Tự Học Autodesk Inventor_Bài 31 Môi Trường Xuất Bản Vẽ 2D Drawing

MÔI TRƯỜNG XUẤT BẢN VẼ 2D (DRAWING) TRONG INVENTOR 6.1. Giới thiệu chung -Trên các bản vẽ lắp (Assembly) và bản vẽ chi tiết (Part) của mô hình 3D, rất khó để thể hiện đầy đủ các đặc tính về hình dáng, kích thước, kết cấu, dung sai và yêu cầu kỹ thuật của từng chi tiết. Vì vậy, môi trường Drawing được tạo ra với chức năng xây dựng hoàn thiện các yêu cầu kỹ thuật cần thiết của bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết.

-Các nhà chế tạo sẽ dựa vào các bản vẽ kỹ thuật 2D này để gia công chi tiết và lắp ráp theo yêu cầu của người thiết kế, độ chính xác của sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào độ chính xác của bản vẽ 2D đã thiết kế. Như vậy, môi trường xuất bản vẽ 2D Drawing có vai trò hết sức quan trọng đối với khâu thiết kế và chế tạo sản phẩm.

6.2. Khởi động

Nhấp chuột vào biểu tượng New trong menu Get Started trên Hình 6.1, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Create New File như Hình 6.2. Tiếp tục chọn biểu tượng ISO.dwg (Tạo file Autocad) hoặc ISO.idw (Tạo file Inventor) trong mục Metric rồi nhấn nút Create để khởi động, lúc này môi trường xuất bản vẽ 2D Drawing hiện ra như Hình 6.3. Bản vẽ 2D xuất hiện với tên mặc định ban đầu là Drawing 1 trên thanh công cụ Browser Bar, khi ta lưu bản vẽ với tên gọi khác (ví dụ như: Banvechuan) thì tên mặc định cũng sẽ thay đổi theo như Hình 6.4. 6.3. Thiết lập các tiêu chuẩn cho bản vẽ 6.3.1. Tạo trang giấy vẽ mới Ta có thể tạo nhiều trang giấy vẽ trong cùng một bản vẽ bằng cách nhấp chuột phải vào vùng trống trên thanh cộng cụ Browser Bar rồi chọn New Sheet, sẽ xuất hiện trang giấy vẽ mới (Sheet 2) như Hình 6.5. Ta có thể đổi tên trang giấy vẽ bằng cách nhấp chuột hai lần vào tên trang giấy rồi nhập tên mới như Hình 6.6. Muốn xóa trang giấy vẽ, ta nhấp phải chuột vào tên trang cần xóa trên thanh công cụ Browser Bar rồi chọn Delete Sheet như Hình 6.7. 6.3.2. Định dạng khổ giấy vẽ Nhấp phải chuột vào tên trang giấy vẽ trên thanh công cụ Browser Bar rồi chọn Edit Sheet như Hình 6.8, khi đó xuất hiện hộp thoạiEdit Sheet với các lựa chọn khổ giấy như Hình 6.9.

6.3.3. Tạo khung bản vẽ Trên trang giấy vẽ Sheet: 1 đã được tạo sẵn khung bản vẽ mặc định với tên gọi Default Border như Hình 6.10 Ta có thể xóa khung bản vẽ mặc định bằng cách nhấp chuột phải tại tên gọi Default Border trên thanh công cụ Browser Bar và chọn Delete như Hình 6.11. Để tạo mới khung bản vẽ theo yêu cầu, ta nhấp chuột phải tại biểu tượng Borders trên thanh công cụBrowser Bar rồi chọnDefine New Border như Hình 6.12.

Môi trường 2D Sketch hiện ra như Hình 6.13, tiến hành tạo khung bản vẽ theo mong muốn rồi chọn biểu tượng Finish Sketch để hoàn tất. Khi đó, xuất hiện thêm hộp thoại Border như Hình 6.14, ta đặt tên khung bản vẽ cần tạo vào ô Name rồi chọn nút lệnh để lưu.

