[Tự Học Python] Các Toán Tử Cơ Bản Trong Python »

🔥CHỌN LỌC TOP NHỮNG KHOÁ HỌC LẬP TRÌNH ONLINE NHIỀU NGƯỜI THEO HOC TẠI ĐÂY🔥

Nội dung chính

Toggle
  • 1. Các toán tử số học (Arithmetic Operators):
  • 2. Các toán tử quan hệ (Relational Operators):
  • 3. Các toán tử logic (Logical operators):
  • 4. Các toán tử thao tác bit (Bitwise operators):
  • 5. Các toán tử gán (Assignment operators):
  • 6. Các toán tử đặc biệt (Special operators):
      • Đăng ký kênh youtube để ủng hộ Cafedev nha các bạn, Thanks you!

1. Các toán tử số học (Arithmetic Operators):

Các toán tử số học được sử dụng để thực hiện các phép toán như cộng, trừ, nhân và chia.

Toán tử Mô tảCú pháp
+Phép cộng: Dùng để cộng hai toán hạng (operands)x + y
Phép trừ: Dùng để trừ hai toán hạngx – y
*Phép nhân: Dùng để cộng hai toán hạngx * y
/Phép chia (kiểu float): chia toán hạng thứ nhất cho toán hạng thứ haix / y
//Phép chia làm tròn xuống (floor division): Chia toán hạng thứ nhất cho toán hạng thứ hai và trả về giá trị nguyên của thương. Nó loại bỏ hết mọi chữ số thuộc phần thập phân.x // y
%Phép chia lấy dư (modulo hay viết tắt là mod): Trả về số dư khi chia toán tử thứ nhất cho toán tứ thứ haix % y
# Examples of Arithmetic Operator a = 9 b = 4 # Addition of numbers add = a + b # Subtraction of numbers sub = a - b # Multiplication of number mul = a * b # Division(float) of number div1 = a / b # Division(floor) of number div2 = a // b # Modulo of both number mod = a % b # Power p = a ** b # print results print(add) print(sub) print(mul) print(div1) print(div2) print(mod) print(p)

Kết quả in ra là:

13 5 36 2.25 2 1 6561

2. Các toán tử quan hệ (Relational Operators):

Các toán tử quan hệ thực hiện so sánh các giá trị với nhau. Nó sẽ trả về True hoặc False, tùy theo điều kiện đã thiết lập.

Toán tử. Mô tảCú pháp
>Lớn hơn: Trả về True nếu toán hạng trái lớn hơn toán hạng phảix > y
<Nhỏ hơn: Trả về True nếu toán hạng trái nhỏ hơn toán hạng phảix < y
==Bằng với: Trả về True nếu cả hai toán hạng bằng nhaux == y
!=Không bằng với: Trả về True nếu hai toán hạng không bằng nhaux != y
>=Lớn hơn hoặc bằng với: Trả về True nếu toán hạng trái lớn hơn hoặc bằng với toán hạng phảix >= y
<=Nhỏ hơn hoặc bằng với: Trả về True nếu toán hạng trái nhỏ hơn hoặc bằng với toán hạng phảix <= y
# Examples of Relational Operators a = 13 b = 33 # a > b is False print(a > b) # a < b is True print(a < b) # a == b is False print(a == b) # a != b is True print(a != b) # a >= b is False print(a >= b) # a <= b is True print(a <= b)

Kết quả in ra là:

False True False True False True

3. Các toán tử logic (Logical operators):

Các toán tử logic thực hiện các phép toán logic AND, logic OR và logic NOT.

Toán tử. Mô tảCú pháp.
andPhép logic AND: Trả về True nếu cả hai toán hạng đều là true (đúng)x and y
orPhép logic OR: Trả về True nếu một trong hai toán hạng là truex or y
notPhép logic NOT: Trả về True nếu toán hạng là false (đây chính là phép phủ định)not x
# Examples of Logical Operator a = True b = False # Print a and b is False print(a and b) # Print a or b is True print(a or b) # Print not a is False print(not a)

Kết quả in ra là:

False True False

4. Các toán tử thao tác bit (Bitwise operators):

Các toán tử thao tác bit hoạt động trên các bits và thực hiện các phép toán với độ chi tiết trên từng bit.

Toán tửMô tảCú pháp
&Phép AND trên các bitsx & y
|Phép OR trên các bitsx | y
~Phép NOT trên các bits~x
^Phép XOR trên các bitsx ^ y
>>Phép dịch phải một bitx>>
<<Phép dịch trái một bitx<<
# Examples of Bitwise operators a = 10 b = 4 # Print bitwise AND operation print(a & b) # Print bitwise OR operation print(a | b) # Print bitwise NOT operation print(~a) # print bitwise XOR operation print(a ^ b) # print bitwise right shift operation print(a >> 2) # print bitwise left shift operation print(a << 2)

Kết quả in ra là:

0 14 -11 14 2 40

5. Các toán tử gán (Assignment operators):

Các toán tử gán thường được sử dụng để gán các giá trị cho các biến.

