Từ Lóng - Tiếng Lóng Là Gì? Học Ngay Những Tiếng Lóng Mới ở Việt Nam

Lượt xem: 2.853

Sự hình thành và phát triển của các từ lóng góp phần làm phong phú hệ thống ngôn ngữ Việt nhưng cũng gây ra không ít khó khăn khi giao tiếp. Vậy tiếng lóng là gì? Từ lóng là gì? Có nên sử dụng từ lóng thường xuyên hay không? Hãy cùng supperclean.vn giải đáp những câu hỏi trên qua bài viết này nhé!

Contents

  • Tiếng lóng là gì? Từ lóng là gì?
  • Mục đích sử dụng tiếng lóng là gì?
  • Nguồn gốc của tiếng lóng là gì?
  • Đặc điểm của tiếng lóng là gì?
    • Phạm vi sử dụng hẹp
    • Có tính tạm thời
    • Dùng nhiều trong giao tiếp
  • Nên sử dụng tiếng lóng không?
  • Học tiếng lóng của giới trẻ Việt Nam
  • Một số từ lóng khác 
    • Từ lóng trong tiếng Anh
    • Từ lóng trong tiếng Trung
    • Từ lóng trong tiếng Nhật 
    • Từ lóng trong tiếng Hàn
    • Các từ lóng trong chứng khoán

Tiếng lóng là gì? Từ lóng là gì?

Từ lóng là một dạng ngôn ngữ biến thể và được sáng tạo dựa trên một ngôn ngữ có sẵn. Từ lóng không có và không bao giờ xuất hiện trong từ điển Tiếng Việt. Nó thuộc loại biệt ngữ xã hội mà tầng lớp chủ yếu sử dụng là giới trẻ. Hầu hết quốc gia nào cũng có từ lóng và được một bộ phận người dân sử dụng. So với tiếng Anh – Mỹ, Trung, Hàn, Nhật,… thì hệ thống từ lóng tiếng Việt khá đa dạng, phong phú và mang nhiều sắc thái biểu cảm hơn. 

Tiếng lóng là một hình thức phương ngữ mới của ngôn ngữ; được dùng nhiều trong giao tiếp. Hay nói cách khác, tiếng lóng là cách nói riêng của một tầng lớp hoặc một nhóm người nào đó. Chúng không được công nhận rộng rãi mà chỉ những người “trong nội bộ” mới có thể hiểu được. 

tiếng lóng là gì
Tiếng lóng có nghĩa là gì?

Bài viết tham khảo: Sát nhập hay sáp nhập đúng chính tả? Giải thích ý nghĩa và lấy ví dụ

Mục đích sử dụng tiếng lóng là gì?

Tiếng lóng được xuất hiện từ rất lâu. Ban đầu, chúng được dùng với mục đích che giấu thông tin khi giao tiếp nhằm bảo mật thông tin hoặc do quy ước của hai hay một nhóm người đặt ra mà chỉ họ mới hiểu được. Vì vậy, trước kia, tiếng lóng được sử dụng rất nhiều trong công tác tình báo, làm phản gián, gián điệp nhằm mục đích che giấu, chỉ những người đã biết quy định thì mới có thể hiểu được. 

Hầu hết, một số địa phương của nước ta đều có từ lóng riêng. Hay người ta còn gọi đó là từ ngữ địa phương.

Ví dụ: mi (mày), tau (tao), choa (chúng tao), hấn (hắn, nó), trốc (đầu), mấn (váy), mô (đâu, nào), răng (sao),… 

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ và quá trình giao lưu văn hóa giữa các nước, từ lóng không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa che giấu thông tin nữa. Mà nó còn được một bộ phận không nhỏ sử dụng với ý nghĩa nói bóng, nói gió thay vì hiểu theo nghĩa đen trực tiếp. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ còn sử dụng tiếng lóng để ám chỉ những điều khiếm nhã, thô tục, bất lịch sự. 

Nguồn gốc của tiếng lóng là gì?

Tiếng lóng xuất hiện khá lâu đời và tồn tại song song với ngôn ngữ chính của chúng ta. Nó xuất hiện tại nhiều địa phương của 3 miền Bắc – Trung – Nam của chúng ta. 

