Tứ Linh Là Gì? Ý Nghĩa Tứ Linh Trong Nội Thất Gỗ Và Tín Ngưỡng Việt ...
Có thể bạn quan tâm
Tứ linh là 4 linh vật Long – Lân – Quy – Phụng, đại diện cho 4 vị thần cai quản trời đất là Thanh Long – Bạch Hổ – Huyền Vũ – Chu Tước. Đồng thời tương ứng với 4 nguyên tố nước – lửa – đất – gió.
Đặt vật phẩm có Tứ Linh trong nhà không chỉ mang lại vượng khí, ngăn chặn tà khí mà còn chiêu tài, hút lộc, mang lại sự thăng tiến và sức khỏe cho gia chủ.
Các bác có thể bắt gặp biểu tượng này trong các vật phẩm phong thủy, đồ dùng hàng ngày (bàn ghế gỗ tân cổ điển, sập gỗ, hoành phi câu đối), nơi chùa chiền hay các khu triển lãm,…
Hình tượng Long – Lân – Quy – Phượng được sử dụng phổ biến trong nghệ thuật điêu khắc với độ tinh xảo cao. Đa phần các vật phẩm Tứ Linh có giá trị kinh tế nhất định với ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.
Mời các bác cùng anh em Đồ gỗ Thanh Tùng tìm hiểu chi tiết về từng linh vật để hiểu rõ hơn ý nghĩa phong thủy của tứ linh.
Ý nghĩa Long (Rồng) – quyền lực, đứng đầu
Rồng là linh vật đứng đầu và có quyền năng tối cao nhất trong bộ tứ. Ngày xưa hình ảnh rồng thường được thêu lên long bào của nhà vua, thể hiện sự quyền quý, uy nghiêm.
Đây cũng là vị thần “hô mưa gọi gió” của người nông dân. Thấy Rồng là thấy một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.
Trong phong thủy, nơi nào có nguồn linh khí thịnh vượng được xem là vùng long mạch vượng khí. Nếu xây nhà cửa, khai hoang, lập mồ mả ở đây sẽ được nhiều may mắn, con cháu hưởng nhiều phúc đức.
Mặc dù Rồng là linh vật trong truyền thuyết, không có thật. Nhưng trong nội thất và điêu khắc, Rồng được miêu tả hết sức chân thực và chi tiết. Đó là linh vật thân rắn 12 khúc tượng trưng cho 12 tháng trong năm; đùi thằn lằn; sừng hươu; vảy cá; móng vuốt chim ưng. Đặc biệt đầu rồng có bờm dài, râu cằm và không sừng.
Với các sản phẩm nội thất gỗ nhà Thanh Tùng các bác có thể thấy hình ảnh Rồng được chạm khắc trên chương ghế, tay ghế hay mặt bàn của những bộ bàn ghế gỗ cao cấp. Hoặc trên quây sập gỗ, sập thờ đục kênh bong tinh xảo.
Ý nghĩa tứ linh Lân (Kỳ Lân) – nhân từ
Lân (hay kỳ lân) là linh vật thứ 2 trong bộ tứ. Đây là linh vật của điềm lành, của sự nhân từ. Khi di chuyển Lân thường tránh giẫm lên các loại cỏ mềm hay côn trùng dưới chân. Loài Lân cũng không bao giờ ăn thịt hay làm hại bất cứ con vật nào.
Theo tín ngưỡng Việt, kỳ lân xuất hiện mỗi khi có vua chúa, thánh nhân xuất thế, để báo trước điềm lành, sự thái bình thịnh vượng.
Ngoài ra, trong phong thủy, ý nghĩa tứ linh Lân còn là vật chuyên bảo vệ và canh giữ cho ngôi nhà. Miệng kỳ lân luôn được há to để trấn áp mọi hung khí vào nhà.
Các bác có thể bắt gặp hình tượng Lân được khắc họa trên các đồ nội thất: Tay vịn ghế, mặt bàn, đỉnh ghế, chân sập, hoành phi câu đối. Hoặc thấy trong các bức tượng Văn Thù bồ tát hay các Hộ Pháp. Nhiều khi ngồi trên cột cổng chùa hay trên mái nhà.
Ý nghĩa Quy (Rùa) – phát triển, bền bỉ
Linh vật thứ ba đó là Quy (Rùa). Đây là con vật có thật duy nhất trong Tứ Linh.
