TỰ KỶ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (P2) - Tiêu Chuẩn DSM

Mãi cho đến những năm 1970 thì thuật ngữ “tự kỷ trẻ con” (có người dịch là “tự kỷ ấu nhi” – infantile autism) được dùng để xác định như một rối loạn phân biệt với tâm thần phân liệt và ngay sau đó kiếm được thiết lập riêng của tiêu chuẩn chẩn đoán, mà đã được chuẩn hóa trong DSM-III. DSM-III đặt “tự kỷ trẻ con” trong hạng mục mới của rối loạn phát triển lan tỏa (Pervasive Developmental Disorders), đây là dấu hiệu chỉ ra một sự khái niệm hóa lại về định nghĩa tự kỷ như là một rối loạn phát triển hơn là rối loạn tâm thần.

Tiêu chuẩn chẩn đoán được mở rộng trong DSM-III-R với thuật ngữ mới “rối loạn tự kỷ” (autistic disorder) trong việc nhận ra những trẻ em phát triển những triệu chứng của “tự kỷ trẻ con” ở các giai đoạn phát triển về sau, và biểu hiện những mức độ khác nhau về tính nghiệm trọng của triệu chứng. Rối loạn phát triển lan tỏa không điển hình (Pervasive Developmental Disorder, Not Otherwise Specified – PDD-NOS) cũng được thêm tại thời điểm này để chỉ những trẻ không đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn tự kỷ. DSM-IV đã định nghĩa lại và thu hẹp tiêu chuẩn chẩn đoán cho rối loạn tự kỷ và thêm vào hội chứng Asperger vào trong hạn mục rối loạn phát triển lan tỏa

Năm 1979, Wing và Gould xác định 3 triệu chứng tái phát ở trẻ tự kỷ với những sự suy kém trong 3 lĩnh vực: tương tác xã hội (social interaction), giao tiếp xã hội (social communication), tưởng tượng xã hội (social imagination). Bộ ba triệu chứng này được sử dụng như một nền tảng cho việc xây dựng DSM-IV. Những sự đánh giá gần đây về tiêu chuẩn chẩn đoán tự kỷ trong sổ tay này phản nhánh những thay đổi trong việc hiểu về những triệu chứng tự kỷ cũng như là về sinh lý bệnh học (pathophysiology).

Tới ấn bản DSM-IV-TR, tự kỷ vẫn được định nghĩa theo như bộ ba của Wing và Gould nhưng thay lĩnh vực thứ ba “những suy kém trong tưởng tượng xã hội” thành “những hứng thú, hành vi cứng nhắc, rập khuôn”, xem như là một hậu quả của sự thiếu trí tưởng tượng xã hội ban đầu được đề cập. Rối loạn tự kỷ (autistic disorder) được phân loại trong rối loạn phát triển lan tỏa cùng với 4 rối loạn khác

  1. Hội chứng Asperger, phân biệt với rối loạn tự kỷ bằng việc không có sự chậm trễ về ngôn ngữ và nhận thức
  2. Rối loạn tan rã ở trẻ em (disintegrative disorder of childhood), đặc trưng bởi một giai đoạn phát triển bình thường từ 2-4 năm, (ít nhất là 2 năm) và sau đó khởi phát những triệu chứng của tự kỷ
  3. Hội chứng Rett, được biết đến như một bệnh lý với nguyên nhân di truyền, chỉ ảnh hưởng đến bé gái
  4. Rối loạn phát triển lan tỏa không điển hình (bao gồm cả tự kỷ không điển hình – Atypical Autism). Chẩn đoán này cho những cá nhân biểu hiện “những biến đổi nghiêm trọng và xâm lấn trong tương tác xã hội, giao tiếp có lời và không lời, những hoạt động, hứng thú, hành vi rập khuôn. Nhưng lại không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán cho một rối loạn phát triển lan tỏa cụ thể nào, hay tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách dạng phân liệt (Schizotypal Personality Disorder) và rối loạn nhân cách tránh né (Avoidant Personality Disorder).