Từ lóng thường có nguồn gốc là từ Thuần Việt hoặc được vay mượn từ các nước khác như: Hán Việt, Mỹ,… 

Đặc điểm của tiếng lóng là gì?

Phạm vi sử dụng hẹp

Từ lóng được xem là “mật ngữ” giữa hai hay nhiều người trong cùng một nhóm đối tượng hoặc một khu vực nhất định. Vì vậy, chỉ có những người trong nhóm đó hoặc trong khu vực ấy mới có thể hiểu được. Nhích ra ngoài phạm vi đó, số lượng người có thể nghe, đọc và hiểu được cũng rất ít. 

Ví dụ, những từ lóng của người dân Nghệ An thường chỉ có những người Nghệ An hoặc những người sinh sống ở đó mới hiểu được. Nếu chúng ta mang nó ra sử dụng ngoài Bắc thì rất khó để người Bắc có thể hiểu hết và hiểu trọn vẹn ý nghĩa được. 

Tương tự như vậy, nếu chúng ta dùng những tiếng lóng trên mạng của giới trẻ để giao tiếp với những người già, người lớn thì làm sao họ có thể hiểu được. Bên cạnh đó, việc dùng từ lóng giới trẻ với người già cũng thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với cá nhân ấy!

rau mùi
Phạm vi sử dụng từ lóng khá hẹp

Có tính tạm thời

Đặc điểm này rất phù hợp với từ lóng gen Z, từ lóng trên mạng xã hội. Bởi ngôn ngữ của giới trẻ liên tục được cập nhật do tác động của nhiều yếu tố. Có thể trong thời gian này, từ lóng đó có thể được dùng rộng rãi. Nhưng đến một thời điểm nào đó, nó có thể biến mất lúc nào không biết. 

Hơn nữa, ngôn ngữ chính thức được sử dụng toàn dân và đưa vào từ điển. Vì vậy, nó sẽ tồn tại lâu đời và bền vững. Trong khi đó, từ lóng không được nhiều người công nhận, không được lưu trữ nên có tính thời gian. Nó dễ dàng bị đào thải, loại bỏ nếu như có từ ngữ mới phù hợp hơn. 

Ngoài ra, một số từ lóng do cá nhân sáng tạo ra trong các tác phẩm văn học dù không được ghi nhận trong từ điển nhưng nó vẫn sẽ luôn tồn tại.

Ví dụ như “Chí Phèo” và “Thị Nở” là từ lóng được dùng để chỉ những người có ngoại hình xấu xí, tính cách hâm hâm, dở dở, không được bình thường. 

Dùng nhiều trong giao tiếp

Từ lóng thường được dùng nhiều trong văn nói, giao tiếp hàng ngày. Chúng không được khuyến khích dùng trong văn viết, nhất là các văn bản trang trọng, đòi hỏi ngôn ngữ phải rõ ràng, dễ hiểu. Bởi từ lóng chỉ được dùng bởi một nhóm người nhất định. Khi dùng nó trong các văn bản có nhiều đối tượng tiếp cận thì không phải tất cả mọi người đều có thể hiểu được. Từ đó, có thể dẫn đến việc hiểu sai và làm sai. 

giao tiếng hàng ngày
Chỉ được dùng nhiều trong giao tiếp hàng ngày

Nên sử dụng tiếng lóng không?

Thực chất, việc sử dụng tiếng lóng không xấu nhưng chúng ta phải biết cách dùng nó đúng đối tượng và đúng hoàn cảnh cụ thể. 

Đối với những tiếng lóng mang yếu tố vùng miền, chúng ta hoàn toàn có thể dùng nó khi giao tiếp, trò chuyện với những người cùng quê hoặc những người có thể hiểu được nó. Đây cũng được xem là một cách giữ gìn bản sắc riêng biệt của mỗi vùng miền. Tuyệt đối không nên sử dụng khi giao tiếp với những người sống ở khu vực khác hoặc nói, thuyết trình trước đám đông. 

Hay với tiếng lóng của 9x cũng vậy! Bạn có thể dùng nó để nhắn tin, trò chuyện với bạn bè. Không nên dùng nó khi giao tiếp với người lớn tuổi hơn hoặc những hoàn cảnh đòi hỏi tính trang trọng, trang nghiêm. 

