Từ Học ăn Học Nói Học Gói Học Mở Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt

Tra cứu Từ điển tiếng Việt
học ăn học nói học gói học mở Học cách ăn nói, cách ứng xử tinh tế, lối sống thanh lịch. (Trước đây, ở Hà Nội, khi dọn cơm khách thường gói nắm mắm rất khéo và cầu kì trong lá, bày lên đĩa, nếu không biết mở nước mắm sẽ bắn tung toé): Con gái lớn rồi, phải học ăn học nói, học gói học mở, chứ như mày đi ra ngoài người ta cười cho thối mũi.
Nguồn tham chiếu: Đại Từ điển Tiếng Việt
học ăn học nói học gói học mở ng Học cách cư xử về mọi mặt: Bố mẹ dạy con cách học ăn học nói học gói học mở.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Nguyễn Lân
học ăn học nói học gói học mở
  • ở đời phải học biết cách sống
Nguồn tham chiếu: Theo Từ điển Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam của GS. Nguyễn Lân – Nxb Văn hóa Thông tin tái bản 2010, có hiệu chỉnh và bổ sung; Từ điển Thành ngữ và Tục Ngữ Việt Nam của tác giả Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào…
* Từ tham khảo:
- học bộ
- học bổng
- học chẳng hay cày chẳng thông
- học chẳng hay, thi may thì đỗ
- học chế
- học chính

* Tham khảo ngữ cảnh

* Từ đang tìm kiếm (định nghĩa từ, giải thích từ): học ăn học nói học gói học mở

Từ điển là loại sách có chức năng xã hội rộng lớn. Nó cung cấp vốn từ ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, giúp cho việc học tiếng mẹ đẻ và học ngoại ngữ, mở rộng vốn hiểu biết của con người về sự vật, khái niệm trong thế giới tự nhiên và xã hội. Từ điển là một sản phẩm khoa học có tác dụng đặc biệt đối với sự phát triển văn hoá, giáo dục, nâng cao dân trí và mở rộng giao lưu giữa các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau. Từ điển là sách công cụ, kho cứ liệu chuẩn mực, tin cậy để tra cứu, vận dụng chính xác từ ngữ, khái niệm cần tìm.

“Từ điển tiếng Việt” là từ điển giải thích tiếng Việt; là loại sách tra cứu cung cấp thông tin về các từ ngữ, từ điển có chức năng xã hội rất rộng. Bên cạnh việc cung cấp vốn từ ngữ và cách sử dụng chúng trong giao tiếp, học tập tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ, góp phần chuẩn hóa ngôn ngữ cũng như công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, từ điển còn giúp mở rộng hiểu biết của con người về sự vật, khái niệm. Từ điển cũng có tác dụng lớn đối với sự phát triển của văn hóa, giáo dục, đối với việc nâng cao dân trí, đối với sự phát triển của bản thân ngôn ngữ và việc mở rộng giao lưu giữa những cộng đồng ngôn ngữ khác nhau. Cần phải quảng bá, phổ biến để dân biết lựa chọn những cuốn từ điển có chất lượng, dần tạo thành thói quen tra cứu từ điển của mọi người. Từ đó mới phát huy vai trò của từ điển trong sử dụng ngôn ngữ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Các cuốn từ điển tra cứu ở đây, được tham khảo từ các nguồn từ điển:

* Từ điển - Lê Văn Đức. * Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức. * Từ điển - Khai Trí. * Từ điển - Nguyễn Lân. * Đại Từ điển Tiếng Việt. * Từ điển - Thanh Nghị. * Từ điển - Khai Trí. * Từ điển - Việt Tân.

Bài quan tâm nhiều

Chữ quốc ngữ - Sự hình thành, phát triển và những đóng góp và văn hóa Việt Nam

Chữ quốc ngữ - Sự hình thành, phát triển và những đóng góp và văn hóa Việt Nam

Lịch sử chữ Quốc ngữ và vấn đề chuẩn hóa chính tả hiện nay

Lịch sử chữ Quốc ngữ và vấn đề chuẩn hóa chính tả hiện nay

Cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam lên hạng vô giá

Cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam lên hạng vô giá

65 năm ngành Ngôn ngữ học: Thành tựu “Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt” và những vấn đề đặt ra hiện nay

65 năm ngành Ngôn ngữ học: Thành tựu “Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt” và những vấn đề đặt ra hiện nay

Lịch sử đầy sóng gió của chữ quốc ngữ

Lịch sử đầy sóng gió của chữ quốc ngữ

ads

Từ khóa » Học ăn Học Nói Chế