Ấn bản DSM-V đã thay đổi cách tiếp cận từ cách phân loại sang cách tiếp cận chiều kích (categorical approach to dimensional approach) đã đưa ra khái niệm rối loạn phát triển thần kinh (Neurodevelopmental Disorder) bao gồm các rối loạn

  • Khuyết tật trí tuệ (Intellectual Disabilities)
  • Rối loạn giao tiếp (Communication Disorders)
  • Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder)
  • Rối loạn tăng động kém chú ý (Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder (ADHD))
  • Rối loạn học tập đặc hiệu (Specific Learning Disorder)
  • Rối loạn vận động (Motor Disorders)
  • Rối loạn Tic (Tic Disorders)
  • Các rối loạn phát triển thần kinh khác (Other Neurodevelopmental Disorders)

DSM-5 dùng thuật ngữ “rối loạn phổ tự kỷ” để chỉ các rối loạn trong nhóm “rối loạn phát triển lan tỏa” ở DSM-IV-TR và đã nhóm các tiêu chuẩn chẩn đoán từ 3 lĩnh vực (trong DSM-IV-TR dành cho rối loạn tự kỷ) thành 2 lĩnh vực đó là:

  • Suy kém trong tương tác xã hội và giao tiếp (các yếu tố trước đây được đánh giá một cách riêng biệt thì bây giờ được coi như là một khía cạnh của bệnh).
  • Những hành vi cứng nhắc, rập khuôn

Và cũng thay đổi số lượng tiêu chuẩn chẩn đoán, cụ thể:

  • Trong DSM-IV-TR yêu cầu ít nhất (có thể nhiều hơn) 6 đề mục những triệu chứng để đưa ra chẩn đoán rối loạn tự kỷ (Autistic Disorder), trong đó yêu cầu ít nhất 2 đề mục ở lĩnh vực tương tác xã hội; 1 đề mục trong lĩnh vực giao tiếp; và 1 đề mục trong lĩnh vực về hành vi.
  • Trong DSM-V như đã đề cập chỉ còn 2 lĩnh vực, và yêu cầu số lượng đề mục chẩn đoán như sau: bắt buộc cả 3 đề mục trong lĩnh vực tương tác xã hội và giao tiếp và ít nhất 2 đề mục trong lĩnh vực hành vi. Bên cạnh đó, DSM-V còn bổ sung mức độ hỗ trợ tự kỷ:

Mức độ nghiêm trọng của ASD

Mức độ nghiêm trọng

Giao tiếp xã hội

Các hành vi cứng nhắc, rập khuôn

Mức độ 3: đòi hỏi phải có sự hỗ trợ rất đáng kể (requiring very substantial support)

Những thiếu sót nghiêm trọng trong giao tiếp có lời và không lời gây nên những suy kém nghiêm trọng về chức năng, rất hạn chế việc khởi đầu các tương tác xã hội, ít phản hồi từ sự giao tiếp (overture) từ người khác. Ví dụ, một người với chỉ vài từ của giọng nói dễ hiểu, hiếm khi khởi đầu tương tác, và khi người ấy thực hiện, người ấy thực hiện những cách tiếp cận không bình thường nhằm chỉ để đáp ứng các nhu cầu và đáp ứng chỉ với những những tiếp cận xã hội rất trực tiếp.

Hành vi cứng nhăc, rất khó ứng phó với sự thay đổi hay những hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại, cản trở đáng kể đối với các lĩnh vực chức năng. Khó khăn trong sự  thay đổi tập trung hay hành động.

Mức độ 2: yêu cầu sự hỗ trợ đáng kể

(requiring  substantial support)

Những suy kém đáng kể ở những kỹ năng giao tiếp có lời và không lời; các suy kém về xã rội thấy rõ ngay khi có những hỗ trợ tại chỗ; những giới hạn trong sự khởi đầu các tương tác xã hội; ít phản hồi hay phản hồi bất thường đối với giao tiếp xã hội. Ví dụ: một người nói những câu đơn giản, những tương tác bị giới hạn, những hứng thú đặc biệt hạn hẹp, có những giao tiếp không lời kỳ lạ một cách đáng kể.