Việc tạo khung bản vẽ đã hoàn tất nhưng khung đó vẫn chưa được đưa vào trang giấy vẽ Sheet: 1, ta cần thực hiện thêm thao tác chèn khung vừa tạo vào trang giấy vẽ bằng cách nhấp chuột phải vào tên khung đã lưu rồi chọn Insert như Hình 6.15, sẽ được kết quả như Hình 6.16. 6.3.4. Tạo khung tên Trên trang giấy vẽ Sheet: 1 đã được tạo sẵn khung tên mặc định với tên gọi ISO. Để tạo khung tên mới, trước hết ta cần xóa khung tên mặc định bằng cách nhấp chuột phải tại tên gọi ISO trên thanh cộng cụ Browser Bar rồi chọn Delete như Hình 6.17.

Bước tiếp theo, nhấp chuột phải tại biểu tượng Title Blocks trên thanh công cụ Browser Bar rồi chọn Define New Title Block như Hình 6.18. Môi trường 2D Sketch hiện ra, tiến hành vẽ khung tên tại vị trí bất kỳ như Hình 6.1 rồi chọn biểu tượng Finish Sketch để hoàn tất. Khi đó, xuất hiện thêm hộp thoại Title Block như Hình 6.20, đặt tên khung cần tạo vào ô Name rồi chọn nút lệnh Save để lưu.

Muốn đưa khung tên đã tạo vào trang giấy vẽ Sheet:1, ta nhấp chuột phải vào khung tên đã lưu rồi chọn Insert như Hình 6.21, sẽ được kết quả như Hình 6.22.

6.3.5. Sử dụng trang bản vẽ đã thiết kế làm trang bản vẽ mẫu Sau khi đã thiết kế xong khung bản vẽ và khung tên chuẩn, ta có thể đưa trang bản vẽ vừa tạo vào danh sách các trang bản vẽ mẫu của Inventor bằng cách chọn Save As rồi đặt tên trong mục File Name theo đường dẫn:Libraries/Documents/Autodesk/Inventor 2014/Templates/Metric như Hình 6.23. Khi đã hoàn tất việc lư trữ, trang giấy vẽ vừa lưu sẽ xuất hiện trong hộp thoại Create New File như Hình 6.24.

6.4. Tạo các hình biểu diễn 2D từ mô hình 3D đã thiết kế 6.4.1. Lệnh Base View Tính năng: Tạo hình chiếu cơ sở từ mô hình 3D. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Drawing View như Hình 6.25. Bước 2: Nhấp chuột vào biểu tượng Open an existing file chọn mô hình 3D cần tạo hình chiếu cơ sở. Hộp thoại Open hiện ra, tìm đường dẫn rồi chọn file bất kỳ như Hình 6.26.

Bước 3: Sau khi nhấn nút lệnh Open , hộp thoại Drawing View lại xuất hiện như Hình 6.27, với các lựa chọn sau: - Orien tation: Chọn hướng nhìn của hình chiếu cơ sở . - Scale: Nhập tỷ lệ của hình chiếu cơ sở. - Style: Chọn kiểu hiển thị của hình chiếu cơ sở, với 3 kiểu sau: + Hidden Line : Hiển thị nét khuất. + Hidden Line Removed : Không hiển thị nét khuất. + Shaded : Hiển thị vật liệu của chi tiết. Trên trangDisplay Options, ta tùy chỉnh thêm một số tính năng hiển thị của hình chiếu cơ sở như: - All Model Dimensions: Hiển thị toàn bộ kích thước của bản phác thảo mà ta dùng để dựng vật thể . - Thread Feature: Hiển thị ren trên hình chiếu cơ sở. - Tangent Edges: Hiển thị đường tiếp tuyến tại những nơi bo tròn. - Hatching: Hiển thị tuyến ảnh tại mặt cắt. Bước 4: Chọn vị trí bất kỳ trên trang giấy vẽ để đặt hình chiếu cơ sở, sau đó nhấn phải chuột và chọn Cancel hoặc nhấn nút Esc trên bàn phím để kết thúc lệnh. Ta được kết quả như Hình 6.29. Trường hợp chọn vị trí đặt hình chiếu cơ sở không đúng mong muốn, ta có thể di chuyển hình chiếu đến vị trí khác bằng cách đưa chuột vào khung hình chiếu đến khi xuất hiện biểu tượng dấu thập, ta giữ chuột và kéo đến vị trí mong muốn. Để hiệu chỉnh các tính chất của hình chiếu cơ sở như: Thay đổi hướng nhìn, tỷ lệ, kiểu hiển thị … ta nhấp chuột phải vào khung của hình chiếu chiếu cơ sở rồi chọn Edit View như Hình 6.30, hộp thoại Drawing View lại xuất hiện giúp ta hiệu chỉnh theo mong muốn