Tóm lại, dùng từ lóng không xấu nhưng chúng ta cần phải biết cách dùng sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên quá lạm dụng từ lóng, nhất là những tiếng lóng trên mạng để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt!

Học tiếng lóng của giới trẻ Việt Nam

Trải qua nhiều thế hệ, hệ thống từ lóng của giới trẻ Việt ngày càng đa dạng và được “nâng cấp” lên một tầm cao mới. Dưới đây là những tiếng lóng mới ở Việt Nam được cư dân mạng sử dụng rất phổ biến trong thời gian vừa qua: 

  • P.h.ò: Chỉ những cô gái hành nghề “bán hoa”, làm gái m.ạ.i d.â.m, g.á.i đ.i.ế.m, c.a.v.e,… 
  • Bánh bèo: Đây là một loại bánh phổ biến ở miền Trung; nhưng nó được giới trẻ dùng để chỉ những cô gái yểu điệu, đỏng đảnh, thích làm nũng. 
  • Vãi: Đây là một động từ chỉ hành động ném, rải ra nhiều phía. giới trẻ dùng từ “vãi” như một từ cảm thán để nhấn mạnh một điều gì đó hoặc thể hiện sự ngạc nhiên. Ví dụ: ngu vãi!; xinh vãi!,… 
  • Toang: Đây là một tiếng lóng của giới trẻ, nhất là thế hệ 9x và gen Z. Từ này được dùng để chỉ một kế hoạch hoặc một sai lầm nào đó xảy ra, không thể cứu vãn được. 
  • GATO: Thể hiện sự ghen tị, đố kị về những thứ mà người khác có, mình không có. 
  • Trẻ trâu: Miêu tả những người “có lớn mà không có khôn”; thích tỏ vẻ ta đây, thích thể hiện bản thân. 
  • Xu cà na: Ám chỉ những điều xui xẻo, đen đủi, không may mắn. Ví dụ: “Xu cà na ghê! Hôm nay tao lại đi làm muộn! Mất mịa nó 100k”. 
  • Thả thính: Ám chỉ một người cố tình tìm mọi cách để quyến rũ, thu hút người khác giới. 
tiếng lóng là gì
Một số từ lóng được giới trẻ Việt dùng phổ biến
  • Quẩy: Diễn tả các hoạt động vui chơi, nhảy múa, bộc lộ bản chất thật của mình mà không quan tâm đến hoàn cảnh xung quanh. 
  • Luật hoa quả: Có nghĩa là “luật nhân quả”; ám chỉ những hành động xấu sẽ dẫn đến kết quả tương xứng.
  • Quả táo nhãn lồng: Có nghĩa là “quả báo nhãn tiền”, mang ý nghĩa rằng quả báo của việc con người gây ra sẽ nhanh chóng xảy ra. 
  • U là trời: Dùng để bày tỏ sự bất ngờ, xuýt xoa trước một việc nào đó. 
  • Hết nước chấm: Dùng để khen ngợi ai đó hoặc bày tỏ thái độ cạn lời, hết nói nổi với một hành động/ sự việc nào đó. 
  • Còn cái nịt: Mất hết, chả còn cái gì ngoài cái dây chun.
  • Cột sống: Than phiền về sức khỏe ngày càng yếu, bị giảm sút. 
  • Bede: Từ lóng bede dùng để chỉ những người thuộc gi.ới tí.nh thứ 3. 
  • G9: Có nghĩa là “Good night”, chúc ngủ ngon.
  • Cool: Thể hiện sự giỏi giang, ngầu lòi, tuyệt vời. 
  • High: Chỉ trạng thái hưng phấn khi nghe một bản nhạc sôi động hoặc dùng chất kích thích. 
  • YOLO: Có nghĩa “You only live once”; khuyên mọi người hãy sống là chính mình, sống hết mình vì chúng ta chỉ có duy nhất 1 lần sống. 
  • Oops: Thể hiện sự cảm thán khi bạn bỗng nhiên phạm phải lỗi gì đó. 
  • Ét o ét: Có nghĩa là “SOS”, dùng để chỉ những tình huống khẩn cấp, cần được giúp đỡ,… 

Một số từ lóng khác 

Từ lóng trong tiếng Anh

Tiếng lóng tiếng Anh là gì? Đó là những từ tiếng Anh được dùng khá phổ biến trong giao tiếp.  