Hành vi cứng nhăc, rất khó ứng phó với sự thay đổi hay những hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại xuất hiện đủ thường xuyên để được rõ ràng cho các quan sát ngẫu nhiên và cản trở chức năng trong các bối cảnh khác nhau. Khó khăn trong sự  thay đổi tập trung hay hành động.

Mức độ 1: yêu cầu hỗ trợ

(requiring support)

Không có sự hỗ trợ tại chỗ, những thiếu sót về giao tiếp xã hội gây nên những suy kém đáng kể. Khó khăn trong việc khởi đầu các tương tác xã hội, và những ví dụ rõ ràng về các đáp ứng thất bại, bất thường đối với giao tiếp xã hội của người khác. Có thể xuất hiện để có sự giảm hứng thú trong các tương tác xã hội. Ví dụ, một người có thể nói câu đầy đủ và tham gia giao tiếp nhưng thất bại trong đàm thoại qua lại, có những nỗ lực kết bạn kỳ lạ và thường là thất bại

Hành vi cứng nhắc gây những cản trở rõ nét các chức năng trong một hay nhiều bối cảnh. Khó khăn trong việc thay đổi (switching) giữa các hoạt động. Những vấn đề về tổ chức và hoạch định cản trở việc động lập.

NHỮNG HƯỚNG DẪN VÀ TIÊU CHUẨN CỦA DSM-V CHO ASD

NHỮNG HƯỚNG DẪN CHUNG

Một minh họa của một tiêu chuẩn cụ thể có thể không đủ để chỉ định tiêu chuẩn đó có mặt:

  • Hành vi minh họa đó có rõ ràng bất thường không?
  • Hành vi minh họa đó có có mặt trong các bối cảnh khác nhau không?
  • Phân biệt giữ những hành vi bất thường một cách rõ rệt và có mặt trong nhiều bối cảnh khác nhau với những hành vi nằm ở ranh giới giữa bất thường và bình thường hoặc hiếm khi xuất hiện hoặc chỉ xuât hiện trong một bối cảnh. Ví dụ: trong khi việc đi nhón chân có thể là một minh họa cho tiêu chuẩn B1, chính minh họa này có thể không đủ để ta nói rằng sự xuất hiện của nó đại diện cho cả tiêu chuẩn B1 nếu có một sự giải thích sinh lý về hành vi này (do đó nó không bất thường rõ ràng) hay hành vi này chỉ xuất hiện trong một bối cảnh (ví dụ chỉ xuất hiện khi trẻ đi chân không trên bãi biển). Ngược lại, một mối bận tâm về máy cắt cỏ (lawnmowers) liên quan đến việc thu hút tới mức ám ảnh về máy cắt cỏ, tìm kiếm máy cắt cỏ, và nói về máy cắt cỏ thì đủ để đáp ứng tiêu chuẩn B3 ngay khi không có minh họa nào khác xuất hiện. Vì mối bận tâm này rõ ràng bất thường và nó có mặt trong nhiều bối cảnh khác nhau.

Tránh việc sử dụng cùng một hành vi để đáp ứng hai tiêu chuẩn

  • Một số hành vi có thể có thể xuất hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn của DSM-V. Trách nhiệm của nhà lâm sàng là xem xét, quyết định hành vi nào được biểu hiện rõ nhất. Ví dụ, hành vi lặp đi lặp lại việc đặt hai tay trên lỗ tai có thể đáp ứng tiêu chuẩn B1 bởi vì nó là các chuyển động vận động lặp đi lặp lại, hay là nó có thể được cân nhắc với tiêu chuẩn B4 bởi vì nó đại diện cho sự phản ứng tránh né các âm thanh.
  • Một số hành vi có nhiều mặt và có thể đáp ứng các tiêu chuẩn khác nhau của DSM-V. Ví dụ, một đứa trẻ bị ám ảnh bởi về các sợi dây và yêu cầu luôn luôn phải mang sợi dây theo nó trong mọi lúc mọi nơi có thể đáp ứng tiêu chuẩn B3 vì nó cho thấy sự gắn bó mạnh mẽ với các đối tượng một cách không bình thường. Và nếu đứa trẻ này cho thấy việc nó thường xuyên vẫy sợi dây trước mặt nó và nhìn xem sợi dây rơi lên rơi xuống, tiêu chuẩn B4 có thể được cân nhắc vì đây là khía cạnh cảm giác thị giác của hành vi.