Toán tử. Mô tảCú pháp
=Gán giá trị của vế phải biểu thức cho toán hạng ở vế tráix = y + z
+=Phép cộng và gán: Cộng toán hạng vế phải với toán hạng vế trái, rồi gán lại kết quả phép cộng cho toán hạng vế trái a += ba = a + b
-=Phép trừ và gán: Lấy toán hạng bên trái trừ đi toán hạng bên phải, rồi gán lại kết quả phép trừ cho toán hạng vế tráia -= b a = a – b
*=Phép nhân và gán: Nhân toán hạng vế trái với toán hạng vế phải, rồi gán lại kết quả phép nhân cho toán hạng vế tráia *= ba = a * b
/=Phép chia và gán: Lấy toán hạng vế trái chia toán hạng vế phải, rồi gán lại kết quả phép chia cho toán hạng vế tráia /= ba = a/b
%=Phép chia lấy dư (phép modulo) và gán: chia toán hạng vế trái cho toán hạng vế phải rồi lấy phần dư của phép chia, gán phần dư này cho toán hạng vế tráia %= ba = a%b
//=Phép chia làm tròn xuống và gán: Chia toán tử vế trái cho toán tử vế phải, nếu kết quả ở dạng thập phân thì sẽ loại bỏ hết phần thập phân, chỉ giữ lại giá trị phần nguyêna //= ba = a // b
**=Phép toán số mũ và gán: Sử dụng các toán hạng vế trái và vế phải để tính giá trị lũy thừa (số mũ), và gán kết quả cho toán hạng vế tráia **= ba = a ** b
&=Thực hiện phép logic AND trên từng bit của toán hạng vế trái và toán hạng vế phải, gán kết quả cho toán hạng vế tráia &= ba = a & b
|=Thực hiện phép logic OR trên từng bit của toán hạng vế trái và toán hạng vế phải, gán kết quả cho toán hạng vế tráia |= ba = a|b
^=Thực hiện phép logic XOR trên từng bit của toán hạng vế trái và toán hạng vế phải, gán kết quả cho toán hạng vế tráia ^= ba = a^b
>>=Thực hiện phép dịch bit sang phải b lần đối với toán hạng a, gán kết quả cho toán hạng a ở vế tráia >>= ba = a >> b
<<=Thực hiện phép dịch bit sang trái b lần đối với toán hạng a, gán kết quả cho toán hạng a ở vế tráia <<= ba = a << b

6. Các toán tử đặc biệt (Special operators):

Có một số kiểu toán tử đặc biệt, giống như:

Toán tử nhận dạng (Identity operators): is is not là các toán tử nhận dạng, cả hai đều được sử dụng để kiểu tra xem liệu rằng hai giá trị nào đó có được đặt trong cùng một phần bộ nhớ hay không. Lưu ý rằng, nếu hai giá trị bằng nhau, điều đó không có nghĩa là chúng cũng hoàn toàn giống hệt nhau về mọi mặt.

is True if the operands are identical is not True if the operands are not identical # ----------------------------------------------------------- #Cafedev.vn - Kênh thông tin IT hàng đầu Việt Nam #@author cafedevn #Contact: cafedevn@gmail.com #Fanpage: https://www.facebook.com/cafedevn #Group: https://www.facebook.com/groups/cafedev.vn/ #Instagram: https://instagram.com/cafedevn #Twitter: https://twitter.com/CafedeVn #Linkedin: https://www.linkedin.com/in/cafe-dev-407054199/ #Pinterest: https://www.pinterest.com/cafedevvn/ #YouTube: https://www.youtube.com/channel/UCE7zpY_SlHGEgo67pHxqIoA/ # ----------------------------------------------------------- # Examples of Identity operators a1 = 3 b1 = 3 a2 = 'Cafedev' b2 = 'Cafedev' a3 = [1,2,3] b3 = [1,2,3] print(a1 is not b1) print(a2 is b2) # Output is False, since lists are mutable. print(a3 is b3)

Kết quả in ra là:

False True False

Toán tử thành viên (Membership operators): innot in là các toán tử thành viên, được sử dụng để kiểm tra xem liệu rằng một giá trị hoặc một biến có nằm bên trong một chuỗi cụ thể hay không.

in True if value is found in the sequence not in True if value is not found in the sequence # Examples of Membership operator x = 'Cafedev vs Cafedev' y = {3:'a',4:'b'} print('C' in x) print('cafedev' not in x) print('Cafedev' not in x) print(3 in y) print('b' in y)

Kết quả in ra là:

True True False True False
  • Full series tự học Python từ cơ bản tới nâng cao tại đây nha.
  • Ebook về python tại đây.

Nếu bạn thấy hay và hữu ích, bạn có thể tham gia các kênh sau của cafedev để nhận được nhiều hơn nữa:

  • Group Facebook
  • Fanpage
  • Youtube
  • Instagram
  • Twitter
  • Linkedin
  • Pinterest
  • Trang chủ

Chào thân ái và quyết thắng!

Đăng ký kênh youtube để ủng hộ Cafedev nha các bạn, Thanks you!

Từ khóa » Toán Tử Thao Tác Bit Trong Python