Từ Ngữ địa Phương Và Biệt Ngữ Xã Hội Là Gì? - DINHNGHIA.VN

Số lượt đọc bài viết: 9.229

Nhiều người thắc mắc và băn khoăn không biết thuật ngữ từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội nghĩa là gì? Cách sử dụng chúng trong trường hợp cụ thể như nào cho đúng? Cách soạn bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong Ngữ Văn 8? Nếu bạn quan tâm tới vấn đề này, hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu cụ thể qua chủ đề từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ở bài viết dưới đây nhé!

MỤC LỤC

  • Từ ngữ địa phương là gì?
  • Biệt ngữ xã hội là gì?
  • Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Từ ngữ địa phương là gì?

Từ ngữ địa phương là những từ được người dân sử dụng trong một phạm vi nhất định như tỉnh thành, huyện thị nào đó trong đất nước. Từ địa phương là bộ phận của từ ngữ toàn dân được phổ cập trong tiếng Việt. Nhưng lại mang những đặc trưng vùng miền nên ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng sẽ có sự khác biệt đôi chút. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cũng có nhiều nét tương đồng.

Nguồn gốc sâu xa của việc sử dụng từ ngữ địa phương là phân chia khu vực địa lý của các tỉnh thành nằm ở những nơi khác nhau. Vậy nên nét văn hóa, phong tục tập quán, dân cư sẽ có những điểm đặc trưng riêng. Ngoài ra, yếu tố phân hóa về kinh tế, chính trị cũng ảnh hưởng tới sự hình thành từ ngữ địa phương.

Hiện nay, các vùng phương ngữ được phân chia theo khu vực cụ thể. Bao gồm

Xu hướng thứ nhất sẽ chia thành 3 vùng chính bao gồm Bắc bộ từ tỉnh Thanh Hóa trở ra, Trung bộ từ tỉnh Nghệ An trở vào. Nam bộ gồm những tình còn lại nằm ở phía Nam của tổ quốc, từ vùng sông Bé.

Xu hướng thứ hai sẽ phân chia thành 4 vùng chính. Bao gồm phương ngữ Bắc bộ dùng ở các tỉnh thành phía Bắc tới tỉnh Thanh Hóa. Trung bộ dùng cho các tỉnh từ tỉnh Quảng Nam đến Thừa Thiên Huế. Nam Trung bộ sử dụng cho các tỉnh từ Quảng Nam tới Thuận Hải. Nam bộ dùng cho vùng từ tỉnh Đồng Nai đổ vào.

Thực sự chỉ cần bạn nghe giọng của ai đó nói thì bạn sẽ có thể đoán được họ ở vùng miền nào ngay. Bởi giọng nói đó đậm đà nét đặc trưng của nơi họ sinh ra và lớn lên. Từ ngữ địa phương khi nói ra cùng ý nghĩa nhưng có khi lại rất khác về mặt ngôn từ với ngôn ngữ phổ thông.

Thực ra đa phần giọng nói các vùng miền không quá khác nhau, chỉ là ở giọng điệu. Từ ngữ địa phương chủ yếu vẫn là từ vựng khẩu ngữ, bạn cần phải hiểu được ý nghĩa sâu xa để vận dụng cho chính xác vào từng hoàn cảnh cụ thể. Từ địa phương góp phần đưa tiếng Việt giàu đẹp hơn và có nhiều cách sử dụng.

Ví dụ: Từ bố ở miền Bắc có thể gọi là cha, ba, bố, trong miền trung gọi là thầy, ba, trong miền nam gọi là tía, ba. Trong câu cảm thán ở miền bắc thường là ôi trời ơi, ô kìa, miền trung sẽ là răng rứa, chi tê, mô, miền nam thì xồi ôi, thương hè,…

Lưu ý gì khi sử dụng từ ngữ địa phương?

  • Từ ngữ địa phương thường sẽ có được sử dụng trong một khu vực nhất định. Nếu bạn chưa am hiểu nhiều thì cần tìm hiểu để giao tiếp đúng hoàn cảnh, đúng người, đúng việc tránh bị hiểu lầm.
  • Không lạm dụng từ ngữ địa phương gây khó hiểu, khó chịu cho đối phương, đặc biệt trong công việc
  • Khi viết thì bạn nên cần nhắc sử dụng từ ngữ phổ thông vẫn hơn vì có những công việc cần thiết phải vậy thì đa số mọi người mới dễ hiểu. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội có gì khác nhau, chúng ta theo dõi giải đáp ở phần sau nhé.
khái niệm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Từ ngữ địa phương mang nét đặc trưng vùng miền

Biệt ngữ xã hội là gì?