Hành vi không xuất hiện ở hiện cũng phải được cân nhắc

  • Một hành vi chỉ xuất hiện ở quá khứ có thể đủ để đáp ứng một tiêu chuẩn.
  • Điều quan trọng là cần xem xét hành vi xuất hiện trong quá khứ có là bất thường khi so với các tiêu chuẩn phát triển bình thường hay không (ví dụ: hành vi vỗ tay không được tính nếu nó xảy ra vào lúc 6 – 9 tháng tuổi)

Tiêu chuẩn chẩn đoán ASD theo DSM-V với những ví dụ minh họa

  1. NHỮNG SUY KÉM DAI DẲN TRONG TƯƠNG TƯƠNG TÁC XÃ HỘI VÀ GIAO TIẾP XÃ HỘI TRONG NHIỀU BỐI CẢNH KHÁC NHAU, KHÔNG DO NHỮNG CHẬM TRỄ PHÁT TRIỂN TỔNG QUÁT, BIỂU HIỆN CẢ 3 TRIỆU CHỨNG SAU:
    1. Những suy kém về trao đổi cảm xúc xã hội qua lại (ví dụ, khả năng tham sự vào với người khác và chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc), từ việc tiếp cận xã hội một cách bất thường và thất bại việc đàm thoại qua lại bình thường thông qua sự giảm việc chia sẻ hứng thú, cảm xúc và tình cảm, và đáp ứng với sự thiếu việc mở đầu cho tương tác xã hội.
  • Cách tiếp cận xã hội một cách bất thường: những khởi đầu xã hội bất thường (chạm vào người khác một cách quấy rầy, lếm người khác,...); sử dụng các công cụ khác.
  • Thất bại việc đàm thoại qua lại bình thường: sử dụng ngôn ngữ thực dụng/ xã hội nghèo nàn (không làm rõ nếu không hiểu, không cung cấp thông tin cơ bản); thất bại trong việc đáp ứng khi được gọi tên hay khi nói chuyện trực tiếp; không mở đầu các cuộc đàm thoại; đàm thoại một chiều, độc thoại, nói lạc đề.
  • Giảm việc chia sẻ các hứng thú: không chia sẻ; thiếu việc biểu hiện, mang đến, chỉ những đối tượng hứng thú cho người khác; suy kém trong chú ý đồng quy (cả khởi đầu và đáp ứng).
  • Giảm việc chia sẻ cảm xúc/ tình cảm: thiếu đáp ứng nụ cười xã hội (lưu ý: ở đây sự tập trung nói về đáp ứng với nụ cười của người khác; các khía cạnh khác của sự biểu hiện cảm xúc nên được cân nhắc trong tiêu chuẩn A2); thất bại trong việc chia sẻ sự phấn khích, hào hứng, và thành công với người khác; không phản ứng trước sự khen thưởng; không cho thấy sự vui thích trong những tương tác xã hội; thất bại trong việc cung cấp sự thoải mái cho người khác; thờ ơ với những xúc chạm vật lý.
  • Thiếu sự khởi đầu các tương tác xã hội: chỉ khởi đầu để được giúp đỡ; các khởi đầu xã hội hạn chế.
  • Bắt chước xã hội nghèo nàn: thất bại trong việc tham gia các trò chơi xã hội đơn giản.

Þ Tiêu chuẩn này phản ánh những vấn đề liên quan đến khởi đầu và đáp ứng xã hội.

