Từ Máy GameBoy đến Galaxy C9 Pro: 18 Năm Chơi Game Của Tôi đã ...
Có thể bạn quan tâm
ừ hồi nhỏ, do nhà nghèo nên tôi thiệt thòi hơn những bạn bè đồng trang lứa ở chỗ không biết đến game là gì. Thời cấp một, tôi thèm thuồng nhìn mọi người chơi các game trên điện tử băng (hệ máy NES) một cách say mê trong nhiều giờ liền mà không mệt. Thực sự, tôi vẫn còn nhớ mình bị "hút" vào thế giới game khi nhìn người khác chơi trò Mario trên cái máy điện tử 4 nút ấy.
Tôi bỏ lỡ trào lưu chơi game 4 nút như thế… Phải đến hồi lớp 4, cuộc đời tôi mới thay đổi khi một đứa bạn thân của tôi cho tôi mượn chiếc máy Game Boy của Nintendo, vốn là một thiết bị cực "hot" vào thời xưa. Tôi còn nhớ giá bán của máy lúc ấy khoảng từ 1 - 2 triệu, thời điểm đó thì thực sự là cả gia tài, một gia đình nghèo như tôi không thể chi trả được. Tuy nhiên, tôi đã rất may mắn khi đứa bạn đó đã chơi chán và nói rằng cho tôi mượn chơi đến khi nào không thích nữa thì trả. Vâng, "không thích thì trả", còn gì bằng...
Nếu so với tiêu chuẩn máy chơi game ngày nay, Game Boy chắc chắn là "đồ cổ". Nhìn cấu hình này: màn hình 2,6-inch, độ phân giải 160 × 144 với 4 màu, CPU 4,19 MHz và RAM 8kB. Tuy nhiên, đối với tụi nhóc chưa bao giờ được thưởng thức các máy chơi game cầm tay như chúng tôi, các tựa game trên Game Boy trông như thật ấy, tôi thề là như vậy.
Tôi vẫn nhớ cái cảm giác đắp chăn kín đầu, bật đèn pin và ngồi nghiền ngẫm bắt Pokemon mỗi lúc đến giờ ngủ (tôi nghĩ đó chính là lí do tôi bị cận), hay những lúc mất ăn mất ngủ vì bị tịch thu Game Boy khi chơi quá nhiều. Đối với một đứa trẻ chưa có một tí kinh nghiệm gì về game, Game Boy đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của tôi khi nó vừa nhỏ gọn vừa dễ chơi hơn hẳn so với các máy game gắn vào TV như PlayStation hay NES lúc ấy.
Tôi có thể cảm máy đi chơi ở bất kì đâu, miễn là mang đủ pin để thay khi pin trong máy đã dùng hết. Ngoài ra, tôi còn sưu tập được một đống băng game để có thể trao đổi với những đứa bạn khi đã chơi chán một game nào đó.
Chiếc Game Boy đã trở thành thứ nuôi dưỡng tâm hồn của tôi suốt nhiều năm liền. Chẳng biết từ lúc nào, tôi đã xin được chiếc Game Boy ấy về làm của riêng (xin lỗi bạn hồi đấy đã cho mình mượn…).
Cho đến lúc lên cấp 2, thế giới của tôi lại thay đổi thêm một lần nữa.
ào thời điểm tôi đang còn miệt mài với chiếc Game Boy Advance SP, một vài đứa bạn khá giả trong lớp cấp 2 của tôi đã được gia đình mua cho chiếc máy chơi game PSP (PlayStation Portable. Có thể nói PSP là chiếc PlayStation 2 trong lòng bàn tay vì đồ hoạ cực đỉnh của nó. Tôi đã chết mê chết mệt khi đứa bạn nhà giàu mang theo PSP lên trường mỗi ngày để chơi game, xem phim và nghe nhạc với cái máy bé tẹo ấy, điều mà hiếm thiệt bị nào có thể làm được vào thời bấy giờ. Những đứa trẻ khác chỉ có thể chơi game bằng Game Boy, nghe nhạc bằng máy Sony Walkman và xem phim bằng máy tính hoặc TV mà thôi.