6.4.2. Lệnh Projected View Tính năng: Tạo các hình chiếu còn lại từ hình chiếu cơ sở. Các bước thao tác:

Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Create rồi nhấp chuột vào khung hình chiếu cơ sở.

Bước 2: Kéo chuột lên, xuống hoặc sang hai bên hình chiếu cơ sở sẽ xuất hiện các hình chiếu tương ứng như Hình 6.31. Bước 3: Chọn điểm bất kỳ trên trang giấy vẽ rồi nhấn phải chuột và chọn Create. Ta được kết quả như Hình 6.32.

6.4.3. Lệnh Auxiliary Tính năng: Tạo các hình chiếu phụ có hướng nhìn vuông góc với mặt phẳng nghiêng. Các bước thao tác:

Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng rên thanh Create rồi nhấp chuột vào khung hình chiếu cần tạo hình chiếu phụ, khi đó hộp thoại Auxiliary View xuất hiện như Hình 6.33. Bước 2: Đặt tên hình chiếu phụ vào ô Bước 3: Nhập tỉ lệ hình chiếu phụ vào ô Bước 4: Chọn kiểu hiển thị trong mục Style, với 3 lựa chọn sau: - Hidden Line : Hiển thị nét khuất. - Hidden Line Removed : Không hiển thị nét khuất. - Shaded : Hiển thị vật liệu của chi tiết. Bước 5: Chọn một cạnh trên hình chiếu để tạo hình chiếu phụ với hướng nhìn vuông góc với cạnh đó. Bước 6: Di chuyển chuột theo các phương để tìm hình chiếu phụ phù hợp. Bước 7: Chọn vị trí bất kỳ trên bản vẽ để đặt hình chiếu phụ. Ta được kết quả như Hình 6.34.

6.4.4. Lệnh Section Tính năng: Tạo hình cắt. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanhCreate rồi nhấp chuột vào khung hình chiếu cần tạo hình cắt. Bước 2: Chọn hai điểm trên hình chiếu để xác định mặt phẳng cắt. Bước 3: Nhấp chuột phải và chọn Continue sẽ xuất hiện hộp thoại Section View như Hình 6.35. Bước 5: Nhập tỉ lệ hình cắt vào ô Bước 6: Chọn kiểu hiển thị trong mục Style, với 3 lựa chọn sau: - Hidden Line: Hiển thị nét khuất. - Hidden Line Removed: Không hiển thị nét khuất. - Shade: Hiển thị vật liệu của chi tiết.

6.4.5. Lệnh Detail Tính năng: Tạo hình trích phần nào đó trên chi tiết từ hình chiếu để phóng to, làm rõ hình dạng và kích thước của bộ phận đó. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượngtrên thanh Create rồi nhấp chuột vào khung hình chiếu cần tạo hình trích, khi đó hộp thoại Detail View xuất hiện như Hình 6.37.

Bước 2: Đặt tên hình trích vào ô Bước 3: Nhập tỉ lệ hình trích vào ô Bước 4: Chọn kiểu hiển thị trong mục Style, với 3 lựa chọn sau: - Hidden Line: Hiển thị nét khuất. - Hidden Line Removed: Không hiển thị nét khuất. - Shaded: Hiển thị vật liệu của chi tiết. Bước 5: Chọn biên dạng tạo hình trích trong mục Fence Shape. Bước 6: Chọn đường bao của vùng cắt trong mục Cutout Shape. 6.4.6. Lệnh Break Tính năng: Tạo hình chiếu thu gọn khi hình chiếu này vượt ra ngoài kích thước của khổ giấy. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify rồi nhấp chuột vào khung hình chiếu cần thu gọn, khi đó hộp thoại Break xuất hiện như Hình 6.39.