  1. Những suy kém các hành vi giao tiếp không lời sử dụng cho tương tác xã hội; từ sự nghèo nàn giao tiếp không lời và kết hợp có lời, đến những sự bất thường trong giao tiếp mắt và ngôn ngữ cơ thể, hay những suy kém trong việc hiểu và sử dụng giao tiếp không lời, thiếu sự biểu hiện nét mặt và tư thế.
  • Suy kém về giao tiếp mắt.
  • Suy kém trong việc sử dụng và hiểu những tư thế (hướng từ một người nghe).
  • Suy kém trong việc sử dụng và hiểu những cử chỉ (chỉ, vẫy tay, gật đầu, bắt tay).
  • Âm lượng, cường độ, ngữ điệu, tốc độ, nhịp điệu, nhấn giọng, ngôn điệu bất thường, hay âm lượng trong âm ngữ.
  • Những bất thường trong việc hiểu và sử dụng tình cảm (lưu ý: đáp ứng nụ cười xã hội nên được cân nhắc ở A1, trong khi tình cảm không phù hợp với bối cảnh nên được cân nhắc ở A3): suy kém trong sự sử dụng biểu thị nét mặt (có thể bị giới hạn hay phóng đại); thiếu sự biểu hiện nồng ấm, hứng khởi trực tiếp với người khác; giao tiếp hạn chế về tình cảm riêng (không có khả năng truyền tải một loạt những cảm xúc qua lời nói, biểu cảm, giọng nói, cử chỉ); không có khả năng nhận biết và giải thích những biểu hiện không lời của người khác.
  • Thiếu sự phối hợp giữa giao tiếp có lời và giao tiếp không lời (ví dụ, không có khả năng phối hợp giao tiếp mắt hay ngôn ngữ cơ thể với lời nói).
  • Thiếu sự phối hợp giữa các giao tiếp không lời (ví dụ, không có khả năng phối hợp giao tiếp mắt với cử chỉ)

Þ Tiêu chuẩn này phản ánh những vấn đề về giao tiếp không lời.

  1. Những suy kém trong việc phát triển và duy trì các mối quan hệ, thích hợp với mức độ phát triển (vượt ra ngoài những mối quan hệ với người chăm sóc); từ những khó khăn trong việc thích nghi hành vi để phù hợp với các bối cảnh xã hội khác nhau thông qua những khó khăn trong việc chia sẻ chơi tưởng tượng và kết bạn; đến sự thiếu vắng hứng thú về con người.
  • Những suy kém trong việc phát triển và duy trì các mối quan hệ, thích hợp với mức độ phát triển: thiếu giả thuyết về nội tâm; không có khả năng nhận biết quan điểm của người khác (CA >= 4 tuổi)
  • Những khó khăn trong việc thích nghi hành vi để phù hợp với các bối cảnh xã hội khác nhau: không nhận biết sự thiếu hứng thú trong hoạt động của người khác; thiếu đáp ứng đến những tín hiệu môi trường (contextual cue) (ví dụ, những tín hiệu xã hội từ những người khác chỉ một sự thay đổi hành vi là ngụ ý yêu cầu); biểu hiện cảm xúc không thích hợp (ví dụ: cười nói trong những bối cảnh không phù hợp), (lưu ý: những bất thường trong việc sử dụng và hiểu cảm xúc nên được cân nhắc ở tiêu chuẩn A2); không ý thức được những quy ước xã hội/ những hành vi xã hội thích hợp, hỏi những câu hỏi xã hội phù hợp và tạo nên các trạng thái xã hội phù hợp; không nhận biết được đau khổ hay thờ ơ của người khác; không nhận biết được khi nào không được chào đón trong trò chơi hay trong cuộc hội thoại; giới hạn nhận biết nhận thức cảm xúc (không nhận biết được khỉ trẻ bị chọc ghẹo, không nhận biết được hành vi của trẻ ảnh hưởng thế nào đến cảm xúc của người khác).
  • Khó khăn trong việc chia sẻ chơi tưởng tượng (lứu ý: chơi tưởng tượng một mình/ chơi sắm vai KHÔNG được ghi nhận ở đây): thiếu chơi tưởng tượng với các bạn cùng trang lứa, bắt đầu chơi sắm vai xã hội (> 4 tuổi).
  • Khó khăn trong việc kết bạn: không cố gắng kết bạn; không có bạn bè thích thú/ bạn thân; thiếu chơi hợp tác (trên 24 tháng); chỉ chơi song song; không ý thức được khi bị chọc ghẹo hay chế nhạo bởi những trẻ khác; không chơi với bạn cùng mức độ phát triển (chỉ chơi với trẻ lớn hay nhỏ hơn); có hứng thú trong tình bạn nhưng thiếu sự hiểu biết về những quy ước trong tương tác xã hội (ví dụ: rất chi phối hay cứng nhắc, quá thụ động); không đáp ứng với sự tiếp cận của các trẻ khác.
  • Vắng mặt sự hứng thú đối với người khác: thiếu hứng thú đối với trẻ cùng tuổi; thu rút, tách rời trong thế giới riêng của trẻ; không cố gắng thu hút chú ý của người khác; những hứng thú hạn chế với người khác; không ý thức hoặc không biết gì về trẻ em, người lớn; những tương tác hạn chế với người khác; thích những hoạt động chơi một mình.

