ăn, cầm đầu = thủ lĩnh...- Không lạm dụng từ Hán Việt. Nếu sử dụng đúng từ Hán Việt trong tác phẩm văn học hoặc trong các tình huống giao tiếp sẽ mang lại giá trị nghệ thuật.Ví dụ: Sau ngôi đền có nhiều dị vật (sau ngôi đền có nhiều vật lạ)3. Một số trường hợp dùng sai từ Hán Việt3.1. Khi từ gốc Hán được Việt hóaNhiều người dùng mượn hình thức ngữ âm của từ Hán rồi thay đổi nghĩa, thu hẹp nghĩa, cho thêm nghĩa mới. Ví dụ:Phương phi nghĩa là “hoa cỏ thơm tho” sang nghĩa “béo tốt”Khôi ngô nghĩa là “to lớn, cao to” sang nghĩa “mặt mũi sáng sủa, dễ coi”Bồi hồi nghĩa là “đi đi lại lại” sang nghĩa “sự xúc động”Đinh ninh nghĩa là “dặn dò” sang nghĩa “tin chắc, yên chí”Lang bạt kỳ hồ nghĩa là “lúng túng, quanh quẩn tại chỗ” sang nghĩa “lang thang khắp nơi khắp chốn”Đáo để nghĩa là “đến đáy” sang nghĩa “cư xử không đẹp”...Qua thời gian, bản chất Hán của các từ này đã bị tiếng Việt đồng hóa để không còn cái nguyên dạng ban đầu. Hoặc là nó bị biến đổi về ngữ âm, hoặc là nó bị biến đổi về ngữ nghĩa theo cách ghi nhận mới của người Việt Nam qua cái vỏ âm thanh ban đầu. Hoặc nhiều tiếng Hán Việt bị hiểu sai, lâu dần cái nghĩa hiểu sai được phổ biến hơn nghĩa đúng và được công nhận.Nhiều trường hợp sử dụng sai do không nắm được nghĩa của từ Hán Việt, khiến từ trở nên vô nghĩa hoặc dẫn đến sai trầm trọng.3.2. Dùng từ sai vì không hiểu nghĩa gốc Hán ViệtNhiều trường hợp hiểu sai dẫn đến dùng sai. Ví dụ:Khả năng: chỉ năng lực của con người có thể làm được việc gì đó lẫn với “khả dĩ”Quá trình: đoạn đường đã đi qua: “quá” là đã qua, “trình” là đoạn đường. Nếu viết từ “quá trình” dùng ở thì tương lai (quá trình công tác sắp tới của tôi sẽ rất thuận lợi) là sai.Hôn lễ (lễ cưới), hôn phối (lấy nhau). Nhưng nếu nói hôn phu, hôn thê, hôn quân lại mang nghĩa là người chồng u mê, người vợ u mê, ông vua u mê...3.3. Sai vì không phân biệt được tiếng Hán Việt với tiếng thuần ViệtGóa phụ: Tính từ “góa” là từ thuần Việt không thể đặt trước danh từ “phụ”. Nên gọi là “gái góa” (thuần Việt), hay “quả phụ” (Hán Việt).Nữ nhà báo: Nên dùng “nhà báo nữ”, hoặc “nữ ký giả” hay “nữ phóng viên”.3.4. Lạm dụng và dùng sai từ Hán Việt khá phổ biến khi kết hợp từ:Kết hợp từ “tặc” (ăn cướp) với các từ khác thành: ”tôm tặc”, “vàng tặc”... để chỉ những tên ăn trộm, thậm chí cả “đinh tặc” để chỉ những kẻ chuyển rải đinh trên đường.Cách dùng này sai về ngữ pháp (từ đơn thuần Việt không thể ghép với một từ đơn Hán Việt để thành một từ kép), sai về nghĩa: “tặc” là ăn cướp, “đạo” là ăn trộm. Thay vì sính dùng từ Hán Việt, ta có thể nói là: bọn ăn trộm tôm, bọn cướp vàng, bọn rải đinh...3.5. Hểu sai nên viết saiTham quan nghĩa là đi chơi để ngắm cảnh thành “thăm quan”Chấp bút thành “chắp bút”Lặp lại thành “lập lại”Trùng lặp thành “trùng lắp”Hằng ngày” viết thành “hàng ngày”Thập niên thành “thập kỷ”Điểm yếu thành “yếu điểm”...Tất nhiên, khi xem xét tới tính sai, đúng của việc dùng từ Hán Việt, việc đối chiếu từ nguyên gốc là việc làm có phần cứng nhắc, dễ dẫn đến việc làm mất đi tính năng động của từ Hán Việt với tư cách là một sự sáng tạo rất linh hoạt của người Việt Nam.Từ Hán Việt tuy có nguồn gốc từ tiếng Hán, nhưng nó đích thị hoàn toàn là của người Việt Nam, được dùng theo cách của người Việt Nam. Nên hiểu đúng và dùng đúng ngữ nghĩa của từ Hán Việt là chúng ta đang góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, bổ sung, làm giàu thêm vốn từ vựng phong phú, nối dài nét đẹp văn hóa và chữ viết của người Việt.Vai trò của giáo dục, báo chí, thơ ca... trong chuẩn hóa và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt có ý nghĩa quan trọng. Bởi tiếng Việt là một trong số gần 50 ngôn ngữ đang được sử dụng rộng rãi nhất trái đất. Không phải ngẫu nhiên mà tiếng Việt có thể tồn tại và phát triển, trong khi đã có hàng ngàn ngôn ngữ và chữ viết của các dân tộc bị hủy diệt theo dòng chảy phát triển của nhân loại.(Tổng hợp từ nhiều nguồn)BAN QUẢN TRỊ XƯỚNG HỌA ĐƯỜNG THI
- Tiếng Việt
- English (UK)
- 中文(台灣)
- 한국어
- 日本語
- Français (France)
- ภาษาไทย
- Español
- Português (Brasil)
- Deutsch
- Italiano
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Messenger
- Facebook Lite
- Video
- Địa điểm
- Trò chơi
- Marketplace
- Meta Pay
- Cửa hàng trên Meta
- Meta Quest
- Ray-Ban Meta
- Meta AI
- Threads
- Chiến dịch gây quỹ
- Dịch vụ
- Trung tâm thông tin bỏ phiếu
- Chính sách quyền riêng tư
- Trung tâm quyền riêng tư
- Nhóm
- Giới thiệu
- Tạo quảng cáo
- Tạo Trang
- Nhà phát triển
- Tuyển dụng
- Cookie
- Lựa chọn quảng cáo
- Điều khoản
- Trợ giúp
- Tải thông tin liên hệ lên & đối tượng không phải người dùng
- Cài đặt
- Nhật ký hoạt động
Từ khóa » Ví Dụ Về Từ Ngữ Hán Việt
-
Từ Hán Việt Là Gì? Ví Dụ Một Số Từ Hán Việt Thường Gặp Và Giải Nghĩa
-
VÍ DỤ VỀ TỪ HÁN VIỆT
-
Cho Ví Dụ Về Từ Hán Việt - Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 |
-
Từ Hán Việt Là Gì? Tổng Hợp đầy đủ Các Loại Từ Hán Việt
-
Từ Hán Việt Là Gì? Các Từ Hán Việt Thường Gặp & Giải Nghĩa
-
Từ Hán Việt Là Gì? Sử Dụng Từ Hán Việt đúng Cách
-
3000 Từ Hán Việt Cần Ghi Nhớ
-
Từ Hán-Việt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ Hán Việt Là Gì? Đặc điểm, Phân Loại Và Cách Dùng - Hút ẩm
-
Ví Dụ Về Từ Hán Việt
-
Từ Hán Việt Là Gì? Một Số Từ Hán Việt Hay Sử Dụng Phổ Biến Hiện Nay
-
[new] Cho Ví Dụ Về Từ Hán Việt - SAIGON METRO MALL
-
Nên Cẩn Trọng Hơn Khi Dùng Từ Hán Việt