  • Cool: Tuyệt vời, tốt hoặc dùng khi đồng ý quan điểm với ai đó. 
  • To hang out: Đang rảnh hoặc đi chơi
  • To chill out: Xả hơi, thư giãn, bình tĩnh hoặc nguôi giận
  • Babe: Thường dùng để chỉ nữ giới, thể hiện họ rất quyến rũ, gợi cảm
  • Busted: Bắt quả tang ai đó đang làm chuyện gì vụng trộm, không đứng đắn
  • EX: Dùng để chỉ bạn trai/ bạn gái cũ. 
  • Dunno: Không biết gì cả
  • Loser: Kẻ kém cỏi
  • Cheeky: Thể hiện sự thiếu tôn trọng, thô lô ở mức độ nhẹ nhàng,… 

Từ lóng trong tiếng Trung

  • 套子/套套/小雨衣: B.a.o c.a.o s.u
  • 吃枪药: Ngang ngược
  • 网路酸民 /建盘侠: Anh hùng bàn phím
  • 幻想/妄想: Ảo tưởng sức mạnh
  • 八婆/三姑六婆: Những người nhiều chuyện
  • 娘炮: Tính đàn bà, g.a.y
  • 龟速: Chậm như rùa
  • 小三: Con giáp 13
  • 弱/雷: Chỉ những người có năng lực kém
  • 二百五: Vụng về, hậu đậu

Từ lóng trong tiếng Nhật 

  • 半端ない: Đi.ên rồ
  • やばい: Tuyệt vời
  • ムカつく: Khó chịu
  • うざい: Phiền phức
  • キモい: Kinh tởm, thô thiển
  • ダサい: Đờ đẫn, xấu xí
  • しまった: Toi rồi
  • ぴんぽん: Chuẩn rồi, chuẩn luôn,…

Từ lóng trong tiếng Hàn

  • 이학망: Học kỳ này bị toang rồi!
  • 스라밸: Cân bằng giữa cuộc sống và việc học
  • 핑프: Chỉ những người lười biếng
  • 인싸: Chỉ những người có quan hệ rộng rãi
  • 아싸: Chỉ người không có nhiều mối quan hệ xã hội
  • 혼바비언: Chỉ những người thích ăn cơm một mình
  • 3000만큼 사랑해: Yêu em/ yêu anh rất nhiều
  • 탕진잼: Chỉ niềm vui khi được tiêu tiền,…

Các từ lóng trong chứng khoán

  • Tu.ột quần: Mã chứng khoán nào đó đang bị mất giá, đi xuống. 
  • Cởi trần: Mã chứng khoán nào đó đang đi lên chạm trần, tăng tối đa trong biên độ cho phép. 
  • Kẹp trym: Người đầu cơ giá lên nhưng gặp phải tình trạng “tuột quần” nên bị “kẹp trym”
  • C.ư.a chân bàn: Bình quân giá đang đi xuống. 
  • Lùa gà, dụ gà: Thị trường chứng khoán giờ quá nhiều cạm bẫy, dễ lừa các nhà đầu tư “non trẻ”, chưa có kinh nghiệm.
tiếng lóng là gì
Một số từ lóng trong chứng khoán mà nhà đầu tư cần phải biết
  • Xài đòn gánh: Dùng margin
  • T.á.t ao: Là ngày cộng hưởng có nhiều nhà đầu tư đồng loạt thoát khỏi thị trường. 
  • Hà.ng nó.ng: Chỉ những cổ phiếu tốt, luôn được săn đón. 
  • Khoai tây: Là các nhà đầu tư nước ngoài.
  • Ngoài ra còn rất nhiều thuật ngữ khác như: chim lợn, bìm bịp, bơm vá, lướt sóng, lờ đờ, con gấu, cá mập, máng lợn, vét máng,….

Bài viết tham khảo: 10 con sông dài nhất thế giới là những con sông nào?

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ tiếng lóng là gì và một số từ lóng thông dụng được dùng ở Việt Nam!

5/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Tiếng Lóng Hay Tiếng Lóng