Þ Tiêu chuẩn này phản ánh những vấn đề về ý thức xã hội, tự thị (insight) cũng như các khái niệm rộng hơn về các mối quan hệ xã hội.

  1. NHỮNG HOẠT ĐỘNG, HÀNH VI, HỨNG THÚ CỨNG NHẮC, RẬP KHUÔN, ĐƯỢC THỂ HIỆN ÍT NHẤT 2 TRONG 4 TRIỆU CHỨNG
    1. Âm ngữ, chuyển động vận động, hay sử dụng đồ vật một cách rập khuôn, lặp đi lặp lại (như vận động đơn giản lặp đi lặp lại, nhại từ, sử dụng đồ vật rập khuôn, hay sử dụng những từ kỳ lạ)
  • Âm ngữ rập khuôn, lặp đi lặp lại: sử dụng từ ngữ mô phạm hay nghiêm túc, trịnh trọng quá mức (trẻ nói chuyện như người lớn hay là một “giáo sư con”; nhạy lại (ngay tức thì hay chậm trễ) bao gồm những từ ngữ rập khuôn, các bài hát, các đoạn hội thoại; ngôn ngữ khó hiểu hoặc vô nghĩa; sử dụng ngôn ngữ kiểu học vẹt; ngôn ngữ mang tính kị dị hay ẩn dụ (ngôn ngữ mà chỉ có ý nghĩa cho những người quen thuộc với phong cách giao tiếp của cá nhân), tạo từ mới; Đại từ đảo ngược (ví dụ, sử dụng "bạn" thay vì "tôi", không chỉ là trộn lẫn giữa đại từ giới tính); thích nói về bản thân bằng tên riêng (không sử dụng “tôi”); ngôn ngữ dai dẳn (lưu ý: đối với dai dẳn về chủ đề cần cân nhắc tiêu chuẩn B3); các âm thanh lập đi lập lại như các âm thanh lặp đi lặp lại như âm thanh lặp đi lặp lại giọng cổ, ngữ điệu tiếng ồn định, và hò hét bất thường, ồn ào lặp đi lặp lại.
  • Những chuyển động vận động rập khuôn, lặp đi lặp lại: những động tác tay lặp đi lặp lại như (vỗ tay, bún tay, xoắn tay); những động tác toàn cơ thể rập khuôn, phức tạp (xoay người, lắc lư,..); tư thế bất thường (đi nhón chân, làm điệu bộ toàn thân; cơ thể căng thẳng; biểu hiện nét mặt không bình thường; nghiến răng quá mức; đặt hai tay lên lỗ tay lặp đi lặp lại (lưu ý: nếu là đáp ứng với âm thanh, cân nhắc B4); những hành vi, hành động, chơi, dai dẳn hoặc lặp đi lặp lại (lưu ý: nếu 2 hay nhiều hơn các thành phần do đó nó là một là thói quen (routine) và nên được cân nhắc với tiêu chuẩn B2); nhặt đồ vật lặp đi lặp lại (nếu không có thành phần cảm giác xúc giác rõ ràng, nên cân nhắc B4).
  • Sử dụng đồ vật rập khuôn, lặp đi lặp lại: chơi không chức năng với các đồ vật (vẫy các thanh que, ném các đồ vật rơi lên rơi xuống); xếp hàng dòng đồ chơi, hay các đồ vật, đóng mở cửa lặp đi lặp lại; tắt mở đèn lặp đi lặp lại.