Bước 2: Chọn kiểu đường thu gọn trong mục Style. Bước 3: Xác định hướng thu gọn trong mục Orientation. Bước 4: Nhập giá trị khe hở vào ô . Bước 5: Chọn vị trí trên hình chiếu cần thu gọn. Ta được kết quả như Hình 6.40 6.4.7. Lệnh Break Out Tính năng: Tạo hình cắt riêng phần như Hình 6.41. Điều kiện thực hiện lệnh: Phải tạo một biên dạng 2D kín (Sketch) bao quanh vùng cần cắt bằng cách nhấp chuột vào hình chiếu rồi chọn biểu tượng Create Sketch trên thanh Sketch, sau đó vẽ một đường kín bao quanh vùng cần cắt như Hình 6.42. Các bước thao tác:

Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify rồi nhấp chuột vào khung hình chiếu cần tạo hình cắt riêng phần, khi đó hộp thoại Break Out xuất hiện như Hình 6.43. Bước 2: Sử dụng công cụ chọn biên dạng 2D bao quanh vùng cần cắt. Bước 3: Chọn chiều sâu cắt trong mục Depth, với 4 lựa chọn sau: - From Point: Chiều sâu tính từ một điểm được chọn trên hình chiếu, giá trị được nhập vào ô - To Sketch: Cắt đến mặt phẳng được vẽ phác bằng lệnh Sketch. - To Hole: Cắt đến tâm lỗ được chọn. - Through Part: Cắt hết chiều dày của chi tiết.

Bước 4: Sử dụng công cụ chọn chế độ ẩn hoặc hiện nét khuất. 6.4.8. Lệnh Slice Tính năng: Tạo mặt cắt trên hình biểu diễn từ vị trí cắt Sketch như Hình 6.45. Điều kiện thực hiện lệnh: Phải tạo một đường Line xác định vị trí cắt bằng lệnh Sketch. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify rồi nhấp chuột vào khung hình chiếu cần tạo mặt cắt, khi đó hộp thoại Slice xuất hiện như Hình 6.46. Bước 2: Sử dụng công cụ chọn vị trí cắt. Bước 3: Đánh dấu vào ô Bước 4: Nhấp chọn biểu tượng OK để hoàn tất. 6.4.9. Lệnh Crop Tính năng: Cắt bỏ một phần của hình chiếu không cần thiết. Điều kiện thực hiện lệnh: Phải tạo đường bao quanh phần cần giữ bằng lệnh Create Sketch như Hình 6.47, phần bên ngoài đường bao sẽ bị bỏ đi. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanhModify. Bước 2: Chọn đường bao đã tạo, sẽ được kết quả như Hình 6.48.