Hình ảnh rùa với bụng phẳng tượng trưng cho đất; mai khum tượng trưng cho trời. Âm dương hội tụ biểu thị sự trường tồn, hạnh phúc và bền bỉ. Dáng rùa đầu to vươn khỏi mai, mõm thuôn nhọn, bốn chân khép sát vào thân mai.
Rùa là loài vật có khả năng sống mãnh liệt ngay cả khi không ăn uống. Vì vậy rùa được gắn với biểu tượng thoát tục và thanh cao.
Trong nghệ thuật điêu khắc, rùa có thể được được khắc họa với những con vật khác như rùa đầu rồng (Long Quy); rùa và rắn (Quy Xà hợp thế),…
Các bác có thể bắt gặp hình ảnh rùa trong các đồ nội thất tại các vị trí: mặt bàn, đôn kê,…
Ý nghĩa Phụng (Phượng Hoàng) – bất tử, cao quý
Cuối cùng là Phương Hoàng – loài chim đẹp nhất trong các loài chim, mang vẻ cao quý và huyền bí. Đây là loài vật bất tử, tái sinh trong chính lửa của nó nên là biểu tượng cho sự bất từ với thời gian.
Bên cạnh đó, Phượng mang yếu tố âm biểu trưng cho những người phụ nữ quyền quý như Hoàng Hậu, là linh vật tối cao được sánh ngang với Rồng (yếu tố dương – Vua). Bởi vậy hình ảnh Rồng Phượng quấn quýt, âm dương hòa hợp còn đại diện cho hạnh phúc lứa đôi.
Là một linh vật trong truyền thuyết, Phượng hoàng được khắc họa có mỏ diều hâu, móng chim ưng, đôi công, tóc chim trĩ, vảy cá chép. Mỗi bộ phận đều có ý nghĩa: Mắt là mặt trời, đầu đội công lý, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, chân là đất, đuôi là tinh tú.
Trong nội thất gỗ các bác có thể bắt gặp hình ảnh Phụng trên chương ghế, mặt bàn, hoành phi hay ở những vị trí đẹp nhất trên sản phẩm.
Kết luận
Hình tượng Tứ Linh được sử dụng và xuất hiện phổ biến trong các vật phong thủy, đồ nội thất hay tranh trang trí. Khi được sử dụng đúng chuẩn, Tứ Linh sẽ phát huy ý nghĩa mang đến vượng khí, may mắn, bình an cho gia chủ.
Mời các bác xem một số tác phẩm có họa tiết Tứ Linh tại xưởng gỗ Thanh Tùng:
Từ khóa » Tiền Tứ Linh Là Gì
-
Bộ Tiền Tứ Linh Long-Lân-Quy-Phụng Phong Thuỷ Tốt Cho Năm Mới
-
Tứ Linh Là Gì? Tìm Hiểu ý Nghĩa Của Tứ Linh Trong Phong Thủy
-
Bộ Tiền Tứ Linh : LONG LÂN QUY PHỤNG
-
Bộ Tiền Tứ Linh LONG LÂN QUY PHỤNG - Thế Giới Tiền
-
Bộ Tiền Tứ Linh LONG LÂN QUY PHỤNG
-
【Tìm Hiểu】Tứ Linh Là Gì? Ý Nghĩa Tứ Linh Trong Phong Thủy?
-
Tiền Lì Xì Tứ Linh - Quà Tết 2022
-
Bộ Tiền Tứ Linh Long Lân Quy Phụng - Shop Tiền May Mắn
-
Bộ Tiền Tứ Linh Long Lân Quy Phụng
-
Tứ Linh Là Gì? Ý Nghĩa Tứ Linh Vật Long + Lân + Quy + Phụng
-
Ý Nghĩa Bộ Tứ Linh Trong Tử Vi Bạn Nên Biết 2021 - Liêng Tâm
-
Tìm Hiểu Về Tứ Linh Trong Phong Thủy Của Người Việt
-
Tứ Linh Là Gì? Ý Nghĩa Của 4 Linh Vật Trong Tứ Linh - Đồ Gỗ Ngọc Văn
-
#Long Ly Quy Phụng Là Gì? Ý Nghĩa Tứ Linh Trong Phong Thủy