Þ Tiêu chuẩn này bao gồm các âm ngữ, động tác, chơi bất thường.

  1. Sự tuân thủ quá mức vào các thói quen, các khuôn mẫu nghi thức về hành vi có lời hay không lời, hoặc sự phản kháng quá mức khi phải hay đổi (như những nghi thức vận động, khăn khăn sử dụng các thói quen hay thực phẩm nào đó, hỏi những câu lặp đi lặp lại, lo lắng quá mức đối với những vật nhỏ)
  • Tuân thủ quá mức các thói quen: thói quen: một chuỗi hành vi nhiều bước, cụ thể, bất thường; khăn khăn tuân thủ một cách cứng nhắc vào những thói quen cụ thể (lưu ý: loại trừ các thói quen đi ngủ nếu các thành phần hay mức độ của sự tuân thủ không cho thấy sự bất thường); các thói quen bất thường.
  • Các khuôn mẫu nghi thức về hành vi có lời hay không có lời: hỏi lặp đi lặp lại về một chủ đề cụ thể (phân biệt với việc nói những từ/ cụm từ giống nhau, cái cần cân nhắc ở tiêu chuẩn B1); những nghi thức lời nói: có thể nói một hay nhiều thứ trong một cách thức đặc biệt hoặc yêu cầu người khác nói và trả lời theo một cách đặc biệt; những cưỡng bức: khăn khăn phải xoay 3 dòng rồi mới bước vào phòng (lưu ý: việc sử dụng các vật thể lặp đi lặp lại bao gồm xếp đồ chơi thành hàng nên được cân nhắc tiêu chuẩn B1)
  • Sự phản kháng quá mức với thay đổi: Khó khăn với sự chuyển tiếp (transition) (nên loại ra những gì là bình thường đối với trẻ có cùng mức độ phát triển); phản ứng quá mức với những thay đổi nhỏ (ví dụ, di chuyển các đồ vật trên bàn ăn hay là lái xe đi vào một đường).
  • Tư duy cứng nhắc: không có khả năng hiểu được sự hài hước; không có khả năng hiểu khía cạnh “nghĩa bóng” của lời nói như sự châm biếm, hay ý nghĩa ngụ ý; tư duy và hành vi cứng nhắc quá mức, ràng buộc vào những quy tắc.

Þ Tiêu chuẩn này bao gồm những nghi thức và sự phản khán với thay đổi

  1. Những hứng thú gắn bó (fixated), rất hạn chế bất thường về mức độ tập trung (như sự gắn bó hay mối bận tâm mạnh mẽ với những vật thể bất thường; những hứng thú thái quá, dai dẳn)
  • Lưu ý: cân nhắc tiêu chuẩn B1 với âm ngữ dai dẳn.
  • Các mối bận tâm, ám ảnh.
  • Hứng thú bất thường và mạnh mẽ.
  • Hứng thú phạm vi hẹp.
  • Tập trung vào những hoạt động, chủ đề, vật thể giống nhau.
  • Những mối bận tâm với các con số, ký tự, biểu tượng.
  • Cầu toàn quá mức.
  • Những hứng thú tập trung bất thường.
  • Sự tập trung quá mức về những phần của đối tượng, đồ vật một cách không có chức năng, không phù hợp.
  • Những mối bận tâm về màu sắc, bảng biểu, sự kiện lịch sử,...
  • Thu hút đến những đối tượng vô tri giác bất thường (sợi dây hay quả bóng).
  • Phải mang theo hoặc nắm giữ những đồ vật đặc biệt một cách bất thường (ví dụ đem theo mền, thú nhồi bông,...).
  • Những nỗi sợ bất thường: sợ những người đeo bông tai.