Chúng ta cùng tìm hiểu từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội có gì khác nhé. Biệt ngữ xã hội là từ được dùng để chỉ một tầng lớp xã hội nhất định trong cuộc sống hiện tại. Tầng lớp trong xã hội ở đây có thể nói về vua chúa, quan lại, dân thường trong thời kỳ phong kiến. Trong xã hội hiện đại thì được phân chia như bộ đội, giáo viên, dân kinh doanh, học sinh, sinh viên,…

Ngày trước thì thuật ngữ này được sử dụng nhiều và đôi khi bị lạm dụng nhiều dẫn tới những sự việc hơi tiêu cực. Ví dụ như thời phong kiến phân chia tầng lớp giữa gia đình địa chỉ và tầng lớp bần cùng nghèo đói phải đi làm thuê. Hiện nay thì khái niệm này được hiểu theo nghĩa rộng hơn và cách sử dụng linh hoạt, tích cực hơn nhiều.

Đôi khi nó sẽ thể hiện hoặc nhấn mạnh một sự vật, tính cách của một nhân vật cụ thể, cách giao tiếp, cách sống của một bộ phận người. Họ là những người có mối liên hệ mật thiết hoặc tương đồng nhau ở khía cạnh nào đó. Ví dụ như nhà thơ thì là những người yêu thơ, sáng tác thơ chẳng hạn.

Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần phải sử dụng cẩn thận. Nếu biết cách vận dụng khéo léo thì nó cũng góp phần khiến bản sắc Việt Nam thêm đậm đà hơn. Tuy nhiên, có một điều không phủ nhân là biệt ngữ xã hội thường không mang tính trang trọng, trang nghiêm. Vì thế nên bạn cần phải nghiên cứu kỹ, hiểu về nó để áp dụng hợp lý trong từng trường hợp.

Ví dụ: Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa như nữ tu, thầy tu, lỗi, ơn trên, kinh thánh, lễ rửa tội,…

tìm hiểu từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là gì
Biệt ngữ xã hội được nhà văn đưa vào các tác phẩm văn học

Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Mối quan hệ giữa từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội như thế nào? Biệt ngữ xã hội cũng có phần giống từ ngữ địa phương được con người sử dụng trong giao tiếp để tăng sự biểu cảm hay ý muốn nhấn mạnh điều gì đó. Vì thế cho tới nay nó vẫn được sử dụng.

Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đều thể hiện được màu sắc của vùng miền riêng. Bạn thường thấy các tác giả nổi tiếng thường sử dụng từ ngữ địa phương đưa vào các tác phẩm thơ, văn để thể hiện sự độc đáo, ẩn dụ. Góp phần tạo nên nét nghệ thuật cho tác phẩm đó với độc giả.

Những từ địa phương, biệt ngữ xã hội còn được dùng để tô đậm tính cách nhân vật, đặc biệt là tác phẩm thời xa xưa. Thể hiện rõ nét đặc trưng vùng miền, màu sắc của từng địa phương để người đọc dễ hình dung và cảm nhận sâu sắc, lưu lại trong trí nhớ.

Tiếng Việt vốn giàu và đẹp vì thế nên khi có ý định sử dụng thì chắc chắn rằng bạn am hiểu kỹ về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Biết cách phối hợp, sắp xếp chúng trong từng ngữ cảnh. Tránh trường hợp lạm dụng hoặc tùy ý sử dụng khiến người nghe cảm thấy khó chịu, phản cảm.

cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần cẩn thận, chính xác

Quý bạn đọc giờ đây đã hiểu rõ được khái niệm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là gì rồi phải không. Hy vọng qua những chia sẻ chân thành này sẽ giúp bạn có cái nhìn chân thực và rõ ràng hơn về ý nghĩa của thuật ngữ đó. Nếu có bất cứ câu hỏi hay đóng góp gì liên quan đến chủ đề từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, đừng quên để lại trong nhận xét bên dưới để DINHNGHIA.VN hỗ trợ giải đáp nhé!.

Tu khoa

viết đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

soạn bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ngắn nhất

giáo án từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

biệt ngữ xã hội của học sinh

chỉ nên sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội trong tình huống nào

biệt ngữ xã hội là gì

tác dụng của từ ngữ địa phương

từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội 8 tuthienbao

soạn bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Rate this post Please follow and like us:errorfb-share-icon Tweet fb-share-icon

Từ khóa » Từ địa Phương Và Biệt Ngữ Xã Hội Là Gì