Để làm được những việc trên, chiếc PSP đởi đầu (PSP-1000) đã được trang bị cấu hình thuộc hàng "top" vào lúc đó: CPU đạt tốc độ lên đến 333 MHz, RAM 32MB (cao gấp 8 lần so với Nintendo DS), màn hình 16 triệu màu 4,3-inch độ phân giải 480 × 272 và đặc biệt là khả năng kết nối Internet qua Wi-Fi để duyệt web.
Và rồi tôi lại gặp may lần nữa khi ông chú của tôi đã mang một chiếc PSP mới tinh từ Mỹ cùng game God of War và Patapon về làm quà tặng. Đây cũng là lúc mắt tôi cận năng hơn vì "cày" game quá nhiều. Tôi cũng ngừng ra hàng game PlayStation 2 để chơi game cùng bạn bè vào mỗi cuối tuần, thay vào đó là ở nhà để ôm chiếc PSP thân yêu. Nó cũng là thứ khiến tôi trở thành đứa trẻ "chất" nhất xóm khi chỉ có mỗi tôi có PSP. Chiếc máy đã đi cùng tôi cho đến hết năm cấp 2 và đầu năm cấp 3. Sau đó PSP của tôi đã bị mất cắp (có lẽ là để bù cho việc tôi lấy mất GameBoy của đứa bạn cấp 1) và tôi mất hứng chơi game từ đó.
Cho đến thời điểm hiện tại…
hìn chung, thế giới game trên di động đã không phát triển vượt bậc mấy cho đến khi trào lưu smartphone thực sự nở rộ. Lúc đầu, các tựa game trên smartphone có chất lượng đồ hoạ thua kém hơn rất nhiều so với máy PSP, cho nên tôi cũng chẳng mảy may đụng đến. Cho đến khi đồ hoạ đỉnh cao như Asphalt và Infinity Blade xuất hiện. 2 tựa game này đã khiến tôi bất ngờ vì sự phát triển vượt bậc của game trên nền di động đã khiến các thiết bị dành riêng chơi game càng ngày càng mất thị phần.
Thực sự, chiếc smartphone đã trở thành thiết bị "tất cả trong một": điện thoại, máy nghe nhạc, máy ảnh, máy chơi game, máy tính, v.v… Vì thế nó đã trì hoãn sự phát triển của những thiết bị khác, đặc biệt là thiết bị chơi game di động. Nhưng chọn đâu được một chiếc smartphone chơi game giữa thời đại "người người smartphone, nhà nhà smartphone" như hiện tại?
Cấu hình máy thực sự quá ổn với chip 8 nhân Snapdragon 653, đồ hoạ Adreno 510 và đặc biệt là lượng RAM lên đến 6GB. Lên đời Galaxy C9 Pro chẳng khác gì cảm giác chuyển từ GameBoy lên PSP ngày xưa vậy. Tôi đã dùng thử chiếc smartphone này của Samsung được 2 tuần và nó đã làm tôi thực sự ấn tượng về khả năng chơi game của nó.
Màn hình 6-inch FullHD của C9 Pro sẽ cho cảm giác chơi game "đã" hơn bao giờ hết, nó cho tôi cái cảm giác khi chuyển từ màn hình bé tẹo của Game Boy lên màn hình siêu bự của PSP. Tôi nghĩ độ phân giải màn hình 1080 x 1920 của C9 Pro là quá đủ cho các game, đồng thời nó không sử dụng nhiều năng lượng như các màn hình 2K hoặc lớn hơn. Một điểm hay nữa là chiếc C9 Pro tuy có kích thước nhỏ hơn chiếc PSP một chút nhưng nó có kích thước màn hình lớn hơn nhiều, nên trải nghiệm chơi game trên đây rất "sướng. Ngoài ra, khi mắt tôi đã quá quen với màn hình độ phân giải cao, tôi không còn thấy được vẻ đẹp của các thiết bị chơi game màn hình độ phân giải thấp như hồi xưa nữa, đó là một sự thật đáng buồn.