Þ Tiêu chuẩn này bao gồm những mối bận tâm với các đồ vật và chủ đề.

  1. Những phản ứng quá mức hoặc quá ít đối với sự thu nhận thông tin cảm giác hay những hứng thú bất thường về các khía cảnh cảm giác của môi trường (như rõ ràng thờ ơ với cảm giác nóng, đau, lạnh; phản ứng quá mức những âm thanh, kết cấu đặc biệt; chạm và ngửi một cách quá mức với các vật thể; lôi cuốn bởi những vật thể có ánh sáng, chuyển động)
  • Chịu đựng được đau quá mức.
  • Chọc mắt.
  • Những mối bận tâm về kết cấu, chất liệu và xúc chạm (bao gồm các thu hút/ ác cảm với kết cấu, chất liệu): phòng vệ xúc giác, không thích bị chạm bởi những kết cấu, vật thể nhất định; có ác cảm rõ rệt với việc cắt móng tay, cắt tóc, đánh răng.
  • Những hoạt động/ khám phá thị giác bất thường: đưa các vật gần mắt nhìn mà không có mục đích rõ ràng (không có sự suy kém về thị giác); nhìn vật, con người ra ngoài khóe mắt; nheo mắt bất thường; cực kỳ bị cuốn hút trong việc nhìn các vật chuyển động (xoay bánh xe, đóng mở cửa, nhìn quạt điện,…)
  • Tất cả các lĩnh vực kích thích thị giác (âm thanh, mùi, vị, tiền đình, thị giác) cần phải được cân nhắc: phản ứng kỳ lạ với sự thu vào thông tin thị giác (ví dụ: trở nên cực kỳ lo lắng, sợ hãi khi nghe những âm thanh bình thường); tập trung dai dẳn, bất thường vào sự thu vào thông tin thị giác.
  • Khám phá thị giác bất thường với các đồ vật: lếm hay ngửi các đồ vật (lưu ý: như là một phần của nghi thức à cân nhắc tiêu chuẩn B2; lếm và ngửi người à cân nhắc tiêu chuẩn A1)

Þ Tiêu chuẩn này bao gồm những hành vi cảm giác bất thường.

  1. CÁC TRIỆU CHỨNG PHẢI CÓ MẶT TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN SỚM (NHƯNG CÓ THỂ KHÔNG TRỞ NÊN BIỂU HIỆN ĐẦY ĐỦ KHI NHỮNG YÊU CẦU XÃ HỘI ĐÒI HỎI VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN CỦA TRẺ).

Những người chăm sóc trẻ sớm báo cáo không còn quan trọng.

“Giai đoạn phát triển sớm” có thể xấp xỉ bằng 8 tháng và có thể sớm hơn (có thể linh động)

  1. CÁC TRIỆU CHỨNG HẠN CHẾ VÀ GÂY SUY KÉM CHỨC NĂNG HẰNG NGÀY
  2. NHỮNG XÁO TRỘN NÀY KHÔNG PHẢI DO KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ (RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ). KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VÀ TỰ KỶ THƯỜNG XUẤT CÙNG NHAU; ĐỂ ĐƯA RA CHẨN ĐOÁN ĐỒNG THỜI KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VÀ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ, GIAO TIẾP XÃ HỘI PHẢI DƯỚI MỨC KỲ VỌNG SO VỚI MỨC PHÁT TRIỂN CHUNG

Ths. Nguyễn Bảo Ân tổng hợp

Từ khóa » Chẩn đoán Tự Kỷ Theo Dsm-v