6.5. Ghi kích thước Sau khi đã tạo xong các hình biểu diễn (Hình chiếu, hình cắt, hình trích ….), ta bắt đầu tiến hành ghi kích thước và dung sai lên các hình biểu diễn đó bằng menu lệnh Annotate như Hình 6.49. 6.5.1. Tạo kiểu kích thước Nhấp chọn biểu tượng trong menu lệnh Annotate hoặc vào menu Manage rồi chọn biểu tượng sẽ xuất hiện hộp thoại Style anh Standard Editor như Hình 6.50. Vào mục Dimension, chọn kiểu kích thước đã tạo sẵn của Invnetor rồi chỉnh sửa các thông số phù hợp với yêu cầu thiết kế. Ta có thể tạo mới kiểu kích thước dựa trên kiểu kích thước đã tạo sẵn của Invnetor bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng , hộp thoại New Local Style hiện ra như Hình 6.52. Đặt tên kiểu kích thước vào ô Name rồi nhấp chọn biểu tượng OK để hoàn tất. Giả sử ta đặt tên là TieuchuanVN thì sẽ xuất hiện tên gọi của kiểu kích thước đó trong mụcDimemsion như Hình 6.53. Thay đổi các thông số phần bên phải của hộp thoại Style anh Standard Editor để được kiểu thước phù hợp với yêu cầu. - Units: Đơn vị + Linear: Chọn đơn vị đo (mm, cm, m, in …). + Decimal Marker: Chọn kiểu tách số nguyên và số thập phân. - Linear: Kích thước đo chiều dài + Format: Mặc định đơn vị đo. + Precision: Chọn độ chính xác cho con số kích thước. - Angular: Kích thước đo góc. + Format: Chọn đơn vị đo. + Precision: Chọn độ chính xác cho con số kích thước. Trang Display: - Line: Đường kích thước +Type: Chọn kiểu đường kích thước + Weight: Chọn độ dày đường kích thước. + Color: Chọn màu sắc đường kích thước. - Terminator: Thiết lập kiểu mũi tên và kích thước mũi tên. - Mộ số điều chỉnh khác cho đường kích thước, gồm: + Extension: Độ dài đường gióng vượt qua đường kích thước. + Origin Offset: Độ hở từ đường gióng đến đường bao của hình chiếu. + Gap: Khoảng trống giữa con số kích thước và đường kích thước. + Spacing: Khoảng cách giữa hai đường kích thước khi thực hiện lệnh + Part Offset: Khoảng cách từ đường kích thước đến đường bao của hình chiếu. Trang Text: - Primary Text Style: Chọn kiểu chữ số kích thước. - Tolerance Text Style: Chọn kiểu chữ ghi dung sai - Orientation: Định dạng vị trí chữ số kích thước. + Linear: Chữ số kích thước trên đường thẳng. + Diameter: Chữ số kích thước đường kính đường tròn. + Radius: Chữ số kích thước bán kình đường tròn. - Prefic/Suffix: Gán các tiền tố và hậu tố cho chữ số kích thước. -Trang Tolerance: Chọn cách thức ghi dung sai trong mục Method:

- Arrowhead Placement: Vị trí mũi tên. - Hide Extension Lines: Ẩn đường gióng kích thước. - Radius Dimensions: Kích thước bán kính. - Diameter Dimensions: Kích thước đường kính. - Angular Dimensions: Kích thước góc. - Ordinate Dimensions Leaders: Kích thước theo tọa độ. Trang Notes and Leaders: Thiết lập kích thước cho lỗ, ren cùng với chú thích. Sau khi tạo xong kiểu kích thước, ta nhấp chuột vào biểu tượng SAVE để lưu, rồi nhấn nút lệnh DONE để hoàn tất. 6.5.2. Cách ghi kích thước 6.5.2.1. Ghi kích thước đường thẳng

Chọn biểu tượng rồinhấp chuột vào đoạn thẳng cần ghikích thước, kéo đến vị trí hợp lý rồichọn điểm đặt kích thước, khi đó sẽxuất hiện hộp thoại Edit Dimensionnhư Hình 6.59.

Ta có thể chỉnh sửa trực tiếp các thông số của kích thước cần ghi trên hộp thoại này. Bỏ chọn ô Edit dimension thì hộp thoại này sẽ không xuất hiện trong những lần ghi kích thước sau. Muốn xuất hiện lại, chỉ cần nhấp đúp chuột vào kích thước đã ghi. Muốn ghi kích thước song song với đoạn thẳng nghiêng thì trước khi chọn điểm đặt kích thước, ta nhấp phải chuột rồi chọn Aligned như Hình 6.60. 6.5.2.2. Ghi kích thước lỗ, ren cùng với chú thích

Chọn biểu tượng rồi nhấp chuột vào lỗ trơn hoặc lỗ ren cần ghi kích thước, kéo đến vị trí hợp lý rồi chọn điểm đặt kích thước.

Nhấp đúp chuột vào kích thước vừa ghi, sẽ xuất hiện hộp thoại Edit Hole Note giúp ta chỉnh sửa kiểu kích thước và dòng ghi chú theo yêu cầu.

Tag: tự học inventor học thiết kế inventor

Từ khóa » Cách Dùng Lệnh Break Out Trong Inventor