Còn nhớ hồi xưa trong cặp tôi luôn phải có ít nhất 4 viên pin hoặc dây sạc để phòng khi đang chơi dở mà máy báo hết pin, và thường thì pin của Game Boy hay PSP chỉ chơi được "tẹt ga" khoảng 2 đến 3 giờ là cùng. Còn với chiếc Samsung C9 Pro mà tôi đang sử dụng đây thì tôi có thể vắt kiệt 7 - 8 giờ với viên pin 4000 mAh trong máy, cũng xin lưu ý rằng chiếc điện thoại này sử dụng công nghệ màn hình AMOLED nên sẽ rất tiết kiệm pin, đặc biệt khi bạn chơi những tựa game ít đồ họa hoặc có nhiều màu đen.
Một điểm mà thôi rất thích khi chơi game trên smartphone là không cần phải mua bằng đĩa game vốn rất đắt đỏ như xưa. Giờ đây tôi chỉ cần lên chợ ứng dụng để tải game miễn phí, hoặc bỏ khoảng vài chục nghìn đồng để mua một tựa game "đỉnh cao" để chơi đến khi chán thì thôi. Ngày xưa tôi hay trao đổi game với bạn bè cùng trang lứa, còn ngày nay thì chúng tôi chỉ trao đổi tài khoản để thi đấu online với nhau. Thực sự, tôi đã tìm được cảm giác thích thú khi chơi game giống như hồi xưa khi được một lần nữa trải nghiệm những tựa game đỉnh cao như Asphalt 8: Airborne trên smartphone.
Ngoài ra, hệ thống âm thanh chất lượng cao với bộ xử lý Cirrus Hi-Fi Codec và Ultra High Quality Audio (UHQA) trên chiếc smartphone C9 Pro này đã góp phần làm tăng trải nghiệm chơi game của tôi bằng những âm thanh sống động và chân thực nhất, thể hiện rõ qua những tiếng gầm rú của động cơ xe hay tiếng va chạm đinh tai trong game Asphalt.
Bài viết: Phan Hồ Tân Thiết kế: Ánh Tuân 24/04/2017Theo Trí Thức TrẻCopy linkLink bài gốcLấy linkTừ khóa » Cấu Hình Game C9
-
Đánh Giá Khả Năng Cày Game Của Samsung Galaxy C9 Pro
-
119 Review, đánh Giá Điện Thoại Samsung Galaxy C9 Pro Từ Người ...
-
Thử Chơi Game Trên Samsung Galaxy C9 Pro - Công Nghệ - Zing
-
Continent Of The Ninth Seal - Game Nhập Vai đánh Quái Với Vũ Khí ...
-
Cấu Hình Mạnh Mẽ Của Meizu C9 Có Thể Hỗ Trợ Chơi Game Khá Tốt
-
Trải Nghiệm Game Trên Samsung Galaxy C9 Pro: Chỉ Một Từ “đỉnh”
-
Galaxy C9 Pro: 5 Game đỉnh Nên Chơi Trên Chiếc Galaxy C9 ... - GameK
-
Cho Mình Hỏi Về Cấu Hình Của C9 | Diễn đàn Game VN
-
Lộ Cấu Hình Galaxy C9 Với Thanh RAM Khủng 6GB | Hoàng Hà Mobile
-
Samsung Galaxy C9 Pro: Cấu Hình ấn Tượng, Hiệu Năng Xuất Sắc!
-
Galaxy C9 Pro Mạnh Mẽ Cấu Hình Khủng
-
"Đập Hộp" Galaxy C9 Pro, Lựa Chọn Xuất Sắc Dành Cho Game Thủ Việt
-
Trên Tay Galaxy C9 Pro, Chiếc Phablet Chiến Game Cực